Bổ nhiệm ngạch, bậc lương đối với công chức cấp xã được xét tuyển. Quy định về việc xếp ngạch, bậc lương đối với công chữ xã.
Bổ nhiệm ngạch, bậc lương đối với công chức cấp xã được xét tuyển. Quy định về việc xếp ngạch, bậc lương đối với công chữ xã.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư giải đáp giùm cho tôi: Tháng 1/2011 đến tháng 12/2012, tôi có làm việc tại UBND xã Vĩnh Kim với chức danh tài chính – kế toán hưởng hệ số lương 1,18 có đóng bảo hiểm (hợp đồng trong định biên). Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2015 hưởng hệ số lương 2,34 (có đóng BHXH). Tháng 01/2016 đến tháng 08/2016 hưởng hệ số lương 2,67. Tháng 06/2016, tôi có tham gia xét tuyển công chức cấp xã chức danh tài chính – kế toán xã Vĩnh Kim. Tháng 09/2016, tôi có quyết định tuyển dụng công chức cấp xã nhưng không có ngạch, bậc. Theo trường hợp của tôi thì việc bổ nhiệm ngạch, bậc và xếp lương như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điểm đ Khoản 2 Điều 1 Nghị định 92/2009/NĐ-CP quy định:
“2. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
đ) Tài chính – kế toán;.”
Do vậy, bạn là công chức xã với vị trí tài chính – kế toán.
Về việc xếp lương, căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CPquy định:
"2. Đối với công chức cấp xã:
a) Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh đảm nhiệm, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước), bảng lương số 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo
b) Những người hiện đang đảm nhiệm chức danh công chức xã quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu;
c) Thời gian tập sự của công chức cấp xã được quy định như sau: 12 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch chuyên viên và tương đương; 06 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch cán sự và tương đương; 03 tháng đối với công chức được xếp lương ngạch nhân viên và tương đương. Trong thời gian tập sự được hưởng 85% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo chuyên môn được tuyển dụng. Trường hợp có học vị thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 2 của ngạch chuyên viên và tương đương; công chức cấp xã ở vùng cao, biên giới, hải đảo thời gian tập sự được hưởng 100% bậc lương khởi điểm theo trình độ đào tạo. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương theo niên hạn.”
Căn cứ Điều 3 Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 quy định:
“Điều 3. Xếp lương đối với công chức cấp xã
1. Công chức cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đảm nhiệm thì thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước), bảng lương số 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên được xếp lương theo ngạch chuyên viên (mã số 01.003);
b) Tốt nghiệp trình độ cao đẳng được xếp lương theo ngạch chuyên viên cao đẳng (mã số 01a.003);
c) Tốt nghiệp trình độ trung cấp được xếp lương theo ngạch cán sự (mã số 01.004);
d) Tốt nghiệp trình độ sơ cấp xếp lương theo ngạch nhân viên văn thư (mã số 01.008).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ Điều 2 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV quy định:
“2. Xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức:
a. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ (ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương), thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới.
b. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1), thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.
c. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2), thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, trong trường hợp của bạn, đến 9/2016, bạn có quyết định tuyển dụng công chức, do đó ban thuộc đối tường được bổ nhiệm vào ngạch công chức chuyên ngành hành chính. Tùy theo trình độ của bạn, bạn sẽ thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp có trình độ tiến sĩ thì xếp bậc 3, hệ số lương 3.00 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003).
+ Trường hợp có trình độ thạc sĩ thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.67 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003).
+ Trường hợp có trình độ đại học thì được xếp bậc 1, hệ số lương 2.34 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003).
+ Trường hợp có trình độ cao đẳng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.06 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004).
+ Trường hợp có trình độ trung cấp thì được xếp bậc 1, hệ số lương 1.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004).