Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Bố cục, tóm tắt nội dung Bài thơ về tiểu đội xe không kính

  • 02/06/202502/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    02/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là một tác phẩm văn học, một tài liệu lịch sử, ghi chép lại một phần của cuộc sống, tinh thần và ý chí của những người lính trong thời kỳ đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Xin mời các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Bố cục, tóm tắt nội dung của bài thơ.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Bố cục, tóm tắt nội dung Bài thơ về tiểu đội xe không kính:
        • 1.1 1.1. Bố cục:
        • 1.2 1.2. Tóm tắt nội dung: 
      • 2 2. Giới thiệu chung về tác giả:
        • 2.1 2.1. Cuộc đời:
        • 2.2 2.2. Sự nghiệp sáng tác:
      • 3 3. Giới thiệu chung về tác phẩm:
        • 3.1 3.1. Xuất xứ:
        • 3.2 3.2. Ý nghĩa nhan đề: 
        • 3.3 3.3. Giá trị nội dung:
        • 3.4 3.4. Giá trị nghệ thuật:
      • 4 4. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm:
        • 4.1 4.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính:
        • 4.2 4.2. Hình ảnh người lính lái xe:

      1. Bố cục, tóm tắt nội dung Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

      1.1. Bố cục:

      – Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe tiểu đội xe không kính. 

      – Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính.

      – Phần 3 (khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam.

      1.2. Tóm tắt nội dung: 

      “Bài thơ về Tiểu Đội Xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã khắc họa một hình ảnh độc đáo: đó là hình ảnh của những chiếc xe không kính trên đường Trường Sơn. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.

      2. Giới thiệu chung về tác giả:

      2.1. Cuộc đời:

      – Phạm Tiến Duật, sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941 tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, là một nhà thơ Việt Nam nổi tiếng với những tác phẩm thơ tiêu biểu viết trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. 

      – Ông tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964 và sau đó đã quyết định nhập ngũ thay vì tiếp tục con đường giáo dục. 

      – Trong suốt 14 năm phục vụ trong quân đội, ông đã dành 8 năm gắn bó với Trường Sơn cùng Đoàn 559, nơi ông đã sáng tác nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng. Phạm Tiến Duật từng bộc bạch rằng Trường Sơn đã “đẻ ra nhà thơ Phạm Tiến Duật”, và những năm tháng ở đó đã trở thành nguồn cảm hứng sâu sắc cho ông.

      – Ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1970 và sau đó được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. 

      – Sau chiến tranh, Phạm Tiến Duật tiếp tục sự nghiệp văn chương của mình tại Hà Nội, nơi ông giữ chức Phó trưởng Ban Đối ngoại Hội Nhà văn Việt Nam. 

      – Ông cũng là người dẫn chương trình cho chương trình “Vui – Khỏe – Có ích” trên kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam. 

      – Nhà thơ Phạm Tiến Duật là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001, cũng như được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.

      – Phạm Tiến Duật qua đời vào ngày 4 tháng 12 năm 2007 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư phổi. 

      – Cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Tiến Duật không chỉ góp phần vào nền văn học Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này.

      2.2. Sự nghiệp sáng tác:

      – Sự nghiệp sáng tác của Phạm Tiến Duật bắt đầu nổi bật từ những năm 1960 khi các tác phẩm của ông được đăng trên báo Văn nghệ và sau đó là chiến thắng trong cuộc thi thơ do tờ báo này tổ chức. 

      – Phạm Tiến Duật được biết đến với biệt danh “con chim lửa của Trường Sơn” hay “cây săng lẻ của rừng già”, một nhà thơ có phong cách sáng tác độc đáo, giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và đầy “tinh nghịch” nhưng cũng không kém phần sâu sắc và trí tuệ.

      – Nhà thơ Phạm Tiến Duật được biết đến với giọng điệu thơ sôi nổi, trẻ trung và có phần tinh nghịch, phản ánh rõ nét tính cách ngang tàng nhưng cũng rất sâu sắc của người lính. 

      – Các tác phẩm của ông thường tập trung vào hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. 

      – Một số tác phẩm nổi bật của ông bao gồm “Gửi em cô bộ đội lái xe” (1968), “Vầng trăng – Quầng lửa” (1970), và “Ở hai đầu núi” (1981).

      – Những tác phẩm của ông như “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Trường Sơn đông, Trường Sơn tây” đã trở thành những bài thơ biểu tượng, không chỉ được yêu thích mà còn được phổ nhạc và hát rộng rãi, trở thành phần không thể thiếu trong kho tàng âm nhạc cách mạng Việt Nam.

      – Dù ông đã qua đời vào năm 2007, nhưng tinh thần và những đóng góp của ông cho nền thơ ca Việt Nam vẫn còn mãi với thời gian. 

      – Phạm Tiến Duật sống mãi trong lòng người yêu thơ qua những vần thơ đầy chất chiến đấu và tình yêu cuộc sống, qua những bài hát được hát mãi và qua những giá trị nhân văn mà ông đã gửi gắm trong từng con chữ. 

      – Sự nghiệp của ông là nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ nhà thơ sau này, là bằng chứng cho sức mạnh của ngôn từ và tầm quan trọng của văn học trong việc ghi chép và phản ánh thực tại lịch sử của một quốc gia.

      3. Giới thiệu chung về tác phẩm:

      3.1. Xuất xứ:

      – “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả.

      – Được sáng tác năm 1969 trong bối cảnh chiến tranh kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ được viết trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, nơi hàng ngày, những chiếc xe không kính chở theo niềm tin và sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu gian khổ nhưng đầy kiêu hãnh.

      3.2. Ý nghĩa nhan đề: 

      “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

      – Cái tên gợi cho người đọc tính khốc liệt của chiến tranh. Một cái tên trần trụi, không mỹ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đối lập với quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy.

      – Từ “ Bài thơ” tưởng chừng như thừa nhưng là để khẳng định rằng chất thơ vẫn tồn tại dù trong sự ác liệt của chiến tranh.

      3.3. Giá trị nội dung:

      Tác phẩm đã khắc họa một cách sinh động hình ảnh những chiếc xe không kính – biểu tượng của sự kiên cường, bất khuất và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính Việt Nam trong thời kỳ đó.

      3.4. Giá trị nghệ thuật:

      – Chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường 

      – Ngôn ngữ thơ phong phú, giàu hình ảnh và biểu cảm → thể hiện sức sống mãnh liệt của những người lính trong thời chiến. 

      4. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm:

      4.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính:

      – Tác giả miêu tả hình ảnh những chiếc xe không có kính trần trụi và chân thực nhất

      “Không có kính không phải vì xe không có kính

      Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”

      → Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa đạn dược ra mặt trận, nhưng bị máy bay Mỹ ném bom khiến cho cửa kính xe vỡ hết.

      – Các động từ “giật”, “rung” và từ “bom” được nhấn mạnh → làm tăng gấp đôi mức độ khốc liệt của chiến tranh.

      => Hai câu thơ đầu giải thích lý do tại sao có những chiếc xe không kính và cũng phản ánh mức độ khốc liệt của chiến tranh.

      4.2. Hình ảnh người lính lái xe:

      – Hình ảnh người lính kiêu hãnh, ngông nghênh, ngang tàng dù thiếu những trang bị chiến đấu tối thiểu:

      “Ung dung buồng lái ta ngồi, 

      Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”

      → Tính từ “ung dung” đặt ở đầu câu nhấn mạnh thái độ, tư thế chủ động, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm ập đến của những người lính lái xe.

      – Những người lính lái xe thể hiện phẩm chất và sức mạnh cao đẹp của họ, chính là: lòng dũng cảm và kiên ngang của họ.

      – Khó khăn, gian khổ dường như nhân lên gấp đôi, vì xe không có kính: “gió vào xoa mắt đắng, Bụi phun tóc trắng như người già, Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời….” nhưng điều đó không làm giảm đi ý chí và quyết tâm chiến đấu của những người lính lái xe.

      * Tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan tích cực coi thường hiểm nguy:

      – Những chiếc xe không kính độc đáo là hình ảnh tươi đẹp của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn:

      + Họ là chủ nhân của những chiếc xe không kính rất đặc biệt.

      + Họ có tư thế hiên ngang, dũng cảm “nhìn trời, nhìn đất, nhìn thẳng” để vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn vật chất.

      + Họ phải đối mặt với những hiểm nguy “gió vào xoa mắt đắng”, “đột ngột cánh chim “.

      + Hiện thực dù khó khăn nhưng những người lính cảm nhận và thể hiện bằng những cách rất táo bạo, ngang tàng, trẻ trung và lãng mạn.

      – Họ tự tin và dũng cảm đối mặt với khói lửa chiến tranh.

      – Giọng nói dũng cảm, bất chấp nguy hiểm được thể hiện rõ ràng trong cấu trúc “không có … ừ thì”, biến những khó khăn thành điều thú vị.

      → Khó khăn, nguy hiểm, bất lợi cũng không thể nào ngăn cản được ý chí kiên cường của người lính lái Trường Sơn. Ngược lại, ở họ chính là bản lĩnh và phi thường lớn.

      * Tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, của tình đồng chí, đồng đội sâu sắc:

      – Những người lính lái hóm hỉnh, tươi vui, “chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc/Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.”

      – Họ hồn nhiên, hài hước và ấm áp trong tình đồng chí, đồng đội. Tình cảm sâu sắc, thiêng liêng ấy chính là sợi dây vô hình gắn kết con người trong những hoàn cảnh nguy hiểm, cận kề cái chết.

      – Dù chiến tranh có khốc liệt đến đâu, những người lính lái xe vẫn đoàn kết một lòng, tạo nên một “tiểu đội xe không kính” cùng nhau chiến đấu.

      – Điệp từ “lại đi” khẳng định đoàn xe sẽ tiếp tục tiến tới chặng đường khó khăn phía trước.

      * Ý chí chiến đấu vì miền Nam, thống nhất đất nước:

      – Bài thơ kết thúc bằng bốn câu thơ đã thể hiện ý chí sắt đá của những người lính lái xe.

      – Miền Nam chính là động lực mạnh mẽ để tạo nên sức mạnh phi thường của những người lính.

      – Với biện pháp liệt kê, điệp từ “không có” mô tả mức độ ngày càng khốc liệt của chiến tranh.

      – Đối lập với những điều “không có”, chỉ cần có một “trái tim” cũng đã làm nổi bật nên sức mạnh và ý chí kiên cường của người lính.

      – Hình ảnh trái tim là một ẩn dụ nghệ thuật đẹp đẽ, sáng tạo, củng cố phẩm chất cao quý của người lính đang trên đường ra tiền tuyến lớn. Các anh xứng đáng chính là những người anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam; đại diện cho lòng yêu nước của thế hệ kháng chiến chống Mỹ.

      THAM KHẢO THÊM:

      • Địa chỉ và số điện thoại Công an Núi Thành (Quảng Nam)
      • cac-bai-tap-ve-tinh-theo-phuong-trinh-hoa-hoc-co-dap-an.jpg
      • Ý nghĩa nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay nhất

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      • Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích em yêu thích
      • Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Danh sách 148 xã, phường của Phú Thọ (mới) sau sáp nhập
      • Danh sách 92 xã, phường của Thái Nguyên sau sáp nhập
      • Danh sách 89 xã và 10 phường của Lào Cai sau sáp nhập
      • 117 xã và 07 phường của Tuyên Quang (mới) sau sáp nhập
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ