Tác phẩm Prô-mê-tê bị xiềng là một trong những tác phẩm nằm trong sách giáo khoa lớp 11 Kết nối tri thức. Thông qua tác phẩm, ta học được sự gan dạ, bản lĩnh, ý chí kiên cường của thần Prô-mê-tê. Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu tham khảo, sau đây là tóm tắt và bố cục tham khảo của tác phẩm.
Mục lục bài viết
1. Bố cục văn bản, vở bi hài kịch Prô-mê-tê bị xiềng ngắn gọn nhất
Văn bản chia làm 2 phần:
– Phần 1: Lời thoại của nhạc trưởng: Mọi người muốn tò mò, ngạc nhiên muốn biết lí do tại sao Thần Vương (Thần Dớt) giam giữ, đưa ra hình phạt khắt khe đối với Prô-mê-tê.
– Phần 2: Lời thoại của Prô-mê-tê: Lí giải những thắc mắc của nhạc trưởng và mọi người. Thần Prô-mê-tê kể lại những việc làm, hi sinh, vất vả mà thần đã phải trả qua. Qua đó, nhằm cho thấy sức mạnh, sự hi sinh lớn lao, cao cả của Thần Prô-mê-tê.
2. Tóm tắt nội dung chính văn bản, vở bi hài kịch Prô-mê-tê bị xiềng ngắn gọn nhất:
2.1. Tóm tắt văn bản, vở bi hài kịch Prô-mê-tê bị xiềng ngắn gọn nhất – Mẫu 1:
Prô-mê-tê bị xiềng là vở bi kịch nổi tiếng nhất trong số những vở bi kịch còn lại của Ết – sin, khai thác đề tài từ thần thoại Hy Lạp về Prô-mê-tê- vị thần đã cả gan đánh cắp lửa trời về cho loài người và bị thần Dớt trừng phạt nặng nề (bị đóng đinh trên đỉnh núi Cô-ca-đơ, bị một con diều hâu ngày đêm moi gan móc ruột). Mở đầu vở bi kịch là sự thắc mắc của ngài nhạc trưởng bị thần Dớt giam dữ, tra tấn khắt khe, tàn ác, đê hèn đến như vậy. Tất cả như xót thương, đau đớn thay cho ngài Prô-mê-tê vĩ đại. Tiếp lời, thần Prô-mê-tê cũng cảm thấy tủi nhục, đắng cay thay cho số phận, càng lặng người đi vì nỗi đau này. Trước khi bị giam cầm và tra tấn, thần Prô-mê-tê có công lớn trong việc giúp Dớt đạt ngai vàng trong khi có hai luồng ý kiến về việc chiếm ngôi. Prô-mê-tê chỉ muốn được ngai vàng trong bình yên và mưu kế nhưng phía bên kia lại muốn chiến tranh, bao lực để đoạt lấy ngai vàng. Tuy nhiên, thần Prô-mê-tê đã nghĩ ra cách lôi kéo mẹ Te- mít (vị thần có trách nhiệm dàn xếp những vấn đề xã hội của con người) về phía mình để từ đó từ từ khuyên nhủ Dớt, sẽ vui lòng nghe theo mẹ con thần Prô-mê-tê. Thế nhưng, sau khi giúp Dớt có được ngai vàng từ cha mình thì Dớt chỉ ban thưởng cho các thần khác mà quên đi loài người, muốn huỷ diệt loài người để tạo ra một giống loài mới. Tất cả đều răm rắp nghe theo Dớt duy chỉ có thần Prô-mê-tê là đã một mình can đảm, dũng cảm đứng lên phản đối để ngăn không cho người trần thịt nát xương ta, ngăn giống loài của chúng ta huỷ diệt. Bất kể bao công lao mà thần Prô-mê-tê đã giúp đỡ Dớt mà hắn lại trừng phạt ngài như vậy, những đau đớn xót xa mà ngài phải chịu thật buồn thảm, bị khinh rẻ, đầy đoạ khắc nghiệt, nhục nhã ê chề. Qua đó, cho thấy sự dũng cảm, ga dạ, hi sinh cao cả của thần Prô-mê-tê đối với loài người. Nhờ có ngài Prô-mê-tê mà chúng sinh còn tồn tại và phát triển, thế hệ sau biết ơn ngài biết bao.
2.2. Tóm tắt văn bản, vở bi hài kịch Prô-mê-tê bị xiềng hay nhất, chiếm trọn trái tim giám khảo – Mẫu 2:
Prô-mê-tê bị xiềng là đoạn trích trong vở bi kịch kể về nỗi đau đớn, nhục nhã của thần Prô-mê-tê khi cố giúp loài người khỏi diệt vong khỏi tay Dớt. Đoạn đầu trong lời thoại của thần Prô-mê-tê thì đang diễn ra cuộc tranh ngôi cua của Dớt từ tay cha hắn. Cuộc giành ngôi này có hai phe ý kiến, nếu Prô-mê-tê muốn dùng mưu kế, kế sách, không dùng vũ lực còn phía bên kia lại muốn dùng bạo lực, mưu mô kế hèn, đê tiện để cướp ngôi. Biết mình yếu thế nên thần Prô-mê-tê đã lôi kéo mẹ Te- mít (vị thần có trách nhiệm dàn xếp những vấn đề xã hội của con người) về phía mình để từ đó từ từ khuyên nhủ Dớt, sẽ vui lòng nghe theo mẹ con thần Prô-mê-tê. Tuy nhiên, sau khi giúp đỡ Dớt giành được ngai vàng thì Dớt vẫn có hiềm nghi thần Prô-mê-tê, hắn ban thưởng cho tất cả các các thần nhưng lại bỏ quên thần Prô-mê-tê, phớt lờ ngài, coi như không thấy. Sau khi lên cai trị, Dớt tạo ra con người là loài yếu ớt, nhỏ bé và không ban lửa cho họ, khiến họ ở trong hang tối mãi mãi, thậm chí muốn huỷ diệt loài người để tạo ra một giống loài mới. Tất cả đều răm rắp nghe theo Dớt duy chỉ có thần Prô-mê-tê là đã một mình can đảm, dũng cảm đứng lên phản đối để ngăn không cho người trần thịt nát xương ta, ngăn giống loài của chúng ta huỷ diệt. Bất kể bao công lao mà thần Prô-mê-tê đã giúp đỡ Dớt mà hắn lại trừng phạt ngài như vậy, những đau đớn xót xa mà ngài phải chịu thật buồn thảm, bị khinh rẻ, đầy đoạ khắc nghiệt, nhục nhã ê chề. Trong thế giới thần linh, nếu thần Prô-mê-tê bị coi là tội đồ, phản nghịch, bị coi thường nhục mạ thì với con người thần Prô-mê-tê đã có công mang lửa, mang ánh sáng đến loài người, mở ra một nền văn minh mới, khai phóng con người, không còn khổ sở, vất vả như xưa nữa.
2.3. Tóm tắt văn bản, vở bi hài kịch Prô-mê-tê bị xiềng độc đáo nhất, điểm cao – Mẫu 3:
Ét-sin (525 – 456 trước Công Nguyên): người Hy Lạp, đóng vai trò lớn trong lịch sử phát triển của nền bi kịch cổ đại, đã sáng tác 70 vở bi kịch và 20 vở kịch xa-tia, nhưng đến nay chỉ còn lại 7 tác phẩm: Những thiếu nữ cầu xin, Quân Ba Tư, Bảy tướng đánh thành Te-bơ, Prô-mê-tê bị xiềng, A-ga-mem-nông, Những thiếu nữ viếng mộ, Những nữ thần ân đức. Trong số các tác phẩm đó, tiêu biểu phải kể đến vở bi kịch Prô-mê-tê bị xiềng. Prô-mê-tê bị xiềng là vở bi kịch nổi tiếng nhất trong số những vở bi kịch còn lại của Ết – sin, khai thác đề tài từ thần thoại Hy Lạp về Prô-mê-tê- vịi thần đã cả gan đánh cắp lửa trời về cho loài người và bị thần Dớt trừng phạt nặng nề (bị đóng đinh trên đỉnh núi Cô-ca-đơ, bị một con diều hâu ngày đêm moi gan móc ruột). Mở đầu vở bi kịch là sự thắc mắc của ngài nhạc trưởng bị thần Dớt giam dữ, tra tấn khắt khe, tàn ác, đê hèn đến như vậy. Tất cả như xót thương, đau đớn thay cho ngài Prô-mê-tê vĩ đại. Tiếp lời, thần Prô-mê-tê cũng cảm thấy tủi nhục, đắng cay thay cho số phận, càng lặng người đi vì nỗi đau này. Trước khi bị giam cầm và tra tấn, thần Prô-mê-tê có công lớn trong việc giúp Dớt dạt ngai vàng trong khi có hai luồng ý kiến về việc chiếm ngôi. Prô-mê-tê chỉ muốn được ngai vàng trong bình yên và mưu kế nhưng phía bên kia lại muốn chiến tranh, bao lực để đoạt lấy ngai vàng. Biết mình yếu thế nên thần Prô-mê-tê đã lôi kéo mẹ Te- mít (vị thần có trách nhiệm dàn xếp những vấn đề xã hội của con người) về phía mình để từ đó từ từ khuyên nhủ Dớt, sẽ vui lòng nghe theo mẹ con thần Prô-mê-tê. Tuy nhiên, sau khi giúp đỡ Dớt giành được ngai vàng thì Dớt vẫn có hiềm nghi thần Prô-mê-tê, hắn ban thưởng cho tất cả các các thần nhưng lại bỏ quên thần Prô-mê-tê, phớt lờ ngài, coi như không thấy. Sau khi lên cai trị, Dớt tạo ra con người là loài yếu ớt, nhỏ bé và không ban lửa cho họ, khiến họ ở trong hang tối mãi mãi, thậm chí muốn huỷ diệt loài người để tạo ra một giống loài mới. Tất cả đều răm rắp nghe theo Dớt duy chỉ có thần Prô-mê-tê là đã một mình can đảm, dũng cảm đứng lên phản đối để ngăn không cho người trần thịt nát xương ta, ngăn giống loài của chúng ta huỷ diệt. Tất cả ai cũng đều thương xót cho Prô-mê-tê. Sau đó là những hình phạt tiếp tục bị đè xuống tên Prô-mê-tê vì không khai tên người tiết lộ sẽ lật đổ Zeus, vì thế phải lãnh chịu những cơn phạt khủng khiếp đến từ tên Zeus, như cơn giông bão sấm sét, bị diều hâu moi gan, nhưng tất cả đều không thể đánh bại ý chí kiên cường và không chịu khuất phục trước số phận của Zeus khi đã vượt qua nó. Em thầm biết ơn, cảm mến, xót thương cho thần Prô-mê-tê vĩ đại. Nhờ có ngài mà cuộc sống của mình được trở nên ấm no, hạnh phúc, có lửa sinh ra bao nền văn minh, biến đổi cuộc sống con người mình khác xưa rất nhiều.
3. Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Prô-mê-tê bị xiềng:
3.1. Giá trị nội dung của tác phẩm Prô-mê-tê bị xiềng:
Hình ảnh thần Prô-mê-tê bị xiềng cho ta thấy được một sức mạnh, bản lĩnh, gan dạ, dũng cảm, một ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất, không đầu hàng của người anh hùng Prômêtê dẫu bị xiềng xíchdù cho thần có bị diều hâu hằng ngày đến moi gan, chịu bao nhiêu là cực hình của Dớt nhưng vẫn không chịu khuất phục trước sức mạnh đầy đe dọa đó vì chỉ để bảo vệ loài người bé nhỏ, yếu ớt, đáng thương.
3.2. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Prô-mê-tê bị xiềng:
– Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.
– Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.
– Thể loại bi kịch mang nhiều nét độc đáo
– Nhân vật được khắc họa ấn tượng