Các hành vi bị cấm của kế toán? Quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán? Xử lý hành vi bỏ ngoài sổ sách kế toán tài sản của đơn vị? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán?
Hiện nay, Tài sản của công ty và các đơn vị sự nghiệp sẽ được kế toán thực hiện việc thống kê và ghi chép toàn bộ tài sản vào sổ kế toán. Để tránh các tình trạng kế toán lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để tham ô, biển thủ tài sản của công ty, đơn vị mà kế toán đó làm việc. Vậy việc xử lý hành vi vi phạm sổ kế toán sẽ bị xử phạt như thế nào? và việc xử lý hành vi bỏ ngoài sổ sách kế toán tài sản của đơn vị được thực hiện như thế nào?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về việc xử lý hành vi bỏ ngoài sổ sách kế toán tài sản của đơn vị theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về việc xử lý các sai phạm khác của kế toán, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
1. Các hành vi bị cấm của kế toán
Kế toán không được thực hiện hành vi giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật. Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì kế toán không được hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán của
2. Quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán
Theo như quy định tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang; không đóng dấu giáp lai giữa các trang của số kế toán trên giấy; sổ kế toán không ghi bằng bút mực trừ trường hợp đơn vị lựa chọn ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử, ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới, ghi chồng lên nhau, ghi cách dòng; không gạch chéo phần trang sổ không ghi; không thực hiện việc cộng số liệu tổng cộng khi ghi hết trang sổ, không thực hiện việc chuyển số liệu tổng cộng trang sổ trước sang đầu trang sổ kế tiếp; không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo quy định đối với trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử; mẫu sổ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định.
Cũng tại Điều nay hành vi vi phạm về sổ kế toán sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Sổ kế toán không được ghi đầy đủ theo các nội dung chủ yếu theo quy định; Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định; Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên phương tiện điện tử đối với các loại sổ kế toán phải in ra giấy theo quy định.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán; Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán; Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ; Không thực hiện việc khóa sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật quy định phải khóa sổ kế toán.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán; Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhằm mục đích không để hổng về tài sản của đơn vị thì ngoài những hình phạt chính thì cá nhân có hành vi vi phạm về sổ kế toán cần thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả:
Thứ nhất, Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán khi không được ghi đầy đủ theo các nội dung chủ yếu theo quy định;
Thứ hai, Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;
Thứ ba, Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ
Thứ tư, Buộc khôi phục lại sổ kế toán đối với các vi phạm hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán;
Thứ năm, Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị vi phạm để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Xử lý hành vi bỏ ngoài sổ sách kế toán tài sản của đơn vị
Căn cứ Điều 13 Luật kế toán 2015: Các hành vi bị nghiêm cấm
“3. Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán.”
Căn cứ điểm d) Khoản 4 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối một trong các hành vi sau đây:
“4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật ở trên thì khi kế toán lợi dụng chức vụ quyền lợi của mình cố ý để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán thì sẽ phải nộp phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nhưng nếu trường hợp bỏ quyền này của kế toán là vô tình do quá nhiều việc vô tình bỏ lọt thì được bổ sung tài sản vào sổ kế toán vè sẽ phải chịu trách nhiệm của mình về vấn đề này.
4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
Các hình thức xử phạt chính: Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; phạt tiền. Các hình thức xử phạt bổ sung: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
Một là, Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề
Hai là, Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán trong thời gian từ 01 tháng đến 12 tháng;
Ba là, Đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức trong thời gian từ một tháng đến ba tháng;
Bốn là, Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
Như vậy, Khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt cảnh cáo và các hình phạt tiền tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài ra thì đối với mỗi hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán đều được pháp luật quy định về những hình phạt bổ xung như cá nhân, tổ chức sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, đình chỉ việc tổ chức cập nhật kiến thức, tịch thu tang vật vi phạm hành chính theo như quy định của pháp luật hiện hành.