Bố mất con có được hưởng di sản thừa kế của ông không. Chia di sản thừa kế khi người chết để lại di chúc.
Bố mất con có được hưởng di sản thừa kế của ông không. Chia di sản thừa kế khi người chết để lại di chúc.
Tóm tắt câu hỏi:
Ông nội tôi có 2 người con trai 5 người con gái và có mảnh đất hiện giờ vẫn chưa có sổ đỏ. Ngày xưa hứa để cho bố tôi sử dụng vì bác trưởng nam đã lấy tiền làm nhà đi nơi khác sinh sống. Gia đình lại có bà cô không lấy chồng. Giờ ông tôi già yếu ông lại viết di chúc để cho cô đứng tên làm sổ đỏ. Bố tôi lai bị tai nạn mất năm kia. Biết chuyện bà cô chuẩn bi làm hồ sơ để làm sổ đỏ, tôi không nhất trí cho làm. Theo luật pháp trường hợp như gia đình tôi thì giải quyết thế nào?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2005.
2. Luật sư tư vấn:
Theo các quy định của Bộ luật dân sự 2005 có quy định về di chúc như sau:
Điều 646: Di chúc
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Điều 648.Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Điều 667. Hiệu lực pháp luật của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Theo các quy định trên, di chúc còn được gọi là chúc thư do cá nhân còn sống tự nguyện lập ra với mục đích dịch chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người còn sống khác, sau khi người lập di chúc chết. Người lập di chúc dựa vào ý chí tình cảm của mình (mang tính chủ quan), định đoạt cho người khác được hưởng di sản sau khi qua đời. Do đó, quyền định đoạt của cá nhân trong khi lập di chúc là sự biểu hiện của tự do ý chí, pháp luật tôn trọng quyền lập di chúc là tôn trọng quyền tự do ý chí của cá nhân.
Theo như thông tin bạn trình bày, ông nội bạn có hai người con trai và năm người con gái, ông nội bạn có mảnh đất hiện giờ vẫn chưa có sổ đỏ, ngày xưa hứa để cho bố bạn sử dụng, nhưng nay lại để lại di chúc để cho cô bạn đứng tên làm sổ đỏ. Nếu trước đó ông bạn có hứa cho bố bạn sử dụng mảnh đất (không có giấy tờ, chỉ nói miệng) đó thì chưa có căn cứ xác lập quyền sở hữu của bố bạn với mảnh đất. Ông bạn có quyền chỉ định cô của bạn là người được hưởng mảnh đất của ông, và về nguyên tắc thì mọi người phải tôn trọng ý chí của ông bạn thể hiện trong di chúc. Do đó, sau khi ông bạn mất, cô của bạn tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì cô bạn có quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.