Khi tham gia giao thông, nếu bị cảnh sát giao thông ra hiệu lênh dừng xe để kiểm tra mà người điều khiển phương tiện giao thông vẫn cố tình đánh lái phương tiện, không tuân thủ hiệu lệnh hoặc bỏ chạy thì sẽ bị xử phạt hành chính và trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mục lục bài viết
- 1 1. Cảnh sát giao thông được quyền yêu cầu dừng xe đang lưu thông trong trường hợp nào ?
- 2 2. Hành vi nào của người tham gia giao thông bị xem là không chấp hành hiệu lệnh và chống người thi hành công vụ?
- 3 3. Trường hợp bỏ chạy khi bị Cảnh sát giao thông ra yêu cầu dừng xe:
- 3.1 3.1. Xử phạt khi người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông:
- 3.2 3.2. Người điều khiển phương tiện giao thông quay đầu bỏ chạy khi có yêu cầu dừng xe có bị truy cứu trách nhiệm về tội Chống người thi hành công vụ (Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017) không?
1. Cảnh sát giao thông được quyền yêu cầu dừng xe đang lưu thông trong trường hợp nào ?
Với vai trò là bộ phận nóng cốt thực hiện công tác bảo đảm trật tự xã hội nói chung và an toàn giao thông nói riêng, các cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông được Nhà nước và nhân dân trao cho thẩm quyền để thực hiện vai trò của mình nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ và đáp ứng quy định pháp luật. Cụ thể, khi người dân tham gia điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, cảnh sát giao thông có nhiệm vụ chỉ dẫn, phân làn đường,… Đặc biệt, trong một số trường hợp thì cảnh sát giao thông có thể ra lệnh yêu cầu người đang lưu thông trên đường dừng xe để kiểm tra căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 32/2023/TT-BCA như sau:
Thứ nhất, nếu cảnh sát giao thông trực tiếp phát hiện hoặc thông qua các thiết bị nghiệp vụ, phương tiện kĩ thuật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình phát hiện các lỗi vi phạm khi tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện xe cơ giới hoặc vi phạm các quy định pháp luật khác;
Thứ hai, khi cần thực hiện mệnh lệnh của cấp trên hoặc có kế hoạch tổng kiểm tra, kiểm soát giao thông phải thực hiện, cảnh sát giao thông cũng có quyền yêu cầu người phạm gia phương tiện giao thông đường bộ dừng lại. Các kế hoạch hay đợt kiểm tra được thực hiện thường xuyên nhằn bảo đảm tình hình tham gia giao thông diễn ra trật tự và luôn đảm bảo an toàn.
Thứ ba, trong trường hợp Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc các cơ quan chức năng khác có trách nhiệm liên quan ra văn bản đề nghị cán bộ cảnh sát giao thông dừng xe cán bộ cảnh sát giao thông dừng xe để tuần tra, kiểm tra và xử lý những lỗi vi phạm an toàn giao thông. Các đợt kiểm tra này thường được thực hiện dựa trên các chuyên đề ban hành từ các cấp có thẩm quyền nhằm bảo đảm trật tự xã hội và trật tự giao thông.
Cuối cùng, cán bộ cảnh sát giao thông còn có thẩm quyền yêu cầu phương tiện đang lưu thông dừng lại kiểm tra nếu nhận được tin báo hay kiến nghị, phản ánh, tố cáo của người dân về những hành vi vi phạm pháp luật của người tham gia giao thông.
Như vậy, không phải bất kỳ lúc nào cán bộ cảnh sát giao thông cũng có thẩm quyền yêu cầu phương tiện đang tham gia giao thông dừng phương tiện để kiểm tra mà chỉ trong bốn trường hợp trên thì cảnh sát giao thông mới có thẩm quyền này. Nếu vẫn cố tình yêu cầu dừng xe không căn cứ thì cán bộ cảnh sát giao thông đó sẽ bị xem là vvi phạm pháp luật và người dân có quyền khiếu nại lên cấp cơ quan có chính quyền.
2. Hành vi nào của người tham gia giao thông bị xem là không chấp hành hiệu lệnh và chống người thi hành công vụ?
Theo quy định tại Luật An toàn giao thông 2008 thì căn cứ vào những hành vi sai trái thực tế phát sinh của chủ thể tham gia giao thông mà gây ra hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu quả cho chính bản thân, những người cùng tham gia giao thông khác sẽ bị xem là hành vi vi phạm an toàn giao thông. Cụ thể, trong dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ sắp đang được Quốc hôi và Bộ Công an phối hợp chỉnh lý, bổ sung thì những hành vi khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông bị xem là vi phạm trật tự an toàn giao thông được chia thành một số nhóm hành vi như sau:
Nhóm hành vi mà người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể, trong hơi thở và trong máu có chứa một lượng nhất định các chất cấm như ma túy, chất kích thích hay các chất gây mất tỉnh táo như cồn,…
Những hành vi gây cản trở hoặc cố tình không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hay của cán bộ cảnh sát giao thông,…
Nhóm hành vi có mức độ nguy hiểm cao, không những gây mất trật tự công cộng mà còn trực tiếp đe dọa sự an toàn của nhiều người khác: sử dụng các thiết bị điện tử mà không tập trung chú ý, quan sát khi đang điều khiển phương tiện giao thông; đua xe, tổ chức hoặc tham gia đua xe trái phép; lạng lách, đánh võng; chở quá số người quy định của loại phương tiện, chở quá trọng tải,…
Nhóm hành vi tự ý thay đổi số khung, số máy, thay đổi các hình dạng cơ bản bên ngoài và bên trong của phương tiện giao thông; tự ý trang bị thêm các thiết bị không thuộc bộ phận cấu thành xe như loa, kèn hay các loại đèn,…; tháo lắp biển số xe, che biển số hoặc sử dụng biển số giả khi tham gia giao thông,…
3. Trường hợp bỏ chạy khi bị Cảnh sát giao thông ra yêu cầu dừng xe:
3.1. Xử phạt khi người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông:
Nếu trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông, người nào tham gia giao thông cố ý không chấp hành hiệu lệnh yêu cầu dừng xe của cán bộ cảnh sát giao thông thì người đó sẽ phải đối diện với mức phạt từ 100.000 đồng đến 6.000.000 triệu đồng tùy vào loại phương tiện. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại
Loại phương tiện | Mức phạt dựa trên hành vi vi phạm | |
Mức phạt chính (Phạt tiền) | Mức phạt bổ sung | |
Xe hoặc phương tiện sử dụng để dẫn dắt súc vật, lưu thông bằng cách để súc vật kéo | Cở sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 10 NĐ 123/2021/NĐ-CP. Phạt tiền: Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. | Không có quy định |
Các loại xe đạp, xe thổ sơ, xe điện 02 bánh | Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 2 Điêu 8 NĐ 123/2021/NĐ-CP. Phạt tiền: Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. | Không có quy định |
Các loại xe máy chuyên dùng, xe máy kéo | Cơ sở pháp lý: điểm d khoản 5 Điều 7 NĐ 123/2021/NĐ-CP. Phạt tiền: Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. | Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 10 Điều 7 NĐ 123/2021/NĐ-CP. Máy kéo: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; Xe máy chuyên dùng: Tước quyền sử dụng Bằng lái xe hoặc giấy tờ tương đương từ 01 tháng đến 03 tháng. |
Các loại xe mô tô và xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) | Cơ sở pháp lý: điểm g khoản 4 Điều 6 NĐ 123/2021/NĐ-CP. Phạt tiền: Từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. | Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 10 Điều 6 NĐ 123/2021/NĐ-CP. Hình thức: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. |
Các loại xe ô tô, xe khác tương tự | Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 5 Điều 5 NĐ 123/NĐ-CP. Phạt tiền: Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. | Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 11 Điều 5 NĐ 123/2021/NĐ-CP. Hình thức: Tước quyền sử dụng Giất phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. |
Bên cạnh mức phạt hành chính như trên, nếu người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh của cán bộ cảnh sát giao thông hoặc có hành vi vi phạm an toàn giao thông mà gây ra hậu quả hoặc đe dọe gây ra hậu quả cho tính mạng, sức khỏe cộng đồng và có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và các Nghị đinh, Thông tư hoặc luật khác có liên quan.
3.2. Người điều khiển phương tiện giao thông quay đầu bỏ chạy khi có yêu cầu dừng xe có bị truy cứu trách nhiệm về tội Chống người thi hành công vụ (Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017) không?
Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về Tội chống người thi hành công vụ thì người vi phạm chỉ bị truy cứu trách nhiệm về tội này nếu hành vi sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; dùng những thủ đoạn khác nhằm cố tình cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ hoặc cưỡng ép học thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Như vậy, đối với hành vi bỏ chạy khi nhận được hiệu lệnh yêu cầu dừng xe của cán bộ cảnh sát giao thông chỉ nhằm mục đích trốn trách việc bị kiểm tra , không muốn chịu phạt do hành vi của mình chứ chưa sử dụng hay đe dọa dùng vũ lực với cảnh sát giao thông như dấu hiệu định tội tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật An toàn giao thông 2008 (sửa đổi, bổ sung 2018);
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ; đường sắ; hàng không dân dụng;
Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của canhst sát giao thông
THAM KHẢO THÊM: