Công chức là một công dân Việt Nam, người này được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh mà có tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Vậy bố có tiền án con có được làm công chức nhà nước không?
Mục lục bài viết
1. Bố có tiền án con có được làm công chức nhà nước không?
Khoản 2 Điều 4 Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức quy định công chức là một công dân Việt Nam, người này được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh mà có tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị mà thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, những đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan có phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Điều 32 Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức quy định Công chức bao gồm:
– Công chức ở trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội;
– Công chức ở trong cơ quan nhà nước;
– Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc ở trong Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an
Điều 36 Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức quy định về những điều kiện đăng ký dự tuyển công chức, Điều này quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức như sau:
– Người có đủ các điều kiện dưới đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
+ Có một quốc tịch chính là quốc tịch Việt Nam;
+ Người đủ 18 tuổi trở lên;
+ Đã có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
+ Đã có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
+ Người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
+ Đủ về sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
+ Các điều kiện khác theo như yêu cầu của vị trí dự tuyển.
– Những người dưới đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
+ Không có cư trú tại Việt Nam;
+ Mất hoặc là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án nhân dân mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trong cơ sở giáo dục bắt buộc.
Theo đó, quy định về điều kiện được đăng ký dự tuyển công chức và các trường hợp không được đăng ký dự tuyển công chức đã nêu ở trên thì không có quy định nào quy định bố (hoặc người thân thích khác) có tiền án thì con không được làm công chức nhà nước.
Như vậy, qua các phân tích trên thì có thể khẳng định được rằng bố có tiền án thì con vẫn hoàn toàn được làm công chức nhà nước.
2. Nội quy tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức nhà nước:
2.1. Quy định đối với thí sinh:
– Phải có mặt tại phòng thi đúng giờ quy định. Trang phục gọn gàng, văn minh, lịch sự. Trường hợp thí sinh dự thi mà đến muộn quá 10 phút kể từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài thi thì không được dự thi. Trường hợp thí sinh mà gặp sự cố bất khả kháng đến quá giờ thi, Trưởng điểm thi phải báo cáo ngay đến cho Trưởng ban coi thi xem xét, quyết định cho thí sinh thi lại ca sau hoặc thi lại đợt thi khác.
– Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc là giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, phải còn giá trị sử dụng; giấy xác nhận đăng ký dự thi để giám thị đối chiếu trước khi vào phòng thi.
– Ngồi đúng chỗ theo số báo danh, để Giấy chứng minh nhân dân hoặc là Thẻ căn cước công dân hoặc một trong các loại giấy tờ tùy thân hợp pháp khác mà đã có dán ảnh và có giấy xác nhận đăng ký dự thi trên mặt bàn để các giám thị phòng thi và các thành viên Hội đồng kiểm định kiểm tra.
– Chỉ được mang vào phòng thi bút viết và một số các loại thuốc mà thí sinh dự thi có bệnh án phải mang theo; không được mang vào phòng thi những loại túi xách, điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, những phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị có chứa đựng, truyền tải thông tin khác và các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung thi.
– Tuân thủ mọi hướng dẫn của giám thị phòng thi; giữ trật tự và không được hút thuốc hoặc là sử dụng chất kích thích, các loại thức ăn, đồ uống có cồn trong phòng thi.
– Không được trao đổi với người khác trong thời gian thi, không được trao đôi giấy nháp, không được nhìn bài thi của những thí sinh khác hoặc có bất kỳ một hành động gian lận nào khác. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép, truyền tải các thông tin có liên quan đến câu hỏi và đáp án ra ngoài phòng thi hoặc nhận thông tin từ ngoài vào phòng thi.
– Nếu cần hỏi điều gì, phải hỏi công khai với các giám thị phòng thi.
– Trong thời gian làm bài thi, thí sinh không được ra ngoài phòng thi, nếu thí sinh có đau, ốm bất thường thì sẽ phải báo cho giám thị phòng thi và giám thị phòng thi phối hợp với các giám thị hành lang phải báo ngay cho Trưởng điểm thi, Ban giám sát thi xem xét, giải quyết.
– Nghiêm cấm các hành vi làm hỏng hệ thống máy vi tính phục vụ thi; khi phát hiện máy vi tính không có sử dụng được, phải kịp thời báo cho giám thị phòng thi để xem xét, giải quyết.
– Thí sinh dự thi chỉ được rời phòng thi khi đã nộp bài và ký xác nhận vào trong danh sách kết quả thi của phòng thi.
– Thí sinh dự thi có quyền tố giác người vi phạm nội quy, quy chế với các giám thị phòng thi, Trưởng ban coi thi, Phó Trưởng ban coi thi, Trưởng điểm thi, Phó Trưởng điểm thi, các thành viên Hội đồng kiểm định, thành viên Ban giám sát.
2.2. Xử lý vi phạm đối với thí sinh dự thi:
– Khiển trách: Giám thị phòng thi lập biên bản, công bố công khai ở tại phòng thi và áp dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau:
+ Cố ý ngồi không đúng chỗ ghi số báo danh của chính mình.
+ Trao đổi với thí sinh khác và đã bị nhắc nhở nhưng mà vẫn tái phạm.
+ Mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, những phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng, truyền tải thông tin khác và những loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung thi.
– Cảnh cáo: Giám thị phòng thi lập biên bản, công bố công khai tại phòng thi và áp dụng đối với những thí sinh vi phạm đã bị lập biên bản với hình thức khiển trách nhưng mà vẫn cố tình vi phạm nội quy, quy chế thi hoặc thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau:
+ Trao đổi bài làm hoặc là giấy nháp với thí sinh khác.
+ Sử dụng tài liệu, điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính và các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, những phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng thông tin khác trong phòng thi (trừ trường hợp có quy định khác).
– Đình chỉ thi: Thí sinh bị đình chỉ thi trong trường hợp vi phạm đã bị lập biên bản với hình thức cảnh cáo nhưng mà vẫn cố tình vi phạm nội quy, quy chế thi hoặc là cố ý gây mất an toàn, trật tự làm ảnh hưởng đến phòng thi. Trưởng điểm thi phải kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng kiểm định xem xét, quyết định đình chỉ thi đối với thí sinh ở ngay trong ca thi. Việc đình chỉ thi được công bố công khai tại phòng thi.
– Trừ điểm của bài thi.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức.
THAM KHẢO THÊM: