Văn bản "Người ở bến sông Châu" của nhà văn Sương Nguyệt Minh kể về câu chuyện cay đắng của nhân vật dì Mây khi ngày trở về cũng chính là ngày người yêu đi lấy vợ. Bỏ qua hết những buồn tủi của bản thân, dì vẫn hết lòng giúp đỡ khi vợ của chú San (cô Thanh) gặp tình huống nguy kịch.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bố cục tác phẩm Người ở bến sông Châu:
- 2 2. Tóm tắt nội dung tác phẩm Người ở bến sông Châu:
- 2.1 2.1. Tóm tắt nội dung tác phẩm Người ở bến sông Châu – mẫu 1:
- 2.2 2.2. Tóm tắt nội dung tác phẩm Người ở bến sông Châu – mẫu 2:
- 2.3 2.3. Tóm tắt nội dung tác phẩm Người ở bến sông Châu – mẫu 3:
- 2.4 2.4. Tóm tắt nội dung tác phẩm Người ở bến sông Châu – mẫu 4:
- 2.5 2.5. Tóm tắt nội dung tác phẩm Người ở bến sông Châu – mẫu 5:
- 3 3. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:
- 4 4. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Người ở bến sông Châu:
1. Bố cục tác phẩm Người ở bến sông Châu:
1.1. Bố cục tác phẩm Người ở bến sông Châu – Mẫu 1:
Văn bản có thể được chia thành 4 phần như sau:
– Phần 1 (Từ đầu đến “dì ngồi như tượng”): Nội dung nói về việc chú San đi lấy vợ, dì Mây trở về xóm Trại
– Phần 2 (Tiếp đến “Sóng nước lao xao”): Mô tả cuộc sống giản dị của dì Mây ở xóm Trại
– Phần 3 (Tiếp đến “ở phía cuối con đường về bến”): Câu truyện dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn
– Phần 4 (Còn lại): Nói về phẩm chất cao đẹp của dì Mây
1.2. Bố cục tác phẩm Người ở bến sông Châu – Mẫu 2:
Văn bản cũng có thể được chia thành 2 phần như sau:
– Phần 1 (từ đầu … cuối con đường về bến): Câu truyênh khi dì Mây trở về làng, chú San đi lấy vợ
– Phần 2 (còn lại): Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó
2. Tóm tắt nội dung tác phẩm Người ở bến sông Châu:
2.1. Tóm tắt nội dung tác phẩm Người ở bến sông Châu – mẫu 1:
Văn bản “Người ở bến sông Châu” của nhà văn Sương Nguyệt Minh kể về câu chuyện cuộc đời cay đắng của nhân vật được gọi là dì Mây khi ngày cô trở về cũng chính là ngày mà người yêu cô đi lấy vợ. Bỏ qua hết những buồn tủi của bản thân, dì Mây vẫn hết lòng giúp đỡ khi cô Thanh – vợ của chú San gặp tình huống nguy kịch. Ẩn sau những trang truyện về cuộc đời của dì Mây, người đọc cảm nhận được ân tình của tác giả, đó là những trăn trở, cảm thương cho số phận khổ đau của người phụ nữ sau chiến tranh.
2.2. Tóm tắt nội dung tác phẩm Người ở bến sông Châu – mẫu 2:
Câu truyện Người ở bến sông Châu là một câu chuyện cay đắng khi ngày mà dì Mây khoác ba lô về làng thì cũng là ngày người yêu của cô là chú San đi lấy vợ, chú lấy cô Thanh là giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Khi gặp lại nhau, chú San đã nhận hết lỗi về mình, chú mong muốn cả hai người sẽ làm lại nhưng dì Mây không đồng ý. Sáng hôm sau, tin dì Mây về loang đi khắp xóm Trại, mọi người quanh xóm đến nhà dì an ủi, động viên, dì cũng chỉ biết ngượng ngùng tiếp khách. Khách vãn đi, dì Mây cùng Mai ra bến sông Châu. Ở đây, những kí ức trước đây chưa bao giờ phai nhòa trong dì và bầu tâm trạng cũng cứ thế trầm lặng theo. Vào đêm mưa, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, bỏ qua hết buồn tủi của bản thân, chính dì Mây là người đã giúp cô ấy vượt cạn thành công. Dì Mây đã nhận nuôi bé Cún khi dì Ba chết. Tiếng ru của dì cứ văng vẳng trong đêm trên bến sông Châu.
2.3. Tóm tắt nội dung tác phẩm Người ở bến sông Châu – mẫu 3:
Truyện ngắn của nhà văn Sương Nhật Minh kể về nỗi đau của một người phụ nữ thời kì hậu chiến tranh với nhân vật chính là cô y tá được gọi là dì Mây. Chiến tranh kết thúc, trở về thì người yêu đi lấy vợ, mang trong mình thương tật, nỗi đau mất mát đồng đội. Bên cạnh đó là dấu vết của chiến tranh tàn khốc lên số phận của những người khổ cực khác, mặc dù không ra chiến trường và hi sinh như thím Ba.
2.4. Tóm tắt nội dung tác phẩm Người ở bến sông Châu – mẫu 4:
Câu chuyện kể về những số phận cay đắng của con người phải chịu dấu vết của chiến tranh và nhân vật chính đó là dì Mây. Chiến tranh kết thúc, ngày dì Mây xách ba lô từ chiến trường trở về làng thì cũng là lúc người yêu của dì – chú San đi cưới vợ, chú lấy cô Thanh là giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Khi gặp lại nhau, chú San đã nhận mọi lỗi lầm về mình và mong rằng hai người có thể quay trở lại nhưng dì Mây không đồng ý. Sáng hôm sau, tin về dì Mây đã loan đi khắp xóm, nhiều người đến nhà dì hỏi thăm, động viên, khích lệ nhưng dì cũng chỉ có thể ngượng ngùng tiếp khách. Sau khi khách vãn, người thưa, dì cùng Mai đến bến sông Châu. Ở đây, những ký ức cũ vẫn chưa hề phai nhòa trong tâm trí dì, nó cứ thế ùa về, bao trùm lấy hết tâm trí khiến tâm trạng cứ thế càng lúc càng trầm xuống theo. Vào mùa mưa, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, bỏ qua hết những buồn tủi của bản thân, chính dì Mây là người đã đỡ để cho cô ấy. Dì Mây cũng đã nhận nuôi bé Cún khi dì Ba qua đời. Tiếng ru của dì vẫn văng vẳng trong đêm tối trên bến sông Châu.
2.5. Tóm tắt nội dung tác phẩm Người ở bến sông Châu – mẫu 5:
Tác phẩm viết về câu chuyện cay đắng của một cô y sỹ Trường Sơn tên Mây, được tác giả gọi thân mật trong truyện là dì Mây. Dì Mây là một người con gái vô cùng chung thủy, là một y sỹ nơi chiến trường nhưng dì luôn mang hình bóng của người yêu là chú San bên mình, “trang nhật ký nào em cũng viết tên anh”. Cuộc chiến đã lấy đi của dì sức khỏe, tuổi xuân và để lại những nỗi đau về cơ thể, nỗi đau mất đồng đội. Thế nhưng khi trở về, cuộc sống đối xử thật tệ với chị khi người mà di luôn nhớ nhung lại đi lấy vợ, dù chú San có nhận lỗi và xin quay lại nhưng dì Mây nhất quyết không đồng ý. Hành động ấy cho thấy dì là một người sống nghĩa tình và vô cùng dứt khoát. Dì Mây là một người yêu thương đùm bọc mọi người trong cuộc sống: mất một chân, dì vẫn chống nạng giúp ông chèo đò, vẫn tiếp tục sống phi thường sau cú sốc đầy đau thương và dì chưa bao giờ lấy tiền đò của lũ trẻ cấp ba. Đêm mưa gió, dì vẫn miệt mài đến khám bệnh cho mọi người. Đặc biệt vào đêm mưa vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, bỏ qua những buồn tủi của bản thân, chính dì sẵn sàng giúp vợ chú San sinh con, vượt qua cửa tử mà không màng đến lời thím Ba đã nói. Khi thím Ba không may qua đời do bom nổ, dì Mây đã dang rộng vòng tay, chăm sóc, yêu thương thằng Cún không bị rơi vào cảnh mồ côi.
3. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:
– Tác giả: Sương Minh Nguyệt (có tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Sơn), sinh năm 1958, quê ở tỉnh Ninh Bình. Ông có phong cách nghệ thuật đặc trưng là tinh tế, nhẹ nhàng, sâu lắng. Một số tác phẩm chính có thể kể đến của ông như: Người về bến sông Châu, Dị hương, Nỗi đau dòng họ, Nơi hoang dã đồng vọng
– Thể loại: Truyện ngắn
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: Tác phẩm được trích trong tập truyện ngắn cùng tên
– Phương thức biểu đạt: Tự sự, ngôi kể chuyện là ngôi thú 3
– Giá trị nội dung:
+ Tác phẩm thể hiện những góc nhìn về những thân phận đầy ám ảnh thời hậu chiến tranh.
+ Tác phẩm để lại bài học cho người đọc lối sống nhân ái, yêu thương và bao dung hơn
– Giá trị nghệ thuật:
+ Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo.
+ Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình.
4. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Người ở bến sông Châu:
- Nội dung khi dì Mây trở về làng, chú San đi lấy vợ:
– Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Hoàng hôn màu đỏ ối
+ Mây đen trắng lẫn lộn bay cuồn cuộn
+ Lúc này, thủy triều ở sông Châu đang dâng cao, nước sông màu đỏ quạch, sóng đánh lớp lớp đập tung vào trụ cầu bị đổ từ thời bom Mĩ
– Cảnh đám rước dâu của chú San và cô Thanh:
+ Chú San lấy cô Thanh giáo viên nhà ở bên kia sông
+ Đám rước dâu rất đông
+ Mọi người đều ăn mặc lịch sự, gọn gàng
+ “Chú mặc áo sơ vin thắt ca ra vát, cô mặc áo cổ lá sen, các ông các bà mặc áo nâu sồng ngồi nhai trầu trên khoang”
=> Chú San vui sướng, hạnh phúc lắm lúc nào cũng cười
– Khi dì Mây trở về làng:
+ Khoác ba lô màu bạc toong teng ở một bên vai
+ Giọng nghèn nghẹn, gọi ông đò
+ Bước đi tập tễnh xuống dưới bến
=> Thương tật chiến tranh để lại với cô vô vàn nỗi đau và kỉ niệm
- Cuộc sống của dì Mây những ngày sau đó:
– Công việc hàng ngày: trở lũ trẻ qua sông để đến trường
– Ngoại hình: Da dẻ hồng hào trở lại, tóc mọc dày thêm, cổ trắng ngần.