Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng được biết đến là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người gần gũi nhất với Bác. Vì vậy mà các tác phẩm của ông viết luôn hướng về Bác Hồ. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ nằm trong một bài viết kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số thông tin về Bố cục, tóm tắt nội dung văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Mục lục bài viết
1. Bố cục, tóm tắt nội dung văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
1.1. Những nét khái quát về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ:
Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Bác Ơi của mình ông đã từng xúc động viết:
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trưởng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn bộ.
Trong những thuở còn là những thanh thiếu niên Việt Nam, chúng ta ai cũng đã từng được nghe nhiều người kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, được nghe kể về những kỉ niệm, được gặp được làm việc bên Bác và được học tập ở Bác biết bao điều bổ ích.
Về xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Từ phần thông tin chú thích trong sách giáo khoa có đề cập đến xuất xứ của văn bản này được trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”. Đây chính là bài diễn văn trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1970. Năm 1970 cũng là mốc thời gian mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã vừa ra đi mãi mãi, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong toàn Đảng toàn dân và toàn quân ta. Đây cũng chính là năm mà cả nước ta đang đi đến những chặng đường cuối cùng trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc và giải phóng miền Nam, tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Cũng chính bởi hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của tác phẩm, mà giá trị tác phẩm và ý nghĩa tác phẩm để lại càng thêm sâu sắc và qua đó, thể hiện tình cảm cảm xúc của tác giả dành cho vị lãnh đạo đáng kính của đất nước.
Nhan đề “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được đặt bởi người biên soạn sách, văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được biểu đạt bằng phương thức nghị luận. Theo đó, phương thức biểu đạt nghị luận được là một trong trong sáu phương thức biểu đạt văn bản cơ bản, được hiểu là việc đi bàn luận về một vấn đề nào đó cụ thể, trong đó thực hiện thao tác nghị luận, chứng minh xen kẽ đôi lời giải thích và bình luận. Vấn đề cụ thể cần nghị luận trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” ở đây đó là vậy là đức tính giản dị của Bác Hồ, một trong những đức tính cao đẹp và tiêu biểu của con người Bác.
1.2. Bố cục văn bản:
Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là một đoạn trích nhỏ trong tác phẩm “Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”. Chính vì vậy nên bản thân văn bản này không có bố cục đầy đủ 3 phần giống như những bài văn nghị luận thông thường. Tuy nhiên, xét về nội dung, ý nghĩa thì kết cấu của văn bản tương đối là trọn vẹn chúng ta có thể chia văn bản này ra làm 2 phần, theo đó:
– Phần thứ nhất: từ đầu cho đến thanh bạch tuyệt đẹp -> phần này gồm hai cái đoạn văn đầu tiên, nội dung phần này nói về nhận định chung của người viết cũng là tác giả về đức tính giản dị của Bác.
– Phần thứ hai: chính là phần còn lại của văn bản bao gồm ba đoạn văn cuối cùng của văn bản. Nội dung của phần này tập trung chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ, là tấm gương đạo đức vẫn luôn được sáng ngời noi gương qua bao thế hệ.
1.3. Nội dung chính của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”:
Trong đời sống chính trị cũng như trong đời sống sinh hoạt, Bác Hồ là người vô cùng giản dị và khiêm tốn. Sự giản dị trong con người Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ những việc nhỏ nhất từ những bữa cơm, đồ dùng, cái nhà và lối sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh làm rất nhiều việc và việc gì Người có thể làm được thì Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhờ tới người giúp. Nét giản dị trong đời sống vật chất càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, phù hợp với những tư tưởng, tình cảm, giá trị tinh thần cao đẹp. Không chỉ giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người và Bác còn giản dị trong cả sáng tác vì muốn quần chúng nhân dân dễ đọc, dễ hiểu, dễ tiếp nhận.
1.4. Giải nghĩa một số từ ngữ trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”:
Thứ nhất, đức tính giản dị: được giải thích là một đức tính đơn giản, một cách tự nhiên trong lối sống trong phong cách sống và không coi trọng để điều kiện vật chất thì được gọi là đức tính giản dị
Thứ hai, từ thanh bạch: được đề cập trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” mang ý nghĩa là trong sạch, giản dị trong lối sống đây chính là cái cách giải thích mà sử dụng từ từ đồng nghĩa để giải thích.
Thứ ba, đó là từ tu hành: tu hành ở đây có nghĩa là rời bỏ cuộc đời bình thường để sống theo những quy định chặt chẽ của một tôn giáo nào đó.
Thứ tư, đó là từ hiền triết được sử dụng trong văn bản được hiểu là người có tư tưởng, đức độ và hiểu biết cao sâu được người đời tôn sùng.
Thứ năm, đó là từ ẩn dật: ẩn dật được đề cập trong văn bản được giải thích là việc ở ẩn, xa lánh xã hội và hài lòng với cuộc sống an nhàn của họ.
Trên đây là chính là một vài từ khó trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” mà chúng ta cần phải tìm hiểu.
2. Một số thông tin về tác giả Phạm Văn Đồng:
Một trong số những người gần gũi và hiểu Bác nhất có lẽ phải nhắc đến cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông là người học trò xuất sắc, người cộng sự gần gũi với Bác trong suốt mấy chục năm liền. Ông được sống và làm việc bên bác, cũng bởi vậy mà ông đã viết rất nhiều bài và sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là một đoạn trích từ bài diễn văn của cựu Thủ tướng, được đọc trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuộc đời Phạm Văn Đồng. Ông sinh năm 1906 và ông mất năm 2000. Quê của ông ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông được biết đến là một nhà cách mạng nổi tiếng, đồng thời cũng một nhà văn hóa lớn giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Dưới đây là một số thống kê về lịch sử hoạt động của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng:
Năm 1926: Gia nhập làm thành viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Cuối năm 1927: Ông trở lại Việt Nam, tham gia vào hoạt động cách mạng ở Sài Gòn. Đến năm 1929 được cử vào Kỳ bộ thanh niên Nam Kỳ; sau đó, vào Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Tháng 5 năm 1929: là đại biểu trong hội Việt Nam Cách mạng, ông đến Hương Cảng dự Đại hội của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, sau đó quay lại Sài Gòn hoạt động cách mạng.
Tháng 7 năm1929: Bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, đày ra Côn Đảo.
Tháng 7 năm 1936: Ra tù, trở vào Hà Nội tiếp tục hoạt động cách mạng.
Tháng 5 năm 1940: Sang Côn Minh (Trung Quốc) gặp Nguyễn Ái Quốc; tại đây, được kết nạp làm thành viên Đảng Cộng sản Đông Dương (năm 1940) và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ cách mạng ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn.
Tháng 8 năm 1945: Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, được bầu vào Ủy ban Thường trực gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
Năm 1945: Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, giữ chức Bộ trưởng Tài chính, Phó Trưởng ban Thường vụ Quốc hội (khóa I).
Tháng 6 năm1946: Giữ vai trò là trưởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa tham dự Hội nghị Fontainebleau tại Pháp. Trong thời gian chiến tranh Đông Dương bùng nổ, Phạm Văn Đồng được cử làm đại diện của Đảng và Chính phủ tại khu vực miền Nam Trung Bộ.
Năm 1947: Được bầu làm Ủy viên dự khuyết trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (được làm uỷ viên chính thức trong năm 1949). Giữ vị trí Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng (7-1949).
Năm 1951: được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1954: Trưởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Geneve về Đông Dương.
Từ tháng 09 năm1954 đến tháng 02 năm 1961: Giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Từ năm 1955 đến năm 1981: Giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Năm 1981 đến năm 1987: Giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Có thể thấy trong thời gian tại chức, Phạm Văn Đồng là người đóng góp nhiều công lao trong xây dựng và quản lí nhà nước. Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1947), ủy viên chính thức (1949). Ủy viên Bộ Chính trị các khóa II, III, IV, V (2.1951-1986). Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ tháng 12-1986 đến năm 1997). Đại biểu Quốc hội các khóa I, II, III, IV, V, VI, VII (từ năm 1946 – 1987).
Ông từng làm Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm liền ở nước ta, là một chính khách lỗi lạc, một cộng sự gần gũi và cũng là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là một trong những người có nhiều cơ hội, nhiều thời gian để gần gũi, tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh cho nên các sáng tác của Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói, bài viết về văn hóa, văn nghệ về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc. Các sáng tác của ông thì lôi cuốn người đọc bởi những tư tưởng sâu sắc và giản dị, bởi tình cảm ông viết trong tác phẩm luôn thể hiện nét sôi nổi cùng lời văn trong sáng.
3. Phân tích đoạn trích văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ:
3.1. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác:
Phần nhận định chung được thể hiện trong hai đoạn văn đầu tiên của văn bản. Đây là một văn bản nghị luận vì vậy mà vấn đề mà tác giả bàn luận đến ở đây đó chính là đức tính giản dị của Bác. Luận điểm chính của bài thể hiện ngay trong chính nhan đề của văn bản đó chính là đức tính giản dị của Bác và thứ hai là được thể hiện ở trong câu văn đầu tiên của văn bản “điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị nay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch” một câu văn dài đã nêu lên luận điểm của văn bản.
Ở ngay câu văn đầu tiên của văn bản, tác giả khẳng định vấn đề mà chúng ta bàn luận ở đây không chỉ là đức tính giản dị mà quan trọng hơn đó là sự nhất quán. Vậy sự nhất quán trong nét giản dị của Hồ Chí Minh là nhất quán giữa đời sống hoạt động chính trị ở giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch. Vậy thì thế nào là sự nhất quán? Nhất quán được giải nghĩa là sự thống nhất, là hòa hợp, là không có sự thay đổi từ trước đến nay. Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất có nghĩa là nói đến cuộc đời cách mạng to lớn và vĩ đại của bác.
Vì sao tác giả lại gọi là đời hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh là lay trời chuyển đất? Đây chính là một cái cách nói quá của tác giả bởi vì Chủ Tịch Hồ Chí Minh là người đã tìm ra con đường cứu nước, là người Việt Nam đầu tiên, người dân thuộc địa đầu tiên đã dám đứng lên đấu tranh đòi thực dân Pháp để đảm bảo quyền tự do dân chủ, quyền sống cho những người dân thuộc địa và Bác cũng chính là mọt trong những người đã sáng lập ra Đảng cộng sản. Chủ tích Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại chèo lái con thuyền cách mạng, đưa nhân dân ta đi đến ngày thắng lợi và đập tan ách thống trị của thực dân, đế quốc. Người đã tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên của khu vực Đông Nam Á. Chính bởi vậy mà, người viết mới xác định đây là một cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất. Cuộc đời hoạt động cách mạng to lớn vĩ đại ấy được hòa hợp, hòa nhập ,nhất quán với đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Bác.
Như vậy, chỉ bằng một câu văn đã khẳng định một luận điểm của tác giả về sự nhất quán giữa cuộc sống hoạt động với cuộc sống thường ngày vô cùng giản dị của Bác. Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả, có thể thấy người viết nêu vấn đề một cách trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề. Cũng trong chính câu văn, chúng ta thấy tác giả đã nêu lên hai vấn đề tưởng chứng là đối lập nhưng hai vấn đề này lại bổ sung cho nhau, để làm nổi bật lên sự vĩ đại trong nhân cách của Bác đó là sự nhất quán, tổng hòa của một bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường và một con người đồng thời cũng thật giản dị, gần gũi trong đời sống hàng ngày. Chính điều này đã xua tan những quan điểm của một số người muốn thần thánh hóa Bác, coi Bác là bậc vĩ nhân, huyền thoại xa cách chỉ để thờ phụng, mà không chịu tìm hiểu, học tập.
Chuyển sang đến đoạn văn thứ hai, tác giả đã viết “rất lạ lùng rất kỳ diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới, cũng như ở nước ta. Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng. Tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn trong sáng, thanh bạch tuyệt đẹp.” Đoạn văn thứ hai có tác dụng giải thích, bình luận và mở rộng luận điểm tác giả nhấn mạnh ở đoạn văn đầu tiên rằng sự nhất quán giữa một bậc vĩ nhân lớn lao phi thường với một con người bình thường gần gũi và giản dị ấy mang vẻ đẹp thật trong sáng, thanh bạch và tuyệt đẹp. Cũng kỳ diệu thay cái vẻ đẹp ấy đã được kéo dài trong suốt 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió. Từ cái ngày mà người thanh niên Nguyễn Tất Thành bước chân ra đi tìm đường cứu nước cho đến cái ngày Người trút hơi thở cuối cùng. Tất cả đều vì một mục đích chung, một mục đích cao quý đó là vì nước, vì vị sự nghiệp lớn lao.
Đoạn văn thứ hai trong văn bản đã thành công làm nổi bật, tỏa sáng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhận xét về nghệ thuật lập luận trong phần đầu của văn bản, văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ có phần mở bài hết sức trực tiếp ngắn gọn và rõ ràng, với giọng văn thì sôi nổi, trang trọng. Ngôn ngữ sử dụng chuẩn mực và biểu cảm. Đoạn văn còn thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của tác giả là sự ngưỡng mộ, trân trọng, tự hào và biết ơn vô hạn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vị cha già của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có lẽ phải là một người từng theo chân Bác, từng gắn bó sâu sắc với Bác trong suốt nhiều năm thì tác giả mới cảm nhận ra được cái sự nhất quán ấy trong chính con người Bác.
3.2. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Nếu như ở phần đầu phần mở bài tác giả đã nêu nhận định chung về đức tính giản dị của Bác thì đến phần thứ hai này tác giả đã chứng những biểu hiện của đức tính giản dị đó. Vậy thì tác giả đã chứng minh cái đức tính đó trên những phương diện nào? Với phạm vi biểu hiện của đức tính giản dị ở đây là gì?
Phân tích đầu tiên về phương diện chứng minh, chúng ta thấy tác giả đã chứng minh trên hai phương diện lớn đó là giản dị trong đời sống sinh hoạt và giản dị trong lời nói và bài viết. Chứng minh đức tính giản dị trong nơi ở, trong đời sống sinh hoạt thì tác giả đã đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể. Đó là nét giản dị trong bữa ăn, trong nơi ở, trong cách làm việc và trong quan hệ với mọi người. Song song với đời sống là sự giản dị trong lời nói và bài viết.
Thứ nhất, đó là sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt. Và nét giản dị được thể hiện ở trong đoạn văn thứ ba của văn bản Câu mở đầu của đoạn văn tác giả có nói đó “Con người của Bác đời sống của Bác giản dị như thế nào mọi người chúng ta đều biết, bữa cơm, đồ dùng cái nhà, lối sống” để chứng minh. Câu văn đầu tiên đã nêu khái quát được nội dung toàn bộ đoạn văn. Trong bữa cơm, tác giả nói bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm và ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Những dẫn chứng chứng minh về sự giản dị trong bữa ăn của Bác được đưa ra cụ thể: “Bữa ăn thì chỉ có vài ba món giản đơn, bữa ăn của Bác thường rất đạm bạc chỉ có một miếng thái nhỏ, một bát canh, một vài quả cà, mấy cọng dưa, nắm lát ớt và miệng bát cơm. Khi ăn thì Bác không để rơi vãi một hạt cơm nào.” Câu văn cũng phản ánh là cái ý thức trong lúc ăn của Bác và bữa nào thì bác cũng chỉ ăn đúng hai bát và khi ăn xong thì cái bát bao giờ cũng sạch thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất . Tất cả những dẫn chứng trên để chứng nhận những cái dẫn chứng đó là bữa ăn đạm bạc, tiết kiệm và dân dã. Bác Hồ là một nguyên thủ quốc gia, một Chủ tịch nước, là một người đứng đầu của một quốc gia nên đáng nhẽ ra bữa ăn của Bác phải đầy đủ, phải ngon, phải toàn những món sơn hào hải vị. Nhưng bữa ăn của Bác lại giản dị đời thường như bất cứ bữa ăn nào của những gia đình bình thường khác. Chính vì thế khi nói đến bữa ăn của Hồ Chủ tịch thì tác giả đã đưa ra bình luận việc làm nhỏ đó chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Việc đưa thể hiện thái độ của tác giả đối với cách thức Bác sinh hoạt trong bữa cơm. Sau khi chứng minh, tác giả đã vừa đưa ra các dẫn chứng, lại vừa đưa ra cái lý lẽ đó chính là cách lập luận rất độc đáo của Phạm Văn Đồng. Trong những bữa ăn của Bác trong chiến dịch kháng chiến, Hồ Chủ tịch thường dùng bữa với các chiến sĩ, những người phục vụ và những người giúp việc cho Người. Mà mỗi bữa ăn cũng chỉ có vài ba món. Chính những điều này càng làm nổi bật được cái giản dị, dân dã trong chính con người Bác.
Biểu hiện thứ hai đó là sự, giản dị trong nơi ở. Chúng ta nghĩ rằng nơi ở của một vị lãnh tụ, một Nguyên thủ quốc gia phải là nơi lầu son gác tía, nơi nhà cao cửa rộng. Nhưng qua lời kể của tác giả thì không phải như vậy, ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh được miêu tả là “một ngôi nhà sàn nhỏ và cái nhà sàn của Người thì lại chỉ vẻn vẹn có vài ba phòng. Trong lúc tâm hồn của Bác lộ rõ thời đại thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng khoảng phất hương thơm của hoa vườn.” Mặc dù là một ngôi nhà sàn nhỏ, chỉ vẻn vẹn có vài ba phòng đủ dùng nhưng lại tràn ngập ánh sáng và tràn ngập hương thơm. Tất cả đã làm nổi bật được cái nét đơn sơ, thoáng mát trong nơi ở của Bác Hồ. Khi nói về nơi ở của Bác, bên cạnh đưa lên cái dẫn chứng, thì tác giả cũng đưa ra lời bình luận, các lẽ thể hiện quan điểm của mình “một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao” nhấn mạnh và khẳng định nét thanh bạch và tao nhã trong con người Hồ Chủ tịch. Hình ảnh nơi ở của Bác hiện lên trong mắt người đọc qua miêu tả của tác giả đó là một ngôi nhà sàn nằm trong khu vườn, với rất nhiều cây cối, hoa quả bóng mát và hương thơm. Trong căn nhà thì chỉ có vài ba cái đồ dùng rất đơn sơ, cũng thật là giản dị. Những chiếc mũ, chiếc gậy, tấm áo kaki đã sờn vai và đôi dép lốp cao su đã mòn. Tất thảy những biểu tượng này đã làm nổi bật lên được sự giản dị trong người Bác, trong lối sống của Người.
Tiếp theo, đó là sự giản dị trong cách làm việc. Tác giả viết rằng “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc từ việc rất lớn như kiểu cứu nước cứu dân đến việc rất nhỏ như trồng cây trong vườn.” Những dẫn chứng mà chứng minh sự giản dị của Bác trong cách làm việc lần lượt được đưa ra đó theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, bất cứ việc gì Bác tự làm được thì Bác sẽ làm chứ không cần đến người giúp việc và người phục vụ. Cũng chính bởi như vậy mà người giúp việc và người phục vụ trong phủ của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những hahf động trong công việc của người qua nét mô tả của tác giả Phạm Văn Đồng đã biểu hiện sự tỉ mỉ trong công việc, niềm yêu mê công việc, tận tâm, tận lực với công việc
Luận cứ thứ tư được đưa ra đó là sự giản dị trong quan hệ với mọi người. Tác giả chứng minh được biểu hiện về sự giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở những hành động như là “Bác viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân. Tới nơi làm việc, đến phòng ngủ, nhà ăn và Bác đã đặt cho một số đồng chí những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng như Trường – Kỳ – Kháng – Chiến – Nhất – Định – Thắng – Lợi” . Những dẫn chứng được đưa ra hết sưucs cụ thể và rõ ràng để chứng minh rằng sự giản dị của Bác trong mối quan hệ đối với mọi người, nhân dân. Tất cả những hành động này đã làm nổi bật lên con người Bác là một người gần gũi, yêu thương và quan tâm đến tất cả mọi người. Sự giản dị thanh cao trong con người của Bác cũng được khẳng định đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa
Như vậy, khi chứng minh sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt thì người viết đã đưa ra rất nhiều những dẫn chứng ở rất nhiều những khía cạnh khác nhau, từ bữa ăn cho đến nơi ở cho đến cách làm việc, đến mối quan hệ với mọi người chung quanh. Đó là những dẫn chứng được đưa ra hết sức toàn diện, phong phú, cụ thể và xác thực. Không những vậy, tác giả còn kết hợp giữa việc đưa ra dẫn chứng kết hợp chèn thêm những lời bình luận. Điều đó càng làm cho đoạn văn có thêm những lí lẽ chặt chẽ và làm cho cái bài văn của chúng ta mang tính thuyết phục cao, làm nổi bật được nội dung chính mà tác giả muốn đề cập, đức tính giản dị của Bác.
Chuyển xuống đến đoạn văn thứ tư, tác giả đưa ra nhận xét, bình luận, giải thích đặc sắc về mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong con người Bác. Bước vào câu văn đầu tiên, tác giả đưa ra một cách lập luận hết sức thú vị rằng “chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. ” Câu đầu tiên đã sử dụng đến phép lập luận phản bác, tác giả đưa ra lời phản bác lại rằng Bác Hồ không sống khắc khổ theo lối nhà tu hành hay diễn giải theo một cách nói khác có thể hiểu đó là Bác sống không theo cái kiểu rời bỏ cuộc đời bình thường để sống theo những quy định chặt chẽ của một tôn giáo nào đó. Và Bác cũng không sống theo kiểu thanh tao của nhà hiền triết ẩn dật, hay nói cách khác, Bác không chọn cuộc sống ở ẩn, không xa lánh xã hội và vui cảnh sống an nhàn. Nhắc đến cuộc sống ấn dật, trong quá trình học không thể không nhắc đến một số bài thơ của các nhà hiền triết ẩn dật như là Bài Ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi hay bài Bạn Đến Chơi Nhà của Nguyễn Khuyến. Ở đó là những bậc danh Nho vì những bất bình với hiện thực xã hội đương thời rối ren mà cáo quan về ở ẩn để lánh đục về trong, để tìm về với đời sống giản dị nơi núi rừng dân dã. Nhưng vị cha già của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại không lựa chọn cuộc sống như vậy. Điều đó đã được Phạm Văn Đồng khẳng định và giải thích rõ ở câu văn thứ hai ” Bác Hồ sống đời sống giản dị thanh bạch như vậy bởi vì người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ ác liệt của quần chúng nhân dân” . Câu văn thứ hai, tác giả sử dụng đến phép lập luận nhân quả giải thích cho việc Chủ tịch Hồ Chí Minh sống một cuộc sống giảin dị bởi chính tâm hồn và cuộc sống của người luôn gắn bó với quần chúng nhân dân. Câu nói ấy quả đúng như vậy, Bác không phải là một nhà hiền triết bí ẩn, sống ẩn dật mà Người là một nhà chiến sĩ, một nhà cách mạng đang vững tay chèo lái con thuyền cách mạng đi đến ngày thắng lợi. Người đã sống thực sự sôi nổi giữa đời sống của quần chúng nhân dân. Có lẽ chúng ta không còn xa lạ với bài thơ Tức Cảnh Pác Bó khi Bác làm việc ở chiến khu
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Chính những tư tưởng, suy nghĩ lạc quan ấy đã góp phần làm nên nét sôi nổi, phong phú trong đời sống tâm hồn của Bác. Đến những câu văn thứ ba, thứ tư thì tác giả lại sử dụng phép lập luận tương đồng sự tương đồng giữa “đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú với những tư tưởng tình cảm những giá trị tinh thần cao đẹp” cách lập luận chặt chẽ bình luận sắc sảo của tác giả để làm nổi bật được rằng sự hòa hợp trong đời sống vật chất với đời sống tinh thần của Bác là biểu hiện của một lối sống văn minh về đức tính giản dị của Bác Hồ.
Nét giản dị ở con người Bác không chỉ được thể hiện trong đời sống hàng ngày từ bữa ăn, nơi ở, cách làm việc cho đến quan hệ với mọi người mà còn được thể hiện trong lời nói và bài viết. Cùng chuyển xuống đoạn văn thứ năm, đoạn văn cuối cùng của văn bản để thấy được cách lập luận của tác giả nhằm chứng minh cái sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác Hồ. Ngay trong câu đầu của đoạn văn tác giả nói “giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được” . Có thể thấy từ câu đầu tiên tác giả sử dụng cách lập luận rất độc đáo, cách lập luận này vừa có tác dụng liên kết chuyển ý, chuyển đoạn, chuyển từ các luận cứ thứ nhất từ sự giản dị trong đời sống hàng ngày sang các luận cứ thứ hai đó là giản dị trong lời nói và bài viết. Đồng thời, vừa có tác dụng đó là khẳng định đến mục đích của việc giản dị trong lời nói và bài viết.
Vậy tại vì sao phải có cái sự giản dị trong lời nói và bài viết? Ở đây tác giả nhấn mạnh giải thích rõ ràng là việc giản dị trong lời nói và bài viết của Bác là muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được và làm được. Sau đó thì tác giả cũng chứng minh thông qua việc trích đoạn những cái câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng “suy cho cùng chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị. Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi, có thể mòn. Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.” Việc tác giả viện dẫn lại những câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ tịch vừa có tác dụng khẳng định, vừa có tác dụng góp phần cổ vũ phong trào chiến đấu.
Nó giản dị ở điểm nào, giản dị ở những khía cạnh nào trong lời nói và bài viết của Người? Đó là những câu văn có hình thức dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc mang nội dung sâu sắc, phù hợp. Không ít lần chúng ta đã từng bắt gặp trong những dòng thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác rất nhiều những câu nói, những bài viết, những bài thơ rất giản dị có hình thức dễ hiểu, dễ nhớ nhưng nội dung thì lại sâu sắc và phù hợp với nhiều đối tượng. Tiểu biểu phải kể đến những bài thơ như là Hòn đá, như là Đi đường hay là bài thơ Giã gạo (Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi chẳng rửa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn luyện mới thành công). Đó đều là những câu nói dễ thuộc, dễ nhớ và đi thẳng vào lòng người đó đã chính là cái nét độc đáo giữa giản dị trong lời nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính nét giản dị đó đã làm nên sức mạnh to lớn được thể hiện, được chứng minh, được đúc kết, khái quát trong câu văn cuối cùng đó là ” Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó, lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó thì đó là sức mạnh vô địch. Đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.” Câu văn cuối cùng đã nói về cái tác dụng của lối nói giản dị có sức cảm hóa, lay động lòng người, tạo thành sức mạnh vô địch, là chủ nghĩa anh hùng cách. Câu văn cuối cùng kết thúc văn bản khiến người đọc càng hiểu sâu sắc hơn về cái sự giản dị trong lời nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng thấy được sự tài năng, cái nghệ thuật lập luận rất độc đáo của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Đó là phương pháp lập luận rất chặt chẽ.
3.3. Sơ đồ khái quát Nội dung văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ:
Khái quát lại văn bản nghị luận “Đức tính giản dị của Bác Hồ” thông qua sơ đồ nghị luận. Sơ đồ ở trên này gồm có 2 nội dung: phần 1 là tác giả đã nêu lên cái nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ, sau đó phần 2 thì tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác. Mô tả chi tiết, ở phần một, khi nêu lên nhận định chung về đức tính giản dị thì tác giả khẳng định nét giản dị trong cái đức tính của Bác đó chính là sự nhất quán giữa các cuộc đời chính trị to lớn vĩ đại và cái đời sống hàng ngày vô cùng giản dị của Bác. Sau đó thì tác giả đã đi chứng minh từng khía cạnh, từng phương diện của đức tính giản dị. Cụ thể nét giản dị được thể hiện ở hai phương diện lớn là trong đời sống sinh hoạt và trong lời nói và bài viết. Trong đời sống sinh hoạt, thì người viết đưa ra các dẫn chứng thể hiện sự giản dị của Bác đến từ những bữa ăn, nơi ở và làm việc, trong mối quan hệ với mọi người. Tất cả đã toát lên sự giản dị, dân dã của Bác Hồ trong đời sống sinh hoạt. Đồng thời với đó là sự giản dị trong cả lời nói và bài viết, thì tác giả đầu tiên nêu mục đích của cái việc mà vì sao lời nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải phải giản dị. Tiếp đó, tác giả đã đưa ra dẫn chứng chứng minh cái sự giản dị trong lời nói và bài viết của Người thông qua việc trích dẫn những cái câu nói nổi tiếng của chính Hồ Chủ tịch để biểu hiện cái sự giản dị. Sau đó, thì đã khẳng định tác dụng của cái việc giản dị. Trong quá trình lập luận của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông vừa đưa ra dẫn chứng kết hợp với những cái lý lẽ để làm nổi bật là thuyết phục được cái luận điểm mà ông muôn hướng đến đó là đức tính giản dị của Bác Hồ.
3.4. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ:
Tổng kết lại văn bản Đức tính giản dị của Bác hồ, ta có thể đúc kết một số giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản: Thứ nhất là về giá trị nội dung văn bản đã ngợi ca đức tính giản dị, phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng gợi nhắc cho chúng ta bài học về việc học tập, rèn luyện, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thứ hai, văn bản không chỉ thành công bởi giá trị nội dung sâu sắc mà còn cho thấy được nét giá trị nghệ thuật độc đáo của tác giả đó là phép lập luận chặt chẽ, mạch lạc của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, dẫn chứng cụ thể, lí lẽ, bình luận sâu sắc giàu sức thuyết phục. Chính vì vậy mà văn bản đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc.
4. Bài tập vận dụng từ văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ:
4.1. Tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Sự giản dị trong thơ văn của Bác mang hình thức dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ và có nội dung sâu sắc, phong phú đó chính là tính biểu hiện của cái sự giản dị. Không thể phủ nhận rằng sự nghiệp thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất phong phú và đa dạng với rất nhiều bài thơ, rất nhiều bài văn đã làm nổi bật được nét giản dị trong lời nói và bài viết của Người. Tiểu biểu phải nhắc đến bài Cảnh rừng
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Có khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè ngon mặc sức say
Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng sương hạc cũ với xuân này.
Những dòng thơ rất giản dị. Hay trong bài thơ Chúc Tết năm 1968 Bác Hồ nói:
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút đánh, cho Ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn
Hay trong khoảnh khắc kêu gọi toàn quốc kháng chiến được đưa lên thì Bác cũng đưa ra những lời lẽ hết sức giản dị, gần gũi cho mọi quần chúng nhân dân đểu dễ hiểu, dễ nhớ: “Chúng ta đã nhân nhượng nhưng càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới.Vì chúng quyết tâm chiếm nước ta một lần nữa.” Những câu nói của Chr tịch Hồ Chí Minh rất giản dị để làm sao cho nhân dân dễ hiểu nhất. Đó chính là sự giản dị trong trong thơ văn, trong lời nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4.2. Từ văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống? Em học tập được điều gì từ lối sống giản dị của Bác?
Đề bài trên có ba yêu cầu: thứ nhất, là giải thích thế nào là đức tính giản dị; thứ hai là tìm hiểu về ý nghĩa của nó và yêu cầu thứ ba là liên hệ bản thân trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta về cái đức tính giản dị.
Thứ nhất đức tính giản dị có thể hiểu là tính đơn giản, tự nhiên trong phong cách sống, không coi trọng điều kiện vật chất. Đây là cách lý giải theo từ điển tiếng Việt.
Thứ hai, ý nghĩa của đức tính giản dị có thể hiểu là nó làm cho con người thanh thản, lạc quan, yêu đời, dễ hòa đồng với thiên nhiên, với cộng đồng.
Thứ ba, liên hệ bản thân. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có rất nhiều những biểu hiện thể hiện đức tính giản dị như là chúng ta ăn uống không cần cầu kỳ, không đòi hỏi cách ăn uống phải sạch sẽ, ăn xong biết tự dọn dẹp. Gấp chăn màn sau khi thức dậy, biết quét nhà, lau dọn nhà cửa sạch sẽ hay biết quan tâm đến nhiều hơn đó là những cái biểu hiện rất nhỏ thể hiện cái đức tính giản dị trong hành cuộc sống hàng ngày của chúng ta.