Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động? Bố mẹ vợ mất có được nghỉ không? Khi bố mẹ vợ của lao động nam mất người lao động được nghỉ mấy ngày?
Việc phải chịu tang bố mẹ của mình khi họ ra đi là một nghĩa vụ và trách nhiệm của con cái theo truyền thống dân tộc Việt Nam. Khi những người thân sinh ra mình hoặc chồng/vợ của mình thì có ngược xuôi ở đâu các con cũng phải về để làm đúng đạo hiếu của người làm con. Vậy khi bố mẹ vợ của người lao động nam mất đi thì họ có được nghỉ không? Và nếu theo quy định họ được nghỉ thì họ được nghỉ mấy ngày?
Căn cứ pháp lý:
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động:
1.1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động:
Khi tham gia vào thị trường lao động, người lao động có các quyền sau đây:
– Được làm việc; được tự do lựa chọn việc làm, lựa chọn nơi làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; được pháp luật bảo vệ nhằm không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động hay bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Được hưởng lương xứng đáng với trình độ, kỹ năng nghề của mình trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được quyền bảo hộ lao động, được làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; được quyền nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể theo quy định của pháp luật;
– Được phép thành lập, gia nhập và hoạt động trong các tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật; được phép yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện các quy chế dân chủ, được thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn ngay tại nơi làm việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; được tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
– Được quyền từ chối làm việc nếu công việc đó có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của mình trong quá trình thực hiện công việc;
– Được quyền đơn phương chấm dứt
– Được quyền đình công theo đúng quy định của pháp luật;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đối với nghĩa vụ của người lao động, người lao động phải tuân thủ những nghĩa vụ sau đây:
– Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận hợp pháp khác;
– Phải chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, nội quy lao động; có nghĩa vụ tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
– Có nghĩa vụ thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, về việc làm, về giáo dục nghề nghiệp, các loại bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp
Như vậy, khi người lao động tham gia quan hệ lao động thì họ sẽ được hưởng các quyền mà pháp luật quy định đồng thời họ cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình mà pháp luật quy định đối với người sử dụng lao động cũng như đối với nhà nước. Một trong các quyền của người lao động đó chính là họ hoàn toàn có quyền nghỉ theo chế độ (nghỉ việc riêng,…), nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể theo quy định của pháp luật. Có nghĩa là nếu trong trường hợp thân nhân của người lao động mất đi thì họ hoàn toàn có quyền yêu cầu công ty giải quyết chế độ được nghỉ trong những ngày này cho mình.
1.2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
– Được toàn quyền thực hiện tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành và giám sát lao động; được đưa ra những quy định và điều kiện về khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
– Được phép thành lập, gia nhập và hoạt động trong các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động, của tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
– Được yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích là ký kết thỏa ước lao động tập thể; được tham gia trong việc giải quyết tranh chấp lao động, đình công; được tham gia đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề trong quan hệ lao động, vấn đề cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
– Được quyền thực hiện đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
– Phải thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động hay thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận hợp pháp khác; phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
– Phải thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại và trao đổi với người lao động và với tổ chức đại diện người lao động; phải thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
– Thực hiện đào tạo hoặc đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm mục đích duy trì hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
– Phải thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, các loại bảo hiểm và an toàn, vệ sinh lao động; phải xây dựng và thực hiện các giải pháp về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Tham gia phát triển các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho những người lao động.
Như thế, đối với người lao động thì họ có quyền được nghỉ theo chế độ (nghỉ việc riêng,…), nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể theo quy định của pháp luật thì ngược lại, đối với người sử dụng lao động họ phải có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong vấn đề giải quyết chế độ cho người lao động nếu như những chế độ đó người lao động hoàn toàn có quyền được hưởng theo đúng quy định của pháp luật.
2. Bố mẹ vợ mất có được nghỉ không?
Bố mẹ vợ mất có nghĩa là bố đẻ hoặc mẹ đẻ của người vợ hợp pháp đối với người lao động nam bị chết. Và do bố mẹ vợ của người lao động nam cũng là thân nhân của họ cho nên khi thân nhân của họ mất đi thì họ hoàn toàn có quyền được nghỉ theo đúng chế độ mà quy định của pháp luật về lao động quy định.
Khoản 1 Điều 115 Bộ Luật Lao động 2019 quy định rõ về chế độ này:
“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về lao động thì người lao động nam hoàn toàn có quyền yêu cầu phía công ty, doanh nghiệp, tổ chức nơi mình đang làm việc giải quyết chế độ nghỉ việc riêng cho mình theo đúng quy định của pháp luật khi cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ mình chết (bố mẹ vợ). Đặc biệt, người lao động nam không những được quyền nghỉ việc vào những ngày này mà còn được quyền hưởng nguyên lương chứ không bị trừ lương hoặc không được hưởng lương. Qua quy định này, có thể thấy Nhà nước ta đã đưa ra những quy định nhằm bảo vệ người lao động trong vấn đề tiền lương cũng như ngày nghỉ chế độ và có thể thấy nhà nước ta đã làm rất tốt trong vấn đề giữ vững nguyên tắc của luật lao động cũng như chủ trương của Đảng và nhà nước.
Điều kiện để người lao động nam được nghỉ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ mình chết (bố mẹ vợ):
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ mình chết (bố mẹ vợ chết)
– Thông báo cho người sử dụng lao động. Do quy định của pháp luật về lao động không nêu rõ ràng các phương thức mà người lao động phải thông báo với người sử dụng lao động là gì thế nên người lao động có thể chọn phương thức thông báo bằng văn bản, điện thoại, email, tin nhắn,…cho người sử dụng lao động.
3. Khi bố mẹ vợ của lao động nam mất người lao động được nghỉ mấy ngày?
Điểm c khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ:
“c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về lao động thì khi cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ mình chết (bố mẹ vợ chết) thì người lao động nam được quyền nghỉ 03 ngày mà vẫn hưởng nguyên lương của 03 ngày này.
Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.
Trong trường hợp nếu người lao động nam hết 03 ngày nghỉ này mà vẫn chưa thể sắp xếp được công việc riêng để quay trở về làm việc thì họ có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ thêm một số ngày không hưởng lương. Sau khi thoả thuận, người sử dụng lao động chấp thuận về vấn đề nghỉ việc không hưởng lương của người lao động thì hai bên sẽ làm theo đúng thoả thuận đó và bên phía người sử dụng lao động sẽ phải ban hành