Bố cục và. tóm tắt nội dung chính văn bản Thủy tiên tháng Một là tài liệu vô cùng bổ ích giúp quý độc giả tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Bố cục văn bản Thủy tiên tháng Một:
Có thể chia văn bản thành 2 phần:
– Phần 1 (Từ đầu đến… hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác): Những tên gọi khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.
– Phần 2 (Còn lại): Lí giải về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết.
2. Tóm tắt nội dung chính văn bản Thủy tiên tháng Một:
2.1. Mẫu 1 – Tóm tắt nội dung chính văn bản Thủy tiên tháng Một:
Sự biến đổi của khí hậu trên Trái Đất không còn được gọi là “sự nóng lên của Trái Đất” mà thay vào đó, nó được mô tả như “sự bất thường của Trái Đất”. Thuật ngữ này được Hân-tơ Lo-vin đề xuất để giải thích rằng khi nhiệt độ trung bình trên toàn cầu tăng lên, điều này sẽ gây ra những hiện tượng bất thường khác. Có thể dẫn đến tình hình thời tiết giống như trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng. Tăng nhiệt độ trung bình cũng dẫn đến việc nước bốc hơi nhiều hơn, khiến những nơi thường khô trở nên càng khô hơn, còn nơi thường mưa thì mưa nhiều hơn. Hiện tượng thời tiết cực đoan đang gia tăng trên toàn thế giới.
2.2. Mẫu 2 – Tóm tắt nội dung chính văn bản Thủy tiên tháng Một:
Văn bản bàn về hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Theo Hân-tơ Lo-vin, không còn nói về “sự nóng lên của Trái Đất” mà thay vào đó là “sự bất thường của Trái Đất”. Khi nhiệt độ trung bình trên toàn Trái Đất tăng lên, điều này dẫn đến những hiện tượng bất thường khác. Thậm chí, do nhiệt độ trung bình tăng, lượng nước bốc hơi sẽ nhiều hơn, gây ra tình trạng khô càng trở nên trầm trọng ở những vùng đã thường khô, và những vùng hay mưa sẽ trở nên mưa nhiều hơn. Thời tiết có thể trở nên giống như trong truyện khoa học viễn tưởng. Hiện tượng này đang gây ra sự báo động trên toàn thế giới.
2.3. Mẫu 3 – Tóm tắt nội dung chính văn bản Thủy tiên tháng Một:
Văn bản cảnh báo về hiện tượng nóng lên bất thường của Trái Đất, gây ra một loạt các hệ lụy như việc nước bốc hơi nhiều hơn, khiến những nơi thường khô trở nên càng khô hơn và những nơi thường mưa trở nên mưa nhiều hơn. Tác giả cho biết, có thể tình hình thời tiết sẽ trở nên giống như trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, khi xu hướng cực đoan của thời tiết ngày càng gia tăng trên toàn thế giới.
3. Tìm hiểu chung văn bản Thủy tiên tháng Một:
I. Tìm hiểu tác giả:
Tác giả của văn bản này là Thô-mát L. Phrít-man, người Mỹ, sinh năm 1953, là một nhà báo, chuyên về các vấn đề quốc tế cho báo Niu-oóc Thai-mở. Ông đã nhận giải Pulitzer ba lần. Các tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm ‘Chiếc xe Lếch-xớt (Lexus) và cây ôliu’ (1999), ‘Thế giới phẳng’ (2005 – 2007), và ‘Nóng, Phẳng, Chật’ (2008).
II. Tìm hiểu tác phẩm:
Thể loại: ‘Thủy tiên tháng Một’ thuộc loại văn bản nghị luận.
Xuất xứ và bối cảnh sáng tác: Đoạn trích ‘Thủy tiên tháng Một’ được lấy từ cuốn sách ‘Nóng, Phẳng, Chật’, nói về những thách thức lớn nhất đang đối diện với nước Mỹ hiện nay: khủng hoảng môi trường toàn cầu và việc mất mát vị thế dẫn đầu của một quốc gia. ‘Thủy tiên tháng Một’ thuộc mục 5 (Sự bất thường của Trái Đất) phần 2 (Tại sao chúng ta lại ở đây) của cuốn sách.
Phong cách viết: ‘Thủy tiên tháng Một’ được viết dưới hình thức nghị luận.
Tóm tắt nội dung: Biến đổi khí hậu trên Trái Đất không chỉ đơn thuần là việc “Trái Đất đang nóng lên”, mà còn được mô tả như “sự bất thường của Trái Đất”. Thuật ngữ này được Hân-tơ Lo-vin sử dụng để giải thích rằng sự tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu thực sự sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng bất thường khác. Thay đổi nhiệt độ trung bình cũng ảnh hưởng đến lượng nước bốc hơi, gây ra tình trạng khô hạn ở một số vùng và mưa lớn ở những nơi khác. Xu hướng thời tiết cực đoan cũng đang gia tăng trên toàn cầu.
Bố cục bài ‘Thủy tiên tháng Một’: ‘Thủy tiên tháng Một’ có bố cục gồm 2 phần – Phần 1 (Từ đầu đến… hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác): Những tên gọi khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất. – Phần 2 (Còn lại): Lí giải về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết.
Giá trị nội dung: Văn bản cung cấp thông tin một cách đầy đủ, khoa học và chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất. Qua văn bản, chúng ta thấy rõ được vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết.
Giá trị nghệ thuật: – Câu văn ngắn gọn, súc tích. – Lập luận chặt chẽ, thông tin xác thực, khoa học.
Dẫn chứng lí giải cho nhan đề của văn bản: Hoa thủy tiên, thường nở vào tháng Ba, năm nay lại nở từ đầu tháng – đây là một sự bất thường, là một minh chứng cho sự biến đổi bất thường đáng lo ngại của khí hậu trên Trái Đất.
Lí giải về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết: Chênh lệch nhiệt độ làm hình thành và tạo ra hướng vận động của gió trên bề mặt Trái Đất.
4. Bộ câu hỏi và bài tập ôn tập văn bản Thủy tiên tháng Một:
Trước khi đọc
Câu 1. “Thời tiết bây giờ khó lường thật!” – Đó là lời nhận xét ta vẫn thường nghe. Em có cảm nhận gì về những lo lắng ẩn chứa trong đó?
Cảm nhận: Sự lo lắng, bất an trước việc thời tiết thay đổi thất thường sẽ gây ảnh hưởng đến Trái Đất, cũng như cuộc sống của con người.
Câu 2. Qua quan sát trực tiếp hoặc qua tìm hiểu các nguồn thông tin, em đã biết được những thay đổi bất thường nào trong nhịp sinh trưởng và tập tính của một số loài sinh vật? Những thay đổi bất thường ấy đã gợi lên trong em cảm nhận, suy nghĩ gì?
Một số loài động thực, vật bị tuyệt chủng. Điều đó gây ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học trên Trái Đất.
Đọc văn bản
Câu 1. Tại sao có thể cho rằng người ta đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ “sự nóng lên của Trái Đất”?
Nó gợi lên một cái gì đó đồng nhất, từ từ xảy ra, chủ yếu muốn nhắc đến nhiệt độ, và hiện tượng đó hoàn toàn có thể không gây ra vấn đề gì. Nhưng thực tế khí hậu Trái Đất đang diễn ra khác hẳn. Nó không giống nhau trên các vùng địa lí. Nó nhanh hơn so với tốc độ biến đổi khí hậu tự nhiên trước kia, đồng thời nhanh hơn khoảng thời gian để hệ sinh thái và xã hội loài người có thể điều chỉnh.
Câu 2. Hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra thế nào trong thời điểm hiện nay?
Những cơn mưa lớn chưa từng thấy, những đợt nắng nóng kéo dài, mùa đông lạnh khác thường…
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Hãy chọn trong văn bản một cụm từ có thể khái quát được nội dung chính của vấn đề mà tác giả muốn trao đổi.
Cụm từ: Sự rối loạn khí hậu toàn cầu
Câu 2. Nhan đề của văn bản đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ gì? Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt” hay không? Vì sao?
– Nhan đề gợi cho người đọc nhiều ấn tượng, suy nghĩ về nội dung của văn bản.
– Chi tiết hoa thủy tiên nở đầu tháng Một có thể được xem là một chi tiết “đắt”:
- Gợi ra nhiều suy đoán khác nhau về nội dung sẽ được triển khai trong văn bản.
- Chi tiết mang tính điển hình, làm nổi bật được ý cơ bản của tác phẩm là biến đổi khí hậu đã dẫn đến những vận động khác thường của muôn loài: Ở Bơ-the-xđa, bang Me-ri-lân, hoa thủy tiên vốn nở vào tháng Ba, nhưng vào năm nay lại nở vào tháng đầu tháng Một, đó chính là sự bất thường.
Câu 3. “Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào? Dựa vào trải nghiệm riêng của em, hãy bổ sung bằng chứng cho vấn đề này.
– “Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng:
- Các kiểu thời tiết bất thường – từ những đợt nắng nóng ở nơi này đến tuyết dài ở nơi kia…
- Thời tiết đồng thời tồn tại ở hai thái cực ẩm ướt hơn và khô hạn hơn cùng một lúc.
– Một số bằng chứng:
- Thiên tai xảy ra nhiều hơn.
- Các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng…
Câu 4. Theo em, trong văn bản, đoạn văn nào thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại “sự biến đổi cực đoan của thời tiết”? Cho biết vì sao em xác định như vậy.
– Đoạn văn: “Tại sao chúng ta lại đồng thời… lớn lao tiềm ẩn”.
– Nguyên nhân: Đoạn văn đã lí giải tạo sao thời tiết lại tồn tại đồng thời hai thái cực.
Câu 5. Hãy chỉ ra những dấu hiệu chứng tỏ khi viết văn bản này, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham khảo cần thiết.
Tác giả đã trích dẫn nguồn từ các trang thông tin như trang CNN.com, báo Niu Ooc Thai-mơ hay các nhận định, quan điểm của các nhà khoa học: Han-tơ Lu-vin, Giôn – hô – đơ – rơn…
Câu 6. Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu nào? Việc dẫn số liệu như vậy có ý nghĩa gì?
– Những số liệu gồm: 23 000 ngôi nhà xây bằng gạch đất; ít nhất 62 người thiệt mạng, đợt sóng cao đến 4,6 m; 68 hòn đảo của Man-đi-vơ; nhiệt độ xuống -22 độ C; -18 độ C ở Chi-lê; tuyết rơi dày 25cm; mức cũ 2,5 đến 5 cm; 1,8 thì quá sức ngạc nhiên.
– Các số liệu này giúp văn bản trở nên chính xác, cụ thể và giàu tính thuyết phục hơn.
Câu 7. Nêu lên điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản này.
Con người cần phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên, để làm giảm tối đa những tác hại của sự biến đổi khí hậu.
Viết kết nối với đọc
Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.
Gợi ý:
Biến đổi khí hậu là một vấn đề được quan tâm đặc biệt. Có thể thấy rằng, khí hậu ảnh hưởng đến sự sống của con người. Thế nhưng khí hậu trên trái đất lại đang biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Trái đất thì ngày càng nóng lên, thiên tai đang xảy ra ngày càng nhiều hơn. Ở thủ đô Hà Nội, người dân phải chịu cái nắng nóng lên tới hơn bốn mươi độ. Nhiều người còn đùa rằng có thể mang chảo ra rán chín trứng giữa trời mùa hè. Trong những năm gần đây, miền Trung liên tiếp phải gánh chịu hết cơn bão này nối tiếp cơn bão khác. Tất cả đã gây ra những hậu quả vô cùng to lớn đến cuộc sống của con người. Vì vậy, chúng ta cần phải chung tay bảo vệ trái đất, cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình.