Với tóm tắt Cây khế Ngữ văn lớp 6 hay, ngắn nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Cây khế lớp 6. Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết sau với chủ đề Bố cục và tóm tắt nội dung chính câu truyện Cây khế hay nhất.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bố cục câu truyện Cây khế:
- 2 2. Tóm tắt nội dung chính câu truyện Cây khế:
- 2.1 2.1. Tóm tắt nội dung chính câu truyện Cây khế – Mẫu 1:
- 2.2 2.2. Tóm tắt nội dung chính câu truyện Cây khế – Mẫu 2:
- 2.3 2.3. Tóm tắt nội dung chính câu truyện Cây khế – Mẫu 3:
- 2.4 2.4. Tóm tắt nội dung chính câu truyện Cây khế – Mẫu 4:
- 2.5 2.5. Tóm tắt nội dung chính câu truyện Cây khế – Mẫu 5:
- 2.6 2.6. Tóm tắt nội dung chính câu truyện Cây khế – Mẫu 6:
- 3 3. Tìm hiểu chi tiết truyện Cây khế:
1. Bố cục câu truyện Cây khế:
– Gồm 3 phần:
+ Phần 1 (Từ đầu đến lại với em nữa): Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em.
+ Phần 2 (Tiếp đến trở nên giàu có): Chuyện ăn khế trả vàng của người em.
+ Phần 3 (Còn lại): Âm mưu của người anh và sự trừng phạt.
2. Tóm tắt nội dung chính câu truyện Cây khế:
2.1. Tóm tắt nội dung chính câu truyện Cây khế – Mẫu 1:
Câu chuyện kể về hai anh em có tính cách trái ngược nhau. Người anh thì tham lam và lười biếng, còn người em thì chăm chỉ và hiền lành. Sau khi cha mất, người anh trai lấy hết tài sản rồi đuổi em ra ngoài, chỉ để lại cho người em một cây khế già. Khi cây khế ra quả chín, thu hút một con chim thần đến ăn. Chim đã đem vàng đổi lấy khế chín nên nhờ đó mà người em trở nên giàu có. Người anh thấy vậy liền đòi đổi lấy cây khế để bắt chước em trai mình. Nhưng vì lòng tham nên hắn ta đã lấy nhiều vàng đến nỗi chim thần không mang nổi nên hắn ta bị rơi xuống biển sâu và mất tích.
2.2. Tóm tắt nội dung chính câu truyện Cây khế – Mẫu 2:
Câu chuyện kể về hai anh em có tính cách đối lập nhau. Người anh tham lam và lười biếng, người em thì hiền lành và chăm chỉ. Khi tài sản được chia, người anh lấy đi tất cả, để lại cho người em không có gì ngoài căn nhà rách nát và cây khế già. Điều bất ngờ là nhờ cây khế sai trái mà chim thần đã mang chở người em ra đảo giấu vàng nên người em giàu có. Người anh thấy thế liền đòi đổi lấy cây khế và bắt chước theo người em. Nhưng vì lòng tham nên người anh đã làm chiếc túi to gấp ba lần lời dặn. Trong người hắn cũng nhét đầy vàng bạc nên chim không thể bay được, khi gặp giông bão đã làm hắn ta rơi xuống biển sâu.
2.3. Tóm tắt nội dung chính câu truyện Cây khế – Mẫu 3:
Truyện cổ tích Cây khế kể về hai anh em có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Người em hiền lành và chăm chỉ, còn người anh thì lại tham lam và lười biếng. Sau khi chiếm hết gia sản, người anh tiếp tục sống một cuộc sống bình yên, thảnh thơi. Người em phải làm việc vất vả nhưng không hề phàn nàn. Nhờ cây khế trong vườn, một con chim lạ đã chở vợ chồng người em ra đảo lấy vàng để trả cho những quả khế chín đã ăn. Thế là vợ chồng người em trở nên giàu có và hạnh phúc. Về phần người anh tham lam, anh ta cố gắng bắt chước người em để con chim dẫn anh ta đến đảo vàng. Tuy nhiên, vì lấy quá nhiều vàng bạc, chim không chở được và lại có giông bão nên hắn ta bị rơi xuống biển. Đoạn kết này thể hiện quan niệm của tác giả dân gian “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.
2.4. Tóm tắt nội dung chính câu truyện Cây khế – Mẫu 4:
Câu chuyện kể về hai anh em trai xoay quanh một cây khế ngọt. Người anh thì lười biếng và tham lam, đã lấy hết gia sản bố mẹ để lại, đuổi vợ chồng người em trai ra khỏi nhà, chỉ cho họ một túp lều cũ và một cây khế già. Tuy nhiên, cặp vợ chồng người em vẫn tiếp tục làm việc chăm chỉ mà không một lời phàn nàn. Năm đó, cây khế rất sai trái nên thu hút được một con chim lớn đến ăn. Để trả nợ cho hai vợ chồng, chim thần đã đưa người em ra đảo cất giấu rất nhiều vàng. Nhờ vậy, đôi vợ chồng người em đã có cuộc sống sung túc, hạnh phúc. Thấy vậy, người anh trở nên tham lam và muốn đổi tất cả tài sản của mình để lấy cây khế. Sau đó, người anh bắt chước người em mình phàn nàn với chim thần và được đưa đến một hòn đảo giấu vàng. Tuy nhiên, do lòng tham nên hắn ta đã lấy quá nhiều vàng bạc khiến chim khó bay nổi, sau đó bị rơi xuống biển do gặp phải giông bão và cuối cùng, hắn bị sóng cuốn trôi. Thật đáng đời cho kẻ gian ác.
2.5. Tóm tắt nội dung chính câu truyện Cây khế – Mẫu 5:
Hai anh em sống ở một ngôi làng nọ, người anh rất tham lam, người em thì hiền lành và chăm chỉ. Người anh lấy vợ sau khi cha mẹ qua đời và ra ở riêng, cố gắng vơ vét hết tài sản, chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em vì thế bị người anh áp bức nhưng không hề phàn nàn, anh dựng một căn chòi cạnh cây khế, hàng ngày chăm sóc cây khế và đi làm thuê để kiếm tiền nuôi sống bản thân. Cây khế ngày càng lớn và năm đó bỗng sai quả người em mừng lắm. Được vài ngày, một con chim lạ bất ngờ bay đến cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy buồn bã và phàn nàn với chim. Chim lạ lại nói: “Ăn một quả trả cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”. Ngày hôm sau, như đã hứa, chim đến đưa người em đến một hòn đảo đầy vàng bạc và đá quý. Người em đi xuống lấy vàng và chỉ đổ đầy túi ba gang rồi lên lưng chim trở về. Người em trở về nhà dùng số vàng bạc ấy đổi lấy gạo để giúp đỡ cho người dân trong làng. Thấy người em bỗng có nhiều vàng bạc, người anh đã âm mưu đòi đổi nhà lấy cây khế, người em đồng ý trao đổi với anh cả mà không chút phàn nàn. Cây khế lại ra quả, chim lạ lại đến ăn, người anh cố tình phàn nàn với chim thần. Vài ngày sau, chim đến đưa người an đến một hòn đảo đầy vàng bạc, vì lòng tham, người anh đã lấy rất nhiều bỏ vào túi mười gang mang theo. Trên đường về , vì có quá nhiều vàng bạc, chim bảo người anh vứt bớt đi nhưng người anh không chịu. Chim đã quá mỏi cánh nên nghiêng cánh hất người anh tham lam cùng số vàng bạc xuống biển. Vì vậy người anh tham lam này đã không thể quay trở về được nữa.
2.6. Tóm tắt nội dung chính câu truyện Cây khế – Mẫu 6:
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em sống chung một nhà, bố mẹ mất sớm. Hai anh em làm lụng vất vả để có đủ ăn. Nhưng khi lấy vợ, người anh trở nên lười biếng. Hai vợ chồng người em cố gắng làm lụng. Thấy vậy, người anh sợ em trai tranh giành vị trí của mình nên bàn với vợ rằng đưa vợ chồng em trai ra ở riêng. Người anh chia cho em một gian nhà lụp xụp, trước cửa có một cây khế ngọt. Suốt năm, em trai và vợ chăm sóc cây khế xanh. Vào mùa khế cho nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế chín. Ròng rã trong một tháng trời, ngày nào chim cũng đến ăn. Người vợ đợi cho chim ăn xong liền xin nó đừng ăn nữa. Chim thần trả lời: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Hai vợ chồng làm theo lời chim. Ngày hôm sau chim dẫn người em ra đảo lấy vàng rồi trở về. Kể từ đó người em trở nên giàu có. Vợ chồng người anh nhanh chóng đến hỏi thăm. Người anh nghe xong liền đề nghị đổi toàn bộ tài sản lấy một căn chòi và một cây khế. Khi khế chín, chim lại đến ăn và đáp đúng như lời người em đã nói. Vợ chồng người anh tham lam may một cái túi to gấp ba lần. Ở đó, người anh cố gắng lấy nhiều vàng và kim cương. Trên đường về, chim rơi xuống biển vì quá nặng và bị gió thổi mạnh. Người anh bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng.
3. Tìm hiểu chi tiết truyện Cây khế:
3.1. Diễn biến câu chuyện:
Hai vợ chồng người anh:
– Trong chuyện phân chia tài sản:
+ Kể từ khi có vợ, người anh trở nên lười biếng và giao hết công việc cho vợ chồng em.
+ Sợ người em tranh công nên bàn vợ cho hai vợ chồng ở riêng.
+ Chia cho em một gian nhà lụp xụp và một cây khế. Còn bao nhiêu ruộng cho làm rẽ và ngồi hưởng sung sướng với vợ.
+ Nghĩ người em thật ngu ngốc và qua lại với người em.
– Trong truyện ăn khế trả vàng:
+ Chỉ ăn và chờ chim đến. Khi chim đến, thì vội tru tréo lên.
+ Hai vợ chồng khâu chiếc túi to gấp ba lần, thành một chiếc giỏ lớn. Bị che mắt bởi kho báu, người anh đi sâu vào hang và cố gắng lấy hết túi này đến túi khác. Tay nải đầy ắp, người anh còn lấy thêm vàng cho vào túi áo và túi quần cho mãi mới ra khỏi hang.
– Kết cục: người anh bị sóng cuốn trôi đi với tay nải vàng và châu báo đầy người.
– Tính cách: tham lam, ích kỉ.
Hai vợ chồng người em:
– Trong chuyện phân chia tài sản:
+ Thức khuya dậy sớm, cố gắng làm lụng
+ Bị chia tài sản bất công nhưng không ca tháng
+ Quanh năm chăm chút Cây khế để có thể đem bán lấy tiền
– Trong chuyện ăn khế – trả vàng:
+ Mày đúng túi ba gang, chỉ nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi bay về.
+ Sẵn sàng chia sẻ lại câu chuyện và đưa Cây khế chờ người anh.
– Kết cục: Hai vợ chồng trở nên giàu có.
– Tính cách: Lương thiện, thật thà, tốt bụng.
3.2. Ý nghĩa câu chuyện:
+ Phê phán những kẻ tham lam, ích kỉ.
+ Ca ngợi con người hiền lành, chăm chỉ, nhân hậu.
+ Ước mơ của nhân dân về công bằng và sự sung túc.