Với bố cục bài Lời của cây Ngữ văn lớp 7 chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được bố cục văn bản Lời của cây từ đó học tốt môn Ngữ văn 7. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết sau đây.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bố cục văn bản Lời của cây ngắn gọn:
- 2 2. Tóm tắt nội dung chính văn bản Lời của cây ngắn gọn:
- 2.1 2.1. Tóm tắt nội dung chính văn bản Lời của cây ngắn gọn – Mẫu 1:
- 2.2 2.2. Tóm tắt nội dung chính văn bản Lời của cây ngắn gọn – Mẫu 2:
- 2.3 2.3. Tóm tắt nội dung chính văn bản Lời của cây ngắn gọn – Mẫu 3:
- 2.4 2.4. Tóm tắt nội dung chính văn bản Lời của cây ngắn gọn – Mẫu 4:
- 2.5 2.5. Tóm tắt nội dung chính văn bản Lời của cây ngắn gọn – Mẫu 5:
- 3 3. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Lời của cây:
- 4 4. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lời của cây:
- 5 5. Bài phân tích bài thơ Lời của cây hay:
- 6 6. Bài phân tích bài thơ Lời của cây điểm cao:
- 7 7. Bài phân tích bài thơ Lời của cây đặc sắc:
1. Bố cục văn bản Lời của cây ngắn gọn:
Văn bản Lời của cây bố cục gồm 2 phần:
– Phần 1: 5 khổ thơ đầu: Quá trình lớn lên của hạt mầm và tình cảm của tác giả dành cho cây.
– Phần 2: Khổ thơ cuối: Câu bày tỏ mong muốn sau này sẽ góp xanh đất trời.
2. Tóm tắt nội dung chính văn bản Lời của cây ngắn gọn:
2.1. Tóm tắt nội dung chính văn bản Lời của cây ngắn gọn – Mẫu 1:
Tác giả Trần hữu thung đã sử dụng ngôn từ giản dị và thủ pháp nghệ thuật nhân hóa để diễn tả quá trình trưởng thành của một cái cây và mong muốn cây sẽ lớn lên và nhuộm xanh bầu trời.
2.2. Tóm tắt nội dung chính văn bản Lời của cây ngắn gọn – Mẫu 2:
Bài thơ ‘Lời của cây’ thể hiện suy nghĩ của tác giả về quá trình một hạt giống lớn lên thành cây và niềm hy vọng cây sau này sẽ góp phần tạo nên màu xanh tươi cho trời đất.
2.3. Tóm tắt nội dung chính văn bản Lời của cây ngắn gọn – Mẫu 3:
Trong bài thơ ‘Lời của cây’ tác giả Trần Hữu Thung đã sử dụng những ngôn từ giản dị, dễ hiểu, hồn nhiên một cách đầy yêu thương để miêu tả quá trình một hạt mầm mọc thành cây và cái cây sau này trở thành khát vọng được góp sức cống hiến cho trời đất xanh.
2.4. Tóm tắt nội dung chính văn bản Lời của cây ngắn gọn – Mẫu 4:
Bài thơ này giống như tấm lòng của tác giả hướng về thiên nhiên. Bài thơ ‘Lời của cây’ kể về quá trình nảy mầm của một mầm cây và niềm mong cây lớn lên sẽ tô điểm cho bầu trời và cuộc sống.
2.5. Tóm tắt nội dung chính văn bản Lời của cây ngắn gọn – Mẫu 5:
Bằng thể thơ bốn chữ cùng những từ ngữ mộc mạc, gợi hình, gợi cảm, tác giả Trần Hữu Thung đã vẽ nên quá trình lớn lên của mầm cây non tác giả mong rằng sau này cây lớn lên sẽ làm đẹp cho đời.
3. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Lời của cây:
* Giá trị nội dung:
Qua bài thơ “Lời của cây”, tác giả đã yêu mến mà dành những từ ngữ mộc mạc, giản dị, hồn nhiên để miêu tả quá trình hạt mầm lớn lên thành cây cùng mong muốn cây sau này sẽ góp vào màu xanh của đất trời.
* Giá trị nghệ thuật:
– Thơ bốn chữ phù hợp với việc sáng tác thơ cho trẻ em do dễ đọc, dễ nhớ.
– Biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
– Lời thơ mộc mạc, giản dị, hồn nhiên.
– Từ ngữ gợi hình, gợi cảm, đặc sắc để miêu tả quá trình lớn lên của mầm cây.
4. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lời của cây:
* Quá trình lớn lên của hạt mầm:
– Khi đang là hạt: “cầm trong tay”, “hạt nằm”, “lặng thinh”, …
→ hạt cây khi đang nằm trong tay tác giả vẫn chưa gieo xuống đất, chưa có sự sống nên hàn vẫn lặng thinh.
– Khi hạt nảy mầm: “nhú lên giọt sữa”, “thì thầm”, “nghe rõ”.
→ Khi hạt được tác giả nâng niu ,yêu thương mà gieo xuống đất, hạt giờ đây đã bắt đầu có sự sống ,hạt nhú lên giọt sữa tinh khiết khiến tác giả cảm tưởng như ghé tai vào sẽ nghe thấy rõ mầm cây đang thì thầm điều gì đó.
– Hạt bắt đầu lớn lên “Mầm tròn”, “nằm giữa”, “vỏ hạt”, “làm nôi”, “tiếng ru”, “bàn tay vỗ”, “kiêng gió”, “kiêng mưa giông”, “mở mắt”, “đón nắng hồng”,…
→ Một loạt từ ngữ gợi hình, gợi cảm tác giả đã liên tưởng, tưởng tượng hình ảnh hạt mầm nằm giữa và vỏ hạt làm nôi như một em bé ngoan đang nằm ngủ trong nôi trong tiếng ru hời và bàn tay vỗ về yêu thương của người mẹ hiền.
→ Hình ảnh nhân hóa: mầm mở mắt đón nắng hồng thật trong sáng, đáng yêu như một đứa trẻ thơ.
– Hạt thành cây: “nở vài lá bé”, “bập bẽ”.
→ Hình ảnh hạt lớn lên thành cây khiến ta liên tưởng tới quá trình lớn lên của đứa trẻ con, bắt đầu bập bẹ những tiếng nói đầu tiên….
* Tình cảm, cảm xúc và thông điệp của tác giả:
– Để viết được những lời thơ giản dị, mộc mạc, hồn nhiên và đẹp đẽ như vậy, tác giả phải có tình yêu và lòng trân trọng sâu sắc đối với thiên nhiên.
– Thông điệp: Cây cối xung quanh chúng ta xứng đáng được tôn trọng. Chúng là món quà mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Chúng ta nên trồng thêm cây xanh, bảo vệ cây xanh và chấm dứt việc chặt phá rừng bừa bãi. Đây cũng chính là bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.
5. Bài phân tích bài thơ Lời của cây hay:
Bài thơ Lời Cây của nhà văn Trần Hữu Thung đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi. Tác giả đã sử dụng những cách miêu tả thú vị và ngôn ngữ giản dị, tự nhiên để giải thích quá trình sinh trưởng và phát triển của cây con, thể hiện tình yêu của mình đối với cây cỏ thiên nhiên.
Bài thơ gồm có sáu khổ thơ được viết bằng thơ tứ tuyệt. Mỗi khổ thơ thể hiện mức độ trưởng thành của cây con. Khổ thơ đầu tiên là hình ảnh một hạt giống tự gieo vào lòng đất và nằm bình yên trong hơi ấm của Đất Mẹ.
Ở khổ thơ thứ hai, hạt giống bắt đầu nảy mầm, nảy mầm những giọt sữa trong vắt. Tôi cảm thấy như mình có thể nghe thấy những lời thì thầm của mầm non ấy. Và rồi, với tình yêu, sự chăm sóc, nuôi dưỡng của Mẹ Thiên nhiên, dưới những tia nắng dịu dàng và ấm áp, mầm non non nớt dần lớn lên.
Theo thời gian, cây lớn lên, nụ biến thành những chiếc lá xanh nhạt “rung rinh” tiếng nói. Ở khổ thơ cuối, cây lớn lên và lên tiếng, hòa mình với Mẹ Thiên nhiên và hiểu được vai trò của nó trong việc tạo nên màu xanh của cuộc sống.
Tác giả vận dụng một cách tinh tế thủ pháp nghệ thuật nhân cách hóa như sau: “hạt nằm lặng thinh”, “mầm mở mắt”,… kết hợp cùng các động từ “nghe”, “ghé tai”,…không chỉ thể hiện nét sống động của thiên nhiên mà còn thể hiện được tình yêu thương của tác giả đối với những mầm cây.
Bài thơ với sự trong sáng hồn nhiên và hình ảnh thơ trong trẻo đã gợi lên trong tôi nhiều cảm xúc khó tả. Ngay cả khi gấp sách lại, tôi cũng không thể gạt bài thơ Lời Của Cây ra khỏi đầu. Bằng cách nuôi dưỡng những chồi non xanh tươi của sự sống, chúng ta cảm thấy cần phải trân trọng và bảo vệ thiên nhiên.
6. Bài phân tích bài thơ Lời của cây điểm cao:
“Lời của Cây” là bài thơ mang đậm phong cách sáng tạo của nhà thơ Trần Hữu Thung. Tác giả miêu tả chi tiết quá trình sinh trưởng của mầm cây rất sinh động.
Tác giả bày tỏ những tình cảm trìu mến, yêu thương khi giải thích quá trình sinh trưởng của mầm cây. Đó là một hạt giống được “cầm trong tay mình” rồi gieo xuống đất, nhú lên những chiếc mầm non và lớn lên trong sự chăm sóc, yêu thương của Mẹ Thiên nhiên.
Thể thơ ngắn bốn chữ và nghệ thuật nhân cách hóa qua các lời thơ “Mầm đã thì thầm”, “Nghe mầm mở mắt” đã khắc họa sinh động trạng thái và hoạt động của mầm xanh. Điều này khiến chúng ta cảm thấy thiên nhiên cũng có tiếng nói và tâm hồn riêng của mình. Đọc xong bài thơ, em thêm yêu quý thiên nhiên và học được cách lắng nghe, bảo vệ những mầm xanh, mầm cây góp phần làm nên màu xanh của trời đất.
Ở khổ thơ đầu, cây vẫn còn là một hạt mầm nằm lặng thinh. Nó có thể thì thầm khi hạt bắt đầu nảy mầm xanh. Đến khi hạt bắt đầu nảy mầm xanh, đã có thể cất tiếng nói thì thầm. Khi hạt phát triển thì chiếc vỏ của hạt lúc này tạo thành một cái nôi xinh đẹp bao quanh mầm cây. Cách viết này gợi lên hình ảnh một mầm cây, giống như một em bé đang được chăm sóc.
Khi mầm cây đã phát triển, người đọc dường như bắt đầu nghe thấy tiếng “bập bẹ” của lá. Từ “bập bẹ” gợi cho chúng ta nhớ đến giai đoạn trẻ em học nói. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh cây đã trưởng thành, với một ngày mai buổi sáng tràn ngập cây xanh tươi mát gợi lên mô tả sự sống trường tồn, bất diệt.
Bài thơ thú vị không chỉ ở lời bài thơ, hình ảnh trong bài thơ mà còn ở thông điệp tác giả muốn truyền tải đến người đọc: hãy yêu thương và bảo vệ cây xanh bởi chúng đã mang lại cuộc sống tươi mới, tràn đầy sức sống.
7. Bài phân tích bài thơ Lời của cây đặc sắc:
Trong những bài thơ đã được học, em yêu thích nhất Bài “Lời của cây” của Trần Hữu Thung. Tác giả đã khéo léo sử dụng thể thơ bốn chữ, cách ngắt nhịp 2/2 quen thuộc, gieo vần chân làm cho người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.
Năm khổ thơ đầu là lời của nhân vật trữ tình cất lên khi nghe lời tâm tình của mầm cây. Khổ cuối bài là lời của mầm cây khi đã trưởng thành. Cây xanh cất tiếng nói của chính mình vào bản hòa ca cuộc sống.
Bằng sự gần gũi, giao cảm đầy tinh tế với thiên nhiên, tác giả đã thể hiện tình yêu thương, nâng niu, trân trọng của mình với sự sống. Những câu thơ tha thiết, yêu thương đã đem lại cho em biết bao xúc cảm.
Thiên nhiên và con người như hòa là một, gần gũi và gắn bó. Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong các câu thơ “Mầm đã thì thầm”, “Nghe mầm mở mắt” khiến những hoạt động trạng thái của mầm cây càng trở nên sinh động.
Lời mời gọi tự nhiên mà thân thuộc “Rằng các bạn ơi” và cách ngắt nhịp 1/3 trong khổ thơ cuối bài thơ đã thể hiện khao khát mãnh liệt mong muốn được mọi người thấu hiểu của loài cây.
Tác phẩm “Lời của cây” tuy ngắn gọn nhưng đã gửi gắm tới mỗi chúng ta một thông điệp đầy sâu sắc. Hãy lắng nghe lời của thiên nhiên để biết yêu thương, nâng đỡ và bảo vệ. Mỗi loài cây, mỗi mầm sống dù là nhỏ bé đều mang cho mình một sứ mệnh, nó góp phần tạo nên sự sống tạo nên màu xanh đất trời.