Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Bộ Kinh tế được thành lập. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 21-SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
Mục lục bài viết
1. Bộ Công thương là gì?
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Bộ Công thương tiếng Anh là Ministry of International Trade and Industry
2. Nhiệm vụ quyền hạn:
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ, của bộ và các nghị quyết, dự án, đề án, chương trình tổng kết theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc các ngành, lĩnh vực do bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
4. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do bộ quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ; chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp và thương mại.
5. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế – kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa, ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
6. Về năng lượng bao gồm: điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các năng lượng khác; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
a) Quản lý nhà nước theo thẩm quyền về đầu tư xây dựng các dự án năng lượng; tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh về lĩnh vực năng lượng;
b) Công bố danh mục các công trình năng lượng thuộc quy hoạch phát triển điện lực, công nghiệp than, dầu khí, năng lượng mới và năng lượng tái tạo để thu hút đầu tư xây dựng;
c) Phê duyệt và quản lý việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện;
d) Phê duyệt kế hoạch khai thác sớm tại các mỏ dầu khí; kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí; kế hoạch thu dọn mỏ dầu khí; quyết định thu hồi mỏ dầu khí trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt; quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành; quyết định gia hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về dầu khí;
đ) Chỉ đạo lập và phê duyệt Quy hoạch chi tiết các vùng than; Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng than bùn trên phạm vi cả nước; đề án cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện;
e) Tổ chức đàm phán để ký kết các văn kiện, tài liệu trong lĩnh vực năng lượng (Hợp đồng BOT, Bảo lãnh Chính phủ, Hiệp định) theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Chính phủ;
g) Quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật.
7. Về điều tiết điện lực:
a) Xây dựng các quy định về vận hành thị trường điện lực cạnh tranh và tổ chức thực hiện;
b) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cung cấp điện, kiểm tra và giám sát tình hình cung cấp điện và vận hành hệ thống điện để đảm bảo cân bằng cung – cầu điện; nghiên cứu, đề xuất và quản lý các giải pháp thực hiện cân bằng cung – cầu về điện; hướng dẫn điều kiện, trình tự ngừng cấp điện, cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện; điều kiện, trình tự đấu nối vào hệ thống điện quốc gia;
c) Xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về giá điện;
d) Quy định khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, phê duyệt giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực; giá điện cho năng lượng mới, năng lượng tái tạo;
đ) Giải quyết khiếu nại và tranh chấp trên thị trường điện lực.
8. Về hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp:
a) Quản lý nhà nước về hoá chất, tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật; hoá chất thuộc Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học; hoá chất sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng;
b) Quản lý ngành công nghiệp hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình phát triển công nghiệp hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật.
9. Về công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ:
a) Quản lý và phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng), công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sinh học, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, danh mục sản phẩm ưu tiên phát triển trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
c) Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp theo quy định.
10. Về khuyến công, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch khuyến công; quản lý kinh phí khuyến công quốc gia;
b) Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;
c) Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển cụm công nghiệp, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
11. Về an toàn kỹ thuật công nghiệp:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao;
b) Quản lý hoạt động kỹ thuật an toàn thuộc phạm vi quản lý của bộ;
c) Quản lý về an toàn đập thủy điện, vật liệu nổ công nghiệp;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác ứng phó sự cố, ứng cứu khẩn cấp, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc trách nhiệm của bộ.
12. Về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành Công Thương:
a) Thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của bộ;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn lập, thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của bộ;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương phát triển ngành công nghiệp môi trường;
d) Thực hiện các hoạt động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
13. Về thương mại và thị trường trong nước:
a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về phát triển thương mại và thị trường trong nước; phát triển thương mại và bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và đồng bào dân tộc theo quy định của pháp luật; về phương thức giao dịch và loại hình kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hóa;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lý và phát triển dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá đối với một số mặt hàng theo quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng chính sách phát triển hạ tầng thương mại (bao gồm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm đấu giá hàng hóa, sở giao dịch hàng hóa, trung tâm logistics, kho hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm, cửa hàng bán lẻ) theo quy định của pháp luật.
14. Về an toàn thực phẩm:
a) Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ;
b) Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
c) Quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên (không bao gồm chợ đầu mối, đấu giá nông sản);
d) Trình Chính phủ ban hành các quy định điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ, siêu thị và các loại hình thương mại khác theo quy định của pháp luật.
15. Về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá:
a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước;
b) Quản lý về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hoá, thương mại biên giới, hoạt động ủy thác, uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác nhập khẩu, đại lý mua bán, gia công, xuất xứ hàng hoá;
c) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và thương mại biên giới theo quy định của pháp luật.
16. Về phòng vệ thương mại:
a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại bao gồm: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc trợ giúp hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khi bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
c) Thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết các tranh chấp về các vụ kiện phòng vệ thương mại tại WTO và các tổ chức quốc tế.
17. Về thương mại điện tử và kinh tế số:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử;
b) Tổ chức thực hiện các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển những mô hình kinh doanh mới trên nền tảng ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số;
c) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động thương mại điện tử; quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử và các mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số theo quy định của pháp luật;
d) Thiết lập và vận hành những hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử; xây dựng khung kiến trúc và nền tảng kỹ thuật dùng chung cho các mô hình kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số;
đ) Nghiên cứu, phát triển và đưa vào triển khai các công nghệ mới để hỗ trợ doanh nghiệp kết nối theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế.
18. Về quản lý thị trường:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý thị trường theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm khác thuộc lĩnh vực được giao quản lý theo quy định của pháp luật.
19. Về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
a) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh, bao gồm các hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế và hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
20. Về xúc tiến thương mại:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm, Chương trình thương hiệu quốc gia theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương mại, thương hiệu, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý, theo dõi nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý, chỉ đạo hoạt động của các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài; quản lý các Văn phòng đại diện các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
21. Về hội nhập kinh tế quốc tế:
a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế; thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Tổng hợp, xây dựng phương án và tổ chức nghiên cứu, đề xuất đàm phán, ký hoặc gia nhập các điều ước quốc tế song phương, đa phương hoặc khu vực về thương mại trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật; đàm phán các thoả thuận thương mại tự do; đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế, các thoả thuận mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc vùng lãnh thổ;
c) Đại diện lợi ích kinh tế quốc tế của Việt Nam, đề xuất phương án và tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.
22. Về phát triển thị trường ngoài nước, hợp tác khu vực và song phương:
a) Tổ chức nghiên cứu, đàm phán, ký kết, gia nhập và thực thi các thỏa thuận và điều ước quốc tế song phương hoặc khu vực về hợp tác thương mại và công nghiệp trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước và vùng lãnh thổ;
b) Tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác song phương, hợp tác khu vực và tiểu vùng thuộc phạm vi quản lý của bộ;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đề xuất thành lập, theo dõi và triển khai hoạt động của các Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp;
d) Nghiên cứu thị trường, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về công nghiệp, thương mại, thương nhân trong và ngoài nước phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phát triển thị trường ngoài nước; phát hiện và tháo gỡ rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam; triển khai hoạt động kết nối doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường ngoài nước;
đ) Hướng dẫn hoạt động thương mại của các thương nhân Việt Nam ở nước ngoài;
e) Phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo công tác chuyên môn về thương mại đối với cán bộ biệt phái của bộ tại các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
23. Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh, hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận và các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
25. Thực hiện quản lý chất lượng các công trình công nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
26. Quản lý hàng dự trữ quốc gia theo phân công của Chính phủ.
27. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; triển khai hoạt động hợp tác công nghiệp và thương mại với các tổ chức quốc tế; xây dựng quan hệ đối tác với các công ty đa quốc gia; tiếp nhận và tổ chức quản lý, điều phối các khoản ODA và hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp theo quy định của pháp luật.
28. Về khoa học và công nghệ:
a) Tổ chức thực hiện lộ trình phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, ứng dụng công nghệ cao và đổi mới công nghệ trong ngành Công Thương;
b) Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng và phát triển công nghệ mới, công nghệ cao, phát triển thị trường công nghệ; đánh giá, thẩm định công nghệ các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo thẩm quyền;
c) Tổ chức thực hiện hoạt động tiêu chuẩn hóa, đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa, sở hữu trí tuệ trong ngành Công Thương.
29. Về dịch vụ công:
a) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
30. Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
31. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
32. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân và xử lý vi phạm hành chính theo chức năng quản lý nhà nước của bộ; thực hiện các hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật.
33. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
34. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; khen thưởng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
35. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.36. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức:
3.1. Cơ quan chức năng:
- Vụ Kế hoạch
- Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp
- Vụ Tổ chức cán bộ
- Vụ Pháp chế
- Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững
- Vụ Dầu khí và than
- Vụ Khoa học và Công nghệ
- Văn phòng Ban Cán Sự
- Vụ Thị trường trong nước
- Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi
- Vụ Thị trường Châu Âu- Châu Mỹ
- Vụ Chính sách thương mại đa biên
- Thanh tra Bộ
- Văn phòng Bộ
- Văn phòng ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực
3.2. Cơ quan quản lý nhà nước:
- Tổng cục Quản lý thị trường
- Cục Công nghiệp
- Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng
- Cục Điện lực và năng lượng tái tạo
- Cục Phòng vệ thương mại
- Cục Điều tiết điện lực
- Cục Xúc tiến thương mại
- Cục Xuất nhập khẩu
- Cục Công thương địa phương
- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
- Cục Hóa chất
- Cục Công tác phía Nam
- Thương vụ Việt Nam tại các nước và các vùng lãnh thổ
3.3. Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài:
Khối Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương
- Thương vụ Việt Nam tại Myanmar
- Thương vụ Việt Nam tại Úc (kiêm nhiệm Vanuatu, Quần đảo Marshall, Micronesia, Quần đảo Solomon)
- Thương vụ Việt Nam tại Lào
- Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông (kiêm nhiệm Ma Cao)
- Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc
- Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản
- Thương vụ Việt Nam tại New Zealand (kiêm nhiệm Fiji, Samoa)
- Thương vụ Việt Nam tại Indonesia (kiêm nhiệm Đông Timor, Papua New Guinea)
- Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc
- Thương vụ Việt Nam tại Malaysia
- Thương vụ Việt Nam tại Singapore
- Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc
- Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan (kiêm nhiệm Nepal)
- Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines (kiêm nhiệm Palau)
- Thương vụ Việt Nam tại Campuchia
Khối Thị trường Châu Âu
- Thương vụ Việt Nam tại Nga (kiêm nhiệm Azerbaijan, Turkmenistan)
- Thương vụ Việt Nam tại Pháp (kiêm nhiệm Bồ Đào Nha, Monaco, Andora, Cộng hòa Trung Phi)
- Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU (kiêm nhiệm Luxembourg, Ủy ban châu Âu)
- Thương vụ Việt Nam tại Ý (kiêm nhiệm Hy Lạp, Malta, Síp, San Marino)
- Thương vụ Việt Nam tại Đức
- Thương vụ Việt Nam tại Belarus
- Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan
- Thương vụ Việt Nam tại Áo (kiêm nhiệm Slovenia)
- Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan (kiêm nhiệm Litva, Estonia)
- Thương vụ Việt Nam tại Bulgaria (kiêm nhiệm Macedonia)
- Thương vụ Việt Nam tại Hungary (kiêm nhiệm Croatia, Bosna và Hercegovina)
- Thương vụ Việt Nam tại Anh (kiêm nhiệm Ireland)
Khối Thị trường Châu Mỹ
- Thương vụ Việt Nam tại Brasil (kiêm nhiệm Bolivia, Guyana, Peru, Suriname)
- Thương vụ Việt Nam tại Panama (kiêm nhiệm Costa Rica, Dominica)
- Thương vụ Việt Nam tại Canada
- Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ
- Thương vụ Việt Nam tại Chile (kiêm nhiệm Ecuador)
- Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal, Bhutan)
- Thương vụ Việt Nam tại Venezuela (kiêm nhiệm Colombia, Grenada, Barbados, Saint Vincent và Grenadines)
- Thương vụ Việt Nam tại Mexico (kiêm nhiệm Guatemala, Honduras, El Salvador, Belize)
- Thương vụ Việt Nam tại Argentina (kiêm nhiệm Uruguay, Paraguay)
Khối Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á
- Thương vụ Việt Nam tại Algérie (kiêm nhiệm Mali, Sénégal, Sahrawi, Niger, Gambia)
- Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập (kiêm nhiệm Sudan, Nam Sudan, Palestine, Eritrea, Liban)
- Thương vụ Việt Nam tại Pakistan (kiêm nhiệm Afghanistan)
- Thương vụ Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria, Iraq)
- Thương vụ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (kiêm nhiệm Oman)
- Thương vụ Việt Nam tại Ả Rập Xê Út (kiêm nhiệm Jordan, Yemen, Bahrain)
- Thương vụ Việt Nam tại Maroc (kiêm nhiệm Guinée, Bénin, Bờ Biển Ngà, Burkina Faso)
- Thương vụ Việt Nam tại Nigeria (kiêm nhiệm Ghana, Togo, Sierra Leone, Cameroon, Tchad)
- Thương vụ Việt Nam tại Kuwait (kiêm nhiệm Oman, Qatar)
- Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ
- Thương vụ Việt Nam tại Israel
Các Viện Nghiên cứu
- Viện Công nghiệp thực phẩm
- Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
- Viện Nghiên cứu Cơ khí
- Viện Nghiên cứu Da – giầy
- Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ – Luyện kim
- Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp
- Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu
- Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công thương
- Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa
- Viện Năng lượng
- Công ty TNHH MTV Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp
- Viện Nghiên cứu Sành sứ – Thuỷ tinh công nghiệp
- Viện Nghiên cứu Thương mại
Khối trường
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hoà
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt – Đức
- Trường Cao đẳng Công Thương thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên
- Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế
- Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương
- Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng
- Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung
- Trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm
- Trường Đại học Sao Đỏ
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định
- Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
- Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương
- Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng
- Trường Đại học Điện lực
Các Tập đoàn, Tổng Công ty trực thuộc Bộ
- Vinatex (Tập đoàn Dệt may Việt Nam)
- Vinapaco (Tổng công ty Giấy Việt Nam)
- Vnsteel (Tổng Công ty Thép Việt Nam)
- MIE (Tổng Công ty Máy và thiết bị công nghiệp)
- VEAM (Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp)
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
-Nghị định số 101/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu của Bộ, Cơ quan ngang Bộ
– Nghị định số 98/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
– Quyết định số 244/2017/QĐ-BCT của Bộ Công thương ban hành Quy chế làm việc của Bộ Công Thương.