Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm Quân đội nhân dân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng), Dân quân tự vệ, Lực lượng cảnh sát biển và Công an nhân dân. Bài viết dưới đây tìm hiểu về một nhánh lực lượng chính trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là bộ đội biên phòng.
Mục lục bài viết
1. Bộ đội biên phòng là gì?
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng chính của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam nói sứ mệnh của quân đội này là “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Bộ đội là những người có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Tiền thân Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, thành lập ngày 22-12-1944 đã trở thành ngày kỷ niệm truyền thống hàng năm. Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam là quốc kỳ Việt Nam có thêm dòng chữ “Quyết thắng” màu vàng ở phía trên bên trái. Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam nói rằng Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ “không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Trong đó, bộ đội Biên phòng Việt Nam là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các ngành, lực lượng hữu quan trên địa bàn và chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ đường biên quốc gia, mốc giới; duy trì thực hiện các hiệp định, quy chế biên giới và pháp luật về biên giới; phát hiện và đấu tranh với các hoạt động vi phạm và chống phá của các loại tội phạm, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự ở khu vực biên giới; thực hiện nhiệm vụ đối ngoại biên phòng, quan hệ với các cơ quan hữu quan các nước láng giềng để giải quyết các vấn đề về quan hệ biên giới nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, góp phần tạo môi trường ổn định, phát triển và phục vụ đắc lực cho chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế.
Bộ đội biên phòng tiếng anh là “Borderlands security”.
2. Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngày 19 tháng 11 năm 1958, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định thống nhất các đơn vị bộ đội quốc phòng đang làm công tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, bờ biển, giới tuyến và các lực lượng vũ trang khác chuyên trách công tác bảo vệ nội địa và biên phòng, giao cho ngành công an trực tiếp chỉ đạo, lấy tên là Lực lượng Cảnh vệ. Lực lượng Cảnh vệ gồm: Cảnh vệ Biên phòng và Cảnh vệ Nội địa.
Ngày 3 tháng 3 năm 1959, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra Quyết định số 100 – TTg về việc thành lập một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân Vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an. Ngày này được lấy làm ngày thành lập Bộ đội Biên phòng.
Lễ thành lập Công an nhân dân vũ trang được tổ chức vào 19 giờ ngày 28 tháng 3 năm 1959, tại Hà Nội. Đến cuối năm 1979 Công an nhân dân vũ trang đổi tên là Bộ đội Biên phòng và chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng. Năm 1988, Bộ đội Biên phòng lại chuyển sang trực thuộc Bộ Nội vụ cho đến cuối năm 1995 thì lại chuyển về Bộ Quốc phòng.
Ngày truyền thống: Ngày 3 tháng 3 năm 1959, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 100-TTg về việc thành lập một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân Vũ trang. Ngày này được lấy làm ngày truyền thống của Lực lượng Bộ đội Biên phòng và còn được gọi là Ngày Biên phòng toàn dân.
Nội dung, yêu cầu Ngày Biên phòng là:
– Nâng cao ý thức cảnh giác tinh thần trách nhiệm của nhân dân các dân tộc, của cán bộ, nhân viên các cơ quan, đoàn thể ở biên giới làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
– Tăng cường đoàn kết hợp đồng chiến đấu và giúp đỡ lẫn nhau giữa lực lượng biên phòng và nhân dân, giữa lực lượng biên phòng và các lực lượng khác.
– Không ngừng củng cố và phát triển tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới chống mọi hành vi xâm phạm biên giới của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
– Đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ trung tâm, đột xuất của địa phương.
– Khen thưởng bằng các hình thức thích hợp các xã và đồng bào có công trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ biên giới.
Việc tổ chức Ngày Biên phòng hàng năm cần thiết thực có hiệu quả, bằng những hoạt động phong phú như một tập quán văn hoá tốt, không phô trương, lãng phí.
Đến Luật Biên giới quốc gia 2003 đưa ra xác định “Ngày Biên phòng toàn dân”.
+ Điều 28 Luật Biên giới quốc gia 2003 quy định: ngày 03 tháng 3 hàng năm là “Ngày biên phòng toàn dân”.
+ Điều 14 Nghị định số 140/2004/ NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia 2003 quy định cụ thể là Ngày biên phòng toàn dân được tổ chức thực hiện hàng năm trong phạm vi cả nước với những hoạt động để giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ quyền lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. Người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Ngày biên phòng toàn dân theo sự chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Ngày biên phòng toàn dân.
3. Nhiệm vụ:
Ngày 17-6-2003, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam (khóa XI) đã thông qua Luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về biên giới quốc gia (gọi tắt là Luật BGQG); gồm 6 chương, 41 điều.
Đặc biệt, Điều 31 Luật BGQG quy định: BĐBP là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở KVBG.
Ngày 19 – 11 – 1958, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) ra Nghị quyết số 58/NQ-TW “Về việc thành lập lực lượng Cảnh vệ nội địa và biên phòng”. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng về công tác biên phòng, nội địa và giới tuyến, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của biên giới quốc gia. Nghị quyết xác định rõ nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ là:
– Trấn áp kịp thời bọn gián điệp, biệt kích, thổ phỉ, cướp biển và các bọn phá hoại khác qua lại hoạt động ở khu vực biên giới, giới tuyến, bờ biển.
– Trấn áp các loại tội phạm ma túy, hình sự, đảm bảo trật tự an ninh và an toàn xã hội khu vực biên giới
– Đánh mạnh vào bọn vũ trang xâm phạm biên giới của Tổ quốc, đối phó với mọi hành động có tính cách gây chiến trong khi chờ đợi bộ đội quốc phòng đến tiếp viện.
– Ngăn ngừa và trừng trị bọn chuyên buôn lậu qua khu vực biên giới.
– Thực hiện quy chế qua lại biên giới do Chính phủ đã quy định, kiểm soát việc qua lại biên giới.
– Bảo vệ đời sống an toàn và của cải của nhân dân, tài sản của Nhà nước, các kho tàng, hợp tác xã, công trường, nông trường ở khu vực biên giới, chống bọn thổ phỉ, hải phỉ, biệt kích tấn công cướp bóc bất ngờ.
Có thể thấy, Bộ đội Biên phòng là một bộ phận không thể thiếu của Quân đội nhân dân Việt Nam, được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực biên giới; quản lý, kiểm soát xuất, nhập cảnh, đấu tranh chống tội phạm; tham gia làm công tác đối ngoại…
Phần lớn cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đóng quân ở nơi biên giới, hải đảo; công tác, chiến đấu, sinh hoạt ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, môi trường khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt có nhiều khó khăn; nhiệm vụ của các đồng chí rất quan trọng, rất vẻ vang, nhưng cũng rất nặng nề. Bộ đội Biên phòng gắn bó máu thịt với nhân dân các dân tộc, “cùng ăn, cùng ở với đồng bào”, đóng quân ở những nơi “chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi”, phải xa gia đình, xa vợ con, điều kiện để quan tâm, chăm sóc cha mẹ rất hạn chế.
4. Cơ cấu tổ chức các đơn vị:
a) Tổ chức chính quyền
TT | Đơn vị | Ngày thành lập | Tương đương | Địa chỉ |
1 | Văn phòng | 10.9.1974 (46 năm, 181 ngày) | Sư đoàn | Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
2 | Thanh tra | Sư đoàn | Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
3 | Ủy ban kiểm tra Đảng | Sư đoàn | Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
4 | Phòng Tài chính | Sư đoàn | Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
5 | Bộ Tham mưu | Quân đoàn | Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
6 | Cục Chính trị | Thành lập: 23/4/1959 (61 năm, 321 ngày) | Quân đoàn | Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
7 | Cục Hậu cần | Sư đoàn | Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
8 | Cục Kỹ thuật | Sư đoàn | Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
9 | Cục Trinh sát Thành lập: 23/4/1959 (61 năm, 321 ngày) | Quân đoàn | Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
10 | Cục Phòng chống tội phạm Ma túy Thành lập: 28/1/2005 (16 năm, 41 ngày) | Quân đoàn | Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
11 | Cục Cửa khẩu: Thành lập: 4/3/2009 (12 năm, 6 ngày) | Quân đoàn | Số 4, Đinh Công Tráng, Hoàn Kiếm, Hà Nội | |
12 | Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh (44 tỉnh) | Sư đoàn | ||
13 | Học viện Biên phòng | Quân đoàn | Thanh Vị, P. Sơn Lộc, Sơn Tây, Hà Nội | |
14 | Trường Trung cấp Biên phòng 1 (phía Bắc) | Sư đoàn | Việt Lập, Tân Yên, Bắc Giang | |
15 | Trường Trung cấp Biên phòng 2 (phía Nam) | Sư đoàn | Số 110A Nguyễn Thị Định; P. Phước Nguyên, Thành phố Bà Rịa; Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu | |
16 | Trường Trung cấp 24 (Huấn luyện chó nghiệp vụ) | Suối Hai, Ba Vì, Hà Nội | ||
17 | Trường Trung cấp nghề số 11 | Định Trung – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc | ||
18 | Trung tâm Huấn luyện | Đồng Tĩnh, Tam Dương, Vĩnh Phúc | ||
19 | Lữ đoàn Thông tin 21 | Lữ đoàn | Quốc lộ 32, Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội | |
20 | Hải đoàn 18 (đơn vị cơ động thủy cấp chiến thuật, tuần tra bảo vệ vùng biển từ Ninh Thuận tới Bạc Liêu) | Trung đoàn | 1487/24 – Đường 30/4 – Phường 12 Thành Phố Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu | |
21 | Hải đoàn 28 (từ Cà Mau tới Kiên Giang) | Trung đoàn | QL 63, Hưng Yên, tx.An Biên, tỉnh Kiên Giang | |
22 | Hải đoàn 48 (từ Quảng Bình tới Khánh Hòa) | Trung đoàn | 01 Trần Hưng Đạo Thành Phố Quy Nhơn, Phường Lê Lợi, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định | |
23 | Hải đoàn 38 (từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh) | Trung đoàn | Đường K9, Hạ Đoạn 2, Đông Hải 2, Hải An, Thành Phố Hải Phòng |
b) Tổ chức chung
– Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng: là cao nhất (tương đương cấp Quân chủng)
– Bộ Chỉ huy Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: (tương đương cấp Sư đoàn) gồm 39 tỉnh thành có biên giới, bờ biển. Bộ Chỉ huy có các phòng chức năng như: chính trị, tham mưu, trinh sát, phòng chống ma túy và tội phạm, hậu cần; các đơn vị trực thuộc như: tiểu đoàn huấn luyện, đại đội cơ động, bệnh xá biên phòng tỉnh. Các tỉnh có bờ biển thông thường có thêm 1 hải đội mang phiên hiệu hải đội 2. Quân số bộ chỉ huy Biên phòng các tỉnh dao động từ 300-1.500 người, ít nhất là các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình, Bến Tre (chỉ có biên giới biển). Nhiều nhất là Nghệ An, Quảng Bình (cả biên giới bộ và biển). Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng, Thủ trưởng các cơ quan tham mưu, trinh sát, chính trị, phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh mang quân hàm Đại tá.
– Đồn Biên phòng. Cả nước có khoảng 400 đồn, là đơn vị cơ sở, gồm: Ban Chỉ huy đồn, các bộ phận trực thuộc như đội vũ trang, đội vận động quần chúng, đội trinh sát, đội phòng chống ma túy và tội phạm, đội kiểm soát hành chính, đội tham mưu hành chính, Đối với các đồn có cửa khẩu, đường tiểu ngạch qua biên giới thì có thêm trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu (đội thủ tục,đội kiểm tra giám sát).
– Hải đoàn Biên phòng là đơn vị chiến đấu cấp chiến thuật, cơ động chiến đấu trên vùng biển, trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Hải đoàn có từ 2-3 hải đội, các bộ phận tham mưu, chính trị hậu cần, kỹ thuật.
– Hải đội Biên phòng là đơn vị chiến đấu cấp cơ sở trên vùng biển, trực thuộc Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh hoặc nằm trong biên chế hải đoàn biên phòng.
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Biên giới quốc gia năm 2003;
– Nghị định 140/2004/NGG-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật biên giới quốc gia;
– Quyết định số 100-TTg về việc thành lập một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa;