Hiện nay, cây bồ đà và cây tài mà được truyền bá với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, tuy nhiên không phải bất kì người dùng nào cũng ý thức được những ảnh hưởng mà nó gây ra cho cơ thể. Vậy, bồ đà là gì? Tài mà là gì? Hút bồ đà và tài mà bị đi tù không?
Mục lục bài viết
1. Bồ đà là gì?
Bồ đà từ trước đến nay được coi như một loại ma tuý, là tên gọi khác của cần sa. Khi kết hợp bồ đà với các loại ma túy khác, nó sẽ nâng cao tác dụng cơ bản của nó và gia tăng hiệu quả kích thích, từ đó gây ra nhiều tác hại nguy hiểm không thể lường trước được cho cơ thể của người. Chất kích thích của bồ đà nhanh chóng được hấp thụ và mất một khoảng thời gian dài để có thể loại bỏ hoàn toàn ra cơ thể người. Vì thế bồ đà tương đương như một loại thuốc phiện. Chúng gây ra cảm giác ảo giác và hưng phấn cho người dùng, làm cho người sử dụng mất kiểm soát về mặt hành vi và tâm trí. Vì vậy có thể khẳng định, hút bồ đà là một hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc loại bỏ các điểm bán bồ đà đã và đang gây không ít khó khăn cho các lực lượng chức năng, bởi vì bồ đà rất dễ ngụy trang thành thuốc lá và lượng sử dụng thường rất ít, vì vậy chỉ có thể dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính và thiếu sức răn đe trên thực tế. Do đó hiện tượng sử dụng và mua bán bồ đà diễn ra vô cùng phổ biến. Từ việc nghiện bồ đà, người ta có thể chuyển sang nghiện các loại chất ma túy có hàm lượng heroin mạnh hơn. Bồ đà là một trong những chất gây nghiện nhẹ, là một dạng của ma túy và gây nên những tác hại nguy hiểm sau:
– Bồ đà khiến cho người dùng rơi vào cảm giác ảo và tinh thần hưng phấn kích động mạnh, việc sử dụng lâu dài bồ đà khiến cho người sử dụng bị nghiện nặng hơn;
– Bồ đà gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ thần kinh ví dụ như loạn thần …;
– Bồ đà cũng có tác hại đến hệ hô hấp và hệ tim mạch khiến cho nhịp tim co thắt và gây ức chế hô hấp;
– Bồ đà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, việc sử dụng lâu dài sẽ khiến cho người sử dụng bị lệ thuộc và dần rơi vào tình trạng mất khả năng lao động làm việc và thần trí bình thường;
– Bồ đà khiến cho nhân cách bị tha hóa và buông thả, dễ dàng thực hiện những hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
– Người thân trong gia đình cũng bị ảnh hưởng tâm lý khi có người nghiện bồ đà;
– Ngoài ra còn có nhiều tác hại ảnh hưởng đến xã hội xung quanh.
2. Tài mà là gì?
Tài mà cũng là một tên gọi khác của cây cần sa, tài mà có tên khoa học là Camnabis Satval. Cây tài mà có nguồn gốc từ miền núi non hiểm trở trên Hi Mã Lạp Sơn và đã được dân chúng khắp nơi trồng để dùng hoặc để bán từ nhiều ngàn năm. Hành vi hút tài mà là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Nhiều nghiên cứu cho thấy tài mà có những tác dụng không tốt đến sức khỏe, có thể kể đến như sau:
– Khi dùng nhiều thì tài mà làm giảm trí nhớ về các sự kiện mới xảy ra, kém tập trung để hoàn tất một công việc nhất định, tai mà làm rối loạn nhận thức và kéo dài thời gian phản ứng của con người;
– Tài mà khiến cho nhiều người thiếu tập trung và dành ít thời gian vào quá trình làm việc và học tập, khiến cho kết quả giảm sút rõ rệt;
– Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng tài mà lâu dài thì con người hay bị ốm vặt. Tài mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi, trong tài mà có hóa chất có thể gây ung thư phổi, hoặc thậm chí là ung thư hầu họng;
– Phụ nữ mang thai hút nhiều tài mà rất dễ sinh non và con nhẹ cân, đứa bé sinh ra kém phát triển về trí não, mẹ hút tài mà thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới cử động của con cái trong bào thai;
– Tài mà cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến người cao tuổi và người có bệnh tim mạch, hoặc huyết áp và các bệnh máu não, bởi vì tài mà làm tăng nhịp tim và tăng lượng máu qua tim, thay đổi huyết áp và giảm oxy, tất cả đều đưa tới hậu quả không tốt;
– Về chức năng sinh dục, tài mà có thể làm giảm hocmon, làm teo tinh hoàn và thay đổi hình dạng của tinh trùng, làm giảm ham muốn tình dục và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới;
– Người dùng nhiều tài mà sẽ dần dần trở nên phụ thuộc và không chịu được mỗi ngày, nếu như không có tài mà thì sẽ bị ngắt ngắn ngáp dài và mất ngủ, chảy nước miếng và đổ mồ hôi, buồn nôn và tay chân run dậy, nhiệt độ tăng cao và ăn không ngon, bản tính trở nên thích thường và hay buồn bã.
Vì thế cho tới ngày nay, tài mà vẫn được coi là chất kích thích bất hợp pháp.
3. Hút bồ đà, tài mà bị đi tù không?
Theo như phân tích ở trên, bồ đà và tài mà đều là tên gọi khác của cần sa, đây là một loại ma túy, cho nên việc sử dụng chất này cũng được coi như hành vi sử dụng ma túy. Pháp luật hiện nay đã ghi nhận, cần sa và các chế phẩm từ cần sa là chất ma túy. Trong đó, cần sa thuộc danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm phải theo quy định đặc biệt của cơ quan của thẩm quyền. Hút bồ đà và tài mà là hành vi sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.
Về những tội phạm liên quan đến ma túy thì hiện tại theo quy định của
Căn cứ theo Điều 23 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về mức xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 8 Điều 23 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Nếu người vi phạm là người nước ngoài thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, tức là hút tài mà và bồ đà, thì bị phạt cảnh cáo và phạt tiền lên đến 2.000.000 đồng và bên cạnh đó còn phải chịu hình phạt bổ sung theo quy định trên.
Tóm lại, người hút trái phép bồ đà hay tài mà sẽ không chịu trách nhiệm hình sự, mà sẽ bị xử phạt hành chính theo mức nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.