Khi làm các thủ tục để kết nạp Đảng thì người vào Đảng phải tự khai lý lịch của mình. Vậy bố mẹ theo Đạo Thiên chúa con được kết nạp Đảng không?
Mục lục bài viết
1. Bố mẹ theo Đạo Thiên chúa con được kết nạp Đảng không?
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam và các điều kiện cần đáp ứng để được gia nhập Đảng.
– Đảng Cộng sản Việt Nam là:
+ Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam;
+ Đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
– Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện những vấn đề sau đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng:
+ Công dân Việt Nam thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng;
+ Công dân Việt Nam qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm.
– Thủ tục đầu tiên để được kết nạp đảng viên đó chính là người vào Đảng phải:
+ Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
+ Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
+ Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.
– Khi người vào Đảng thực hiện tự khai lý lịch thì phải:
+ Khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định;
+ Chịu trách nhiệm về nội dung đã khai;
+ Nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
– Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
– Về công tác thẩm tra lý lịch của người vào Đảng, tại
+ Người vào Đảng.
+ Những người thân của người vào Đảng, bao gồm có:
++ Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân;
++ Vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Trong đó, nội dung thẩm tra, xác minh bao gồm:
+ Đối với người vào Đảng:
++ Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay;
++ Về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
++ Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Đối với người thân:
++ Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay;
++ Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Theo đó, khi thực hiện thẩm tra, xác minh đối với người thân của người vào Đảng thì không thẩm tra, xác minh về tôn giáo của người thân của người vào Đảng cũng như của người vào Đảng.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng bố mẹ theo Đạo Thiên chúa (công giáo) thì con (người vào Đảng) hoàn toàn được kết nạp Đảng nếu như đáp ứng được tất cả các điều kiện, thủ tục mà Đảng Cộng sản Việt Nam quy định để được kết nạp Đảng.
2. Phương pháp thẩm tra, xác minh bố mẹ của người vào Đảng:
Căn cứ
– Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên thì không phải thẩm tra, xác minh:
+ Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ đang là đảng viên;
+ Trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh.
– Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây mà đang là đảng viên thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng):
+ Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột đang là đảng viên;
+ Trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định.
– Nội dung chưa rõ:
+ Nội dung nào chưa rõ thì tiến hành thực hiện thẩm tra, xác minh nội dung đó;
+ Khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu như có nội dung nào mà chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
– Nội dung đã biết rõ: Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống và làm việc ở tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (trong xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội cho đến nay thì:
+ Chi ủy báo cáo với chi bộ;
+ Chi bộ kết luận;
+ Cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
– Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó đã khai khi thực hiện nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.
– Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do chính cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc là lấy xác nhận của cấp ủy cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.
– Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi mà người vào Đảng thực hiện làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc là cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Bộ Ngoại giao) để tiến hành lấy xác nhận; trường hợp mà chưa rõ về chính trị thì phải đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra.
– Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, đang làm việc tại tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và làm việc tại doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp ủy cơ sở đến tại nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thực hiện tiến hành thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.
Như vậy, khi xác minh, thẩm tra bố mẹ của người vào Đảng nếu bố mẹ của người vào Đảng đang là đảng viên và trong lý lịch người vào Đảng cũng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh. Còn nếu như bố mẹ của người vào Đảng đang ở nước ngoài thì cấp ủy nơi mà người vào Đảng thực hiện làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc là cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Bộ Ngoại giao) để tiến hành lấy xác nhận; trường hợp mà chưa rõ về chính trị thì phải đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra.
3. Nhiệm vụ và quyền của Đảng viên:
3.1. Nhiệm vụ của Đảnh viên:
Đảng viên có các nhiệm vụ sau:
– Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng;
-Chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng;
– Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, nâng cao về năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh;
– Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác;
– Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm;
– Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân;
– Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân;
– Tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở;
-Tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
– Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng;
– Phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng;
– Thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng;
– Làm công tác phát triển đảng viên;
– Sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
3.2. Quyền của Đảng viên:
Đảng viên có các quyền sau:
– Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng;
– Được biểu quyết công việc của Đảng;
– Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương;
– Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức;
– Báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời;
– Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Điều lệ Đảng;
– Hướng dẫn 01-HD/TW 2021 một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng.