Tiếp theo triều Lý (1009 – 1225), triều Trần (1226 – 1400) là một vương triều tồn tại lâu dài trong 174 năm. Ngay khi mới thành lập triều Trần đã chấm dứt được tình trạng hỗn loạn vào cuối đời Lý, khôi phục và củng cố chính quyền trung ương, lập lại trật tự chính trị – xã hội.
Mục lục bài viết
1. Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?
A. Trung ương tập quyền.
B. Vừa trung ương tập quyền, vừa phong kiến phân quyền.
C. Vua nắm quyền tuyệt đối.
D. Phong kiến phân quyền.
Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền tập trung cao độ dựa trên nền tảng quý tộc họ Trần.
- Đứng đầu là vua, nắm mọi quyền hành.
- Thực hiện chế độ Thái thượng hoàng, cùng vua (con) cai quản đất nước.
- Các chức đại thần văn, võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ.
- Cả nước chia làm 12 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện, xã.
2. Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần:
Từ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần có thể đưa ra một vài nhận xét sau đây:
Nhà nước thời Trần trước hết là một tổ chức Nhà nước trung ương tập quyền theo chế độ quân chủ, tập trung quyền lực vào nhà vua, bao gồm hai cấp là cấp Trung ương (triều đình) và cấp địa phương. Về phương diện này, triều Trần cùng một tính chất với triều Lý, nhưng biểu thị một bước phát triển mới cao hơn và ở một trình độ cũng cao hơn.
Tổ chức bộ máy nhà nước rất chặt chẽ, cụ thể và khá hoàn chỉnh, quyền lực của vua càng mạnh, dễ điều khiển cấp dưới.
Ở thời Trần, Vua là người nắm giữ mọi quyền hành, để đảm bảo quyền lực cho nhà vua, nhà Trần còn áp dụng chế độ Thái thượng hoàng – chế độ lưỡng đầu, hoàn toàn thừa nhận sự tồn tại của hai Vua, phân chia quyền lực để điều hành đất nước. Trong thời Trần, tất cả các chức vụ quan trọng trong triều cũng đều giao cho vương hầu quý tộc nhà Trần nắm giữ. Tại triều đình có bộ phận trung khu gồm các Tể tướng, Tri mật viện sự và Hành khiển ở môn hạ sảnh có nhiệm vụ chỉ đạo các quan văn võ. Dưới quan đại thần còn có quan lại ở các sảnh, các viện. Để thuận tiện cho việc quản lý, nhà Lý chia khu vực hành chính ra thành 3 cấp là phủ/lộ, huyện và hương. Bởi vậy nhà Trần nắm khá chắc toàn bộ công việc chủ chốt trong triều, quyền lực tập trung trong tay nhà nước trung ương; chế độ quân chủ trung ương tập quyền được củng cố thêm một bước.
Bộ máy địa phương: Sau khi trải qua hai lần cải cách, bộ máy chính quyền nhà Trần được chia làm 5 cấp: lộ – phủ – châu – huyện – xã. Thời Trần người tôn thất được phong tước vương hoặc tước quận vương còn phong cho các quan văn võ thì có các thứ bậc như quốc công, thượng hầu,..
Nhìn chung, trải qua gần bốn thế kỷ, bộ máy quản lý nhà nước thời Lý – Trần đã được xây dựng theo lối chính quy, bao quát khắp mọi cấp, mọi lĩnh vực và từng bước được hoàn thiện về mặt tổ chức từ trung ương đến địa phương.
Những ưu điểm của bộ máy nhà nước thời Trần:
- Có thể thấy, tất cả các chức vụ quan trong triều đình thời Trần đều được giao cho vương hầu quý tộc. Nhờ đó mà quyền lực được tập trung trong tay nhà nước trung ương, củng cố được sự vững chắc của vương triều, đảm bảo được tính thuần nhất của dòng họ, bảo vệ được sự bền vững của ngôi vị.
- Bộ máy hành chính đã thể hiện được tính chất thân dân. Nhà nước không tiến hành thu thuế theo từng hộ dân, mà coi cộng đồng làng, xã là một tập thể để thu thuế. Nhà Trần có chế độ thái ấp, điền trang là hình thức sở hữu đặc biệt của tầng lớp quý tộc. Thái ấp là ruộng nhà vua ban cấp cho quý tộc, trên danh nghĩa thuộc quyền sở hữu của nhà nước và triều đình hoàn toàn có quyền lấy của người này ban phát cho người khác.
Quý tộc có quyền sử dụng đất và hưởng hoa lợi từ đất đai cũng như thu tô thuế, xây dựng phủ đệ trên đó,… Do tính chất hạn chế về việc chiếm dụng ruộng đất, nên thái ấp không có khả năng làm phát triển những cát cứ chống lại chính quyền. Bên cạnh đó, chế độ điền trang cũng phát triển mạnh mẽ.
Trong suốt hàng trăm năm tồn tại, chế độ thái ấp và điền trang mang đến những tác động lớn về mặt chính trị. Chúng góp phần xây dựng nên một triều đình thống nhất, đoàn kết, góp phần giữ vững nền độc lập dân tộc.
Nhờ đó mà xã hội thời Trần vẫn giữ được sự ổn định về kinh tế, quy trì giữa công hữu và tư hữu, giữa quyền lực nhà nước với các cấp quý tộc quan liêu và khối bình dân làng xã.
Những hạn chế của bộ máy nhà nước thời Trần:
- Việc trao quyền cho tầng lớp vương hầu quý tộc vẫn tiềm ẩn nguy cơ phân quyền.
Vào thời Dụ Tông, nhà Trần rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, khi mâu thuẫn nội tại của chế độ điền trang, thái ấp được đẩy lên đến đỉnh điểm. Quý tộc nhà Trần ngày càng thoái hóa và biến chất, nông nô và tỳ nô bị áp bức, bóc lột nổi dậy chống đối. Cùng lúc đó, thiên tai xảy ra liên tiếp khiến sản xuất đình đốn, dân tình khốn khổ.
Mâu thuẫn xã hội ngày càng tăng cao làm dấy lên những cuộc khởi nghĩa của nông dân, đòi quyền trở thành nông dân tự do.
Bên cạnh đó, đội ngũ quý tộc bị tha hóa cả về trình độ, năng lực lẫn tài đức. Vua Trần thời hậu kỳ đều không biết cách chiêu mộ nhân tài, tới lúc bị Chiêm Thành xâm lấn thì không một ai có thể đứng ra chống giặc mà phải dựa vào một vị tướng ngoài hoàng tộc.
- Chế độ hôn nhân đồng tộc. Trong triều đại Trần có hàng loạt những biểu hiện của sự mê muội, u tối của người cầm quyền. Thể chế quân chủ quý tộc cũng từ đó bị khủng hoảng nặng nề, kìm hãm sự phát triển của quốc gia.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và hành chính mang tính phân tán, chế độ quân chủ quan liêu trung ương bị hạn chế, đòi hỏi phải có sự thay đổi để phát triển. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly, thay thế chế độ quân chủ quý tộc bằng thiết chế mới quân chủ quan liêu là hoàn toàn đúng đắn, cần thiết.
Nhìn chung, mô hình nhà nước thời Trần thể hiện sự tiến bộ rõ rệt trong việc tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến, góp phần đưa nhà Trần đến thời kỳ hưng thịnh đỉnh cao trong lịch sử Việt Nam. Việc ba lần đánh bại quân Mông Cổ là bằng chứng cụ thể nhất. Tuy nhiên, mô hình nhà nước này vẫn không tránh khỏi những mâu thuẫn nội tại, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy tàn của triều đại này trong lịch sử đất nước.
3. Một số câu hỏi vận dụng kèm đáp án:
A. Chế độ Thái thượng hoàng.
B. Chế độ lập Thái tử sớm.
C. Chế độ nhiều Hoàng hậu.
D. Chế độ Nhiếp chính vương.
Câu 2: Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần?
A. Hình thư
B. Hình luật
C. Luật Hồng Đức
D. Hoàng Việt luật lệ
Đáp án: B
Câu 3: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân kiến nhà Lý sụp đổ?
A. Chính quyền không chăm lo đến đời sông nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.
B. Khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.
C. Quân Tống tiến công xâm lược nước ta và lật đổ nhà Lý.
D. Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy chống lại triều đình.
Đáp án: C
Câu 4: Quân đội nhà Trần được tổ chức theo chủ trương nào?
A. Lực lượng càng đông càng tốt.
B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
C. Chỉ tuyển chọn những người thật tài giỏi.
D. Chỉ sử dụng quân đội của các vương hầu họ Trần.
Câu 5: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi, phát triển sản xuất nông nghiệp?
A. Tích cực khai hoang.
B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.
C. Lập điền trang.
D. Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh.
Đáp án: D
Câu 6: Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Trần như thế nào?
A. Nhà nước cấm buôn bán, họp chợ.
B. Buôn bán trong nước phát triển, buôn bán với nước ngoài chưa hình thành.
C. Buôn bán trong nước và với nước ngoài đều phát triển.
D. Nhà nước khuyến khích họp chợ nhưng hạn chế ngoại thương.
Đáp án: C
THAM KHẢO THÊM: