Truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen là một trong những tác phẩm tiêu biểu giàu tính nhân đạo và để lại nhiều bài học ý nghĩa trong lòng người đọc. Xin mời các em học sinh cùng theo dõi bài viết sau đây với chủ đề Bố cục và nội dung chính Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.
Mục lục bài viết
1. Bố cục truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen:
- Phần 1 (từ đầu… “cứng đờ ra”): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
- Phần 2 (tiếp… “chầu Thượng đế”): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra.
- Phần 3 (còn lại): Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.
2. Nội dung chính truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đéc-xen:
Truyện kể về một cô bé nghèo khổ mồ côi mẹ, phải sống với một người cha hà khác hay uống rượu và đánh đập con. Cô bé phải đi bán diêm đem tiền về cho cha nếu không sẽ bị đánh. Đêm giao thừa, ngoài trời lạnh cóng, bé đi chân đất vì một chiếc giày đã bị xe ngựa cán qua và chiếc còn lại bị một thằng bé xấu tính ném mất nhưng lại không dám về nhà vì chưa bán được que diêm nào. Cô bé ngồi nép vào một góc tường giữa hai căn nhà, mong giữ được một chút hơi ấm rồi đánh liều quẹt diêm để sưởi ấm. Cô bé quẹt que diêm thứ nhất, hình ảnh lò sưởi hiện ra. Quẹt que diêm thứ hai thì bàn ăn và con ngỗng quay trước mặt. Quẹt que diêm thứ ba, cây thông Noel hiện ra. Và đến khi que diêm thứ tư được quẹt lên thì hình ảnh của người bà hiền từ hiện về. Nhưng mọi thứ tan biến khi que diêm vụt tất và cô bé đã chết cóng. Ngày đầu năm, đường phố xuất hiện hình ảnh một cô bé thiên thần với nụ cười trên môi nằm trên tuyết trắng. Cô bé đã lên thiên đường cùng với bà của mình.
3. Giới thiệu chung về nhà văn An-đéc-xen:
3.1. Tiểu sử:
- Hans Christian Andersen (1805 – 1875), sinh tại Odense, Đan Mạch.
- Tác giả người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho trẻ em. Được mệnh danh là “Vua truyện cổ tích”.
- Thuở nhỏ, ông rất yêu thích văn học.
- Năm 1816, cha ông qua đời, ông phải tự bươn chải để kiếm sống. Ông làm nhiều nghề như học dệt, may vá, làm việc ở xưởng thuốc lá và làm diễn viên ở trong nhà hát. Sau đó, ông bén duyên với văn chương sau khi kết thúc sự nghiệp sân khấu của mình tại Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch do bị vỡ giọng.
- Năm 1828, ông được giám đốc Nhà hát Hoàng gia, Jonas Collin, giúp đỡ để xin học bổng vào Đại học Copenhagen ở thủ đô Copenhagen, sau gần 10 năm vật lộn ở thủ đô Copenhagen.
- Một năm sau, ông sáng tác vở kịch đầu tiên mang tên “Tình yêu trong tháp của nhà thờ Thánh Nicholas.
- Năm 1833, Andersen nhận được học bổng hoàng gia và bắt đầu cuộc hành trình đi du lịch khắp châu Âu, vừa đi vừa sáng tác.
- Ở Ý, ông viết tiểu thuyết “Người ứng khẩu”, tác phẩm đã giúp ông trở thành nhà văn nổi tiếng nhất châu Âu lúc bấy giờ.
- Năm 1833, ông trở lại Đan Mạch và bắt đầu xuất bản những tác phẩm giúp ông “lưu danh thiên sứ”, viết những câu truyện cổ tích dành cho thiếu nhi.
- Nhà văn Đan Mạch qua đời ở tuổi 70 vào ngày 4 tháng 8 năm 1875, tại biệt thự Rolighed ở Copenhagen.
3.2. Sự nghiệp văn chương:
Hans Christian Andersen là nhà văn vĩ đại người Đan Mạch thế kỷ 19 được sánh ngang với những danh nhân văn hóa thế giới. Theo UNESCO, Hans Christian Andersen là nhà văn có tác phẩm được dịch nhiều thứ tám trên thế giới. Tác phẩm của ông đã được dịch sang 125 thứ tiếng khác nhau, nhưng không phải bản dịch nào cũng truyền tải được ý nghĩa của câu chuyện gốc mà tác giả Đan Mạch muốn kể. Ông sưu tầm nhiều truyện từ truyện cổ tích nhưng cũng có những truyện hoàn toàn tự sáng tác.
3.3. Phong cách sáng tác:
Vì sống tuổi thơ cô độc nên Andersen hướng sang văn học thiếu nhi, mang đến cho con người những màu sắc đẹp đẽ, huyền diệu, trong sáng, mộng mơ, trốn chạy khỏi hiện thực và xã hội mà thời gian đó không thể mang lại. Ông có lối kể chuyện mộng mơ, nồng nàn nhưng lại logic.
Kho tàng truyện cổ tích của ông mang tính nhân văn, thơ mộng, ngộ nghĩnh, thông minh và đáng yêu. Đọc tác phẩm của Andersen, người đọc tìm thấy niềm vui, cảm xúc và vẻ đẹp, một sự nhạy cảm của trẻ thơ chứ không phải sự gò ép khô cứng.
Với lối kể chuyện sinh động, hấp dẫn cùng lối hành văn nhẹ nhàng, trong sáng đã góp phần tạo nên vẻ đẹp trường tồn cho những câu chuyện cổ tích. Hơn nữa, những câu chuyện của ông luôn đặt niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của cái thiện trên thế giới.
3.4. Các tác phẩm tiêu biểu:
- Cô bé bán diêm
- Bầy chim thiên nga
- Nàng tiên cá
- Bộ quần áo mới của hoàng đế
- Nàng công chúa và hạt đậu
- Sách tranh không có tranh
- Cô bé tí hon
- Cái bóng
- Một người mẹ
Ngoài ra còn nhiều tác phẩm nổi tiếng khác…
4. Giới thiệu chung về truyện ngắn Cô bé bán diêm:
4.1. Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện được xuất bản lần đầu tiên năm 1848 trong phần năm của quyển Nye Eventyr (Những truyện cổ tích mới) với nhan đề Den Lille Pige Med Svovlstikkerne (Cô gái bé nhỏ với những que diêm).
4.2. Giá trị nội dung:
- Truyện ngắn kể về hình ảnh của một cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong đêm giao thừa.
- Qua đó, tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân đạo: Hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc.
4.3. Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa yếu tố thực và huyền ảo cùng với các tình tiết diễn biến hợp lý
- Kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm
- Kết cấu truyện theo lối tương phản đối lập
5. Đọc hiểu truyện ngắn Cô bé bán diêm:
5.1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa:
- Hoàn cảnh:
+ Nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà nội đã mất
+ Sống với người cha khó tính và nghiện rượu, hay đánh đập em
+ Em phải sống chui rúc một có trên gác xép của mái nhà
+ Em phải đi bán diêm trên phố, nếu không bán được thì về bị cha đánh
- Hình ảnh em bé:
+ Thời gian: vào đêm khuya, khi giao thừa gần đến
+ Không gian: ở ngoài đường phố, trời rét dữ dội, trong các ngôi nhà đèn sáng rực, ngoài phố xực nức mùi ngỗng quay
+ Em bé: đầu trần chân đất, bụng đói và rét, phải đi dò dẫm trong bóng tối
- Nghệ thuật: tương phản
→ Tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé.
=> Làm nổi bật nỗi cực khổ của cô bé bán diêm, gợi niềm thương cảm cho người đọc
5.2. Những lần quẹt diêm và mộng tưởng, thực tại của cô bé bán diêm:
Mộng tưởng | Thực tại | |
Lần 1 | – Ngồi trước lò sưởi rực hồng → Em mong ước được sưởi ấm | – Lòng sưởi biến mất – Em bần thần cả người, nghĩ về nhà thế nào cũng bị cha mắng |
Lần 2 | – Bàn ăn sạch sẽ, có những đồ dùng quý giá trên bàn, có cả món ngỗng quay thơm phức → Em mong ước được ăn ngon | – Bức tường dày đặc lạnh lẽo bao phủ xung quanh – Khách qua đường lãnh cảm, không quan tâm đến hoàn cảnh đáng thương của cô bé |
Lần 3 | – Hình ảnh cây thông Noel với hàng trăm ngọn nến, những ngôi sao sáng lấp lánh → Em ước được vui đón Noel | – Khi que diêm vụt tắt, nhưng hình ảnh ấy biến mất và bay lên trời – Em nghĩ đến người bạn đã mất |
Lần 4 | – Hình ảnh bà nội hiện về → Em mong được ở mãi cùng với bà, được bà che chở và yêu thương | – Khi que diêm tắt thì bà cũng biến mất |
→ Bốn lần quẹt diêm là bốn mong ước giản dị, chân thành, chính đáng của cô bé | ||
Lần 5 | Em cùng bà nắm tay nhau bay lên trời | Em đã chết vì đói và rét |
5.3. Cái chết của cô bé bán diêm:
- Em bé: thi thể ngồi giữa những bao diêm, đôi má hồng, môi mỉm cười → cái chết thương tâm nhưng dường như em đã rất hạnh phúc vì đã được gặp bà.
- Cảnh vật: bừng sáng
- Mọi người: vui vẻ ra khỏi nhà, không ai để ý đến cô bé đã chết bên đường.
→ Xót thương, đồng cảm với số phận của cô bé, tố cáo xã hội thờ ơ trước số phận của những người nghèo khổ.
THAM KHẢO THÊM: