Ngoại tình là nguyên nhân phổ biến hiện nay gây ra sự đổ vỡ của nhiều gia đình. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hành vi ngoại tình và hậu quả pháp lý của hành vi này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều này
Mục lục bài viết
1. Bồ nhí là gì?
Bồ nhí theo thuật ngữ tiếng việt được định nghĩa là một người con gái, một người phụ nữ trẻ tuổi là tình nhân, người yêu của một người con trai. Nhưng bồ nhí theo thuật ngữ dân gian được sử dụng trong đời sống thì mang một ý nghĩa rất châm biếm, mỉa mai thường sử dụng để ám chỉ những người con gái, người phụ nữ trẻ tuổi (hiểu theo từ điển tiếng việt là nhỏ, trẻ tuổi, ngây thơ) là tình nhân, là người yêu của một người đàn ông đã có vợ, đã có gia đình hay nhiều khi còn sử dụng cho cả người con trai, người đàn ông chưa có vợ hoặc đã có người yêu mà vẫn thích “bắt cá hai tay”.
Bồ nhí còn là từ ngữ đồng nghĩa với những cái tên “trà xanh”, “em gái trà xanh”, “con giáp thứ 13”, “Tuesday”, “em gái mưa”,… Tất cả đều ám chỉ một người vô tình hay cố ý chen vào cuộc tình chính đáng giữa các cặp đôi đang yêu nhau, các cặp vợ chồng đã lập gia đình.
Một người con gái khi có hành động ve vãn, làm quen thân thiết trên cả tình bạn với một người con trai đã có người yêu, một người đàn ông đã có vợ, có con thì lúc ấy sẽ được xã hội gọi với cái mác thân mật là bồ nhí, trà xanh. Và với những kẻ bị gán cái danh như vậy sẽ được xem là một sự nhục nhã to lớn đối với cuộc sống của người con gái, là vết nhơ khó có thể xoá bỏ theo năm tháng. Bởi nó là một hành động phi đạo đức, nhân tính, không được pháp luật công nhận và bảo vệ. Dẫu biết hậu quả để lại rất lớn đối với người thân, gia đình và sự nghiệp của bản thân sau này tuy nhiên vẫn có nhiều bạn trẻ hiện nay cố chấp để được gọi với cái tên thân thương đó. Đánh đổi bản thân chỉ vì một chút ham danh lợi, vật chất của một người đàn ông. Bên cạnh đó cũng có những người phụ nữ bị người con trai lừa gạt, nghĩ rằng anh ta chưa có vợ, chưa có người yêu nên tiến tới tiếp cận với mục đích có được một tình yêu thật sự.
Vì vậy trong quá trình tìm hiểu một mối quan hệ, người con gái nên hết sức cảnh giác, tỉnh táo, đủ lý trí để tìm hiểu kỹ về người đàn ông mà mình đang quen. Tránh để bản thân rơi vào vị trí, tình thế không nên có như vậy.
2. Người đã có gia đình có nhân tình có vi phạm pháp luật không?
2.1. Xử lí hành chính:
Tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nghiêm cấm hành vi:
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Trong đó, chung sống như vợ chồng được hiểu là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. (Theo khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Xử phạt hành chính đối với người ngoại tình với người đã có gia đình
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59
– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Như vậy, hành vi ngoại tình với người đã có gia đình có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng.
2.2. Xử lí hình sự:
Ngoài ra nếu hành vi của người vi phạm có mức độ nguy hiểm mà pháp luật quy định là tội phạm còn phải chịu trách nhiệm hinh sự cụ thể:
Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 182 theo đó, người phạm tội ngoại tình sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, nghiêm trọng hơn thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Đối tượng phạm tội ngoại tình quy định cụ thể như sau
1) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác;
2) Người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.
Tại Thông tư liên tịch
Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…
Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
– Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
– Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
3. Một số vấn đề về ly hôn khi vợ chồng ngoại tình:
* Ngoại tình chia tài sản khi li hôn thế nào?
– Quy định tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau
+ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
+ Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
+ Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
+ Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
+ Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
– Căn cứ vào khoản 2, Điều 59, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Tòa án sẽ chia mỗi người một nửa giá trị tài sản nhưng sẽ xét đến các yếu tố sau:
+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng. Bên gặp khó khăn hơn chia phần tài sản nhiều hơn và được ưu tiên nhận loại tài sản đảm bảo duy trì, ổn định cuộc sống;
+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn;
+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập, đảm bảo cho vợ, chồng đang có công việc được tiếp tục thực hiện công việc để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch;
+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Khi ly hôn, tài sản riêng của vợ hoặc chồng thuộc quyền sở hữu của từng người trừ trường hợp tài sản riêng đã sát nhập vào tài sản chung theo quy định của pháp luật. Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có tính đến yếu tố lỗi của mỗi bên vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng thì tòa sẽ căn cứ vào việc bên nào ngoại tình để chia tài sản một cách công bằng và đúng pháp luật.
* Có được đơn phương ly hôn khi phát hiện chồng hoặc vợ ngoại tình?
Căn cứ điều 56, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên:
– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 về việc Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Pháp luật cho phép một trong hai bên được ly hôn nếu hòa giải không thành tại Tòa án hoặc có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia định hoặc vi phạm nghiêm trọng về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng, làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài và mục đích của hôn nhân không đạt được. Việc vợ hoặc chồng ngoại tình là hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền, nghĩa vụ của người còn lại và khiến cuộc hôn nhân của cặp vợ chồng không thể tiếp nên tòa sẽ lấy đó làm căn cứ để giải quyết yêu cầu ly hôn của 1 phía dù bên kia có đồng ý hay không.
* Yêu cầu ly hôn do một bên ngoại tình:
Theo điều Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thuận tình li hôn: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau
+ Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
+ Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Như vậy, trong trường hợp này vợ và chồng có thể cùng nhau viết đơn xin ly hôn thuận tình. Trong trường hợp một phía không đồng ý ly hôn hoặc không thỏa thuận được với nhau về tài sản chung hay quyền nuôi con thì phía còn lại có thể viết đơn xin ly hôn đơn phương. Trong đơn nêu rõ vợ hoặc chồng đã ngoại tình và có con với người đó.
* Tài sản đi vay giải quyết thế nào sau ly hôn:
Căn cứ theo Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn như sau:
– Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
– Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
Như vậy, số nợ trên do một bên đứng tên vay tuy nhiên đây được coi là nợ chung của vợ và chồng do khoản nợ này được vay vì nhu cầu của gia đình và phía còn lại biết rõ về khoản nợ này. Do đó, cả hai vợ chồng sẽ phải cùng nhau trả số nợ này trừ khi 2 vợ chồng có thỏa thuận khác.