Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức đội được thành lập ở Việt Nam dành cho đối tượng trong độ tuổi thiếu nhi, thiếu niên. Để kiểm tra kiến thức về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, bài viết dưới đây sẽ đưa ra Bộ câu hỏi trắc nghiệm về Đội thiếu niên tiền phong và các thông tin lịch sử liên quan đến Đội.
Mục lục bài viết
1. Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu về Đội thiếu niên tiền phong:
Câu 1. Trong điều lệ Đội Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thì chương nào và có bao nhiêu điều quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh?
a) Chương II – có 4 điều
b) Chương II – có 6 điều
c) Chương I – có 5 điều
d) Chương II – có 2 điều.
Đáp án: b.
Câu 2. Tổ chức Đội mang các tính chất gì?
a) Tính quần chúng, tính giáo dục, tính chính trị.
b) Tính tự quản, tính tự nguyện.
c) Tính chính trị, tính tự nguyện, tự quản.
d) Tính giáo dục, tính tự nguyện, tự quản.
Đáp án: a
Câu 3. Có bao nhiêu nguyên tắc và bao nhiêu nhiệm vụ của Đội Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh?
a) 3 nguyên tắc, 2 nhiệm vụ.
b) 3 nguyên tắc, 3 nhiệm vụ.
c) 2 nguyên tắc, 2 nhiệm vụ .
d) 2 nguyên tắc, 3 nhiệm vụ.
Đáp án: d.
Câu 4. Đội viên khi được kết nạp vào Đội phải đọc lời hứa gì của Đội viên?:
a) Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
b) Giữ gìn danh dự Đội Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
c) Tuân theo điều lệ Đội.
d) Tất cả các ý trên.
Đáp án: d
Câu 5. Bao nhiêu tuổi thì đủ điều kiện kết nạp đội viên vào Đội Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh?
a) Từ 5– 14 tuổi
b) Từ 9– 14 tuổi
c) từ 9 – 15 tuổi
d) Từ 9 – 16 tuổi
Đáp án: c
Câu 6. Có bao nhiêu cấp hệ thống tổ chức Hội đồng Đội?
a) 1 cấp
b) 2 cấp
c) 3 cấp
d) 4 cấp.
Đáp án: d
Câu 7. Có bao nhiêu đội viên trở lên được thành lập một chi đội ?
a) 3 đội viên
b) 5 đội viên
c) 7 đội viên
d) 9 đội viên
Đáp án: a.
Câu 8. Để có thể phân chia thành các phân đội thì chi đội phải có từ bao nhiêu đội viên trở lên?
a) 5 đội viên
b) 8 đội viên
c) 11 đội viên
d) 9 đội viên
Đáp án: d
Câu 9. Nhiệm kỳ Đại hội chi đội, liên đội là:
a) Một kỳ học
b) Một năm học
c) Một năm
d) Tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở.
Đáp án: c
Câu 10. Cấp cơ sở của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh bao gồm:
a) Phân đội và chi đội
b) Chi đội và liên đội
c) Phân đội, chi đội và liên đội
d) Sao nhi đồng.
Đáp án: b
Câu 11. Các biểu trưng của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh bao gồm:
a) Cờ Đội, khẩu hiệu Đội, Đội ca, huy hiệu Đội, cấp hiệu chỉ huy Đội, khăn quàng Đỏ.
b) Cờ Đội, huy hiệu Đội, cấp hiệu chỉ huy đội, phòng truyền thống, khăn quàng Đỏ.
c) Khẩu hiệu Đội, Đội ca, huy hiệu măng non, phòng đội.
d) Chào Đội, trống Đội, Đội ca, huy hiệu Đội, đồng phục đội viên, khẩu hiệu Đội.
Đáp án: a
Câu 12. Các hình thức kỷ luật của Đội thiếu niên tiền phong là:
a) Phê bình, khiển trách, cảnh cáo
b) Kiểm điểm, phê bình, cảnh cáo, xoá tên khỏi danh sách Đội viên
c) Khiển trách, cảnh cáo, tịch thu khăn quàng đỏ
d) Phê bình, khiển trách, xoá tên khỏi danh sách Đội viên.
Đáp án: d
Câu 13. Một bộ trống Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có ít nhất:
a) Một trống cái, hai trống con
b) Một trống cái, một trống con
c) Một trống cái, ba trống con
d) Một trống cái, bốn trống con.
Đáp án: a
Câu 14. Tên gọi đầu tiên của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:
a) Nhi đồng Hội
b) Hội Nhi đồng Cứu quốc
c) Đội Thiếu nhi Tháng Tám
d) Đội Thiếu niên Tiền phong.
Đáp án: b
Câu 15. Tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” có từ thời gian nào?
a) 1945
b) 1970
c) 1975
d) 1976.
Đáp án: b.
Câu 16. Anh đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tên thật là gì?
a) Kim Đồng
b) Nông Văn Dền
c) Lý Thị Nị
d) Lý Thị Xậu
Đáp án: b
Câu 17.Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý gì nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Đội:
a) Huân chương Lao Động hạng Nhất
b) Huân chương Độc lập hạng Nhất.
c) Huân chương Hồ Chí Minh
d) Huân chương Sao Vàng
Đáp án: d
Câu 18. Phong trào kế hoạch nhỏ bắt đầu xuất hiện từ năm nào và công trình lúc bấy giờ là gì?
a)1959; “Hợp tác xã Măng non”
b)1958; “Vì Miền Nam ruột thịt”
c)1958: “Nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong”
d)1976; “Măng non Thống nhất”
Đáp án: c
Câu 19. Tháng 2 năm 1948 Bác Hồ viết thư căn dặn thiếu nhi: “Trước thì giúp các nhà chiến sỹ, nhà thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người, sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy…”. Từ lời dạy này, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã tổ chức phong trào mang tên là:
a. Uống nước nhớ nguồn
b. Trần Quốc Toản
c. Đền ơn đáp nghĩa
d. Làm việc tốt
Đáp án: b
Câu 20. Trong chương trình rèn luyện đội viên, mục đích của việc rèn luyện là:
a) Giúp các em trở thành đội viên tốt
b) Trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ
c) Phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
d) Tất cả các ý trên
Đáp án: a
2. Tìm hiểu lịch sử ra đời của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:
– Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo các phong trào cách mạng nước ta phát triển mạnh mẽ. Nơi nào có chi bộ Đảng và tổ chức Đoàn thì nơi đó có tổ chức Đội thiếu nhi hoạt động sôi nổi nhất. Trong phong trào công nông giai đoạn 1930 – 1931, tại các chi bộ ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình đã tập hợp được nhiều Đội viên Thiếu niên cách mạng sinh hoạt trong các đội đồng tử quân.
– Trong phong trào dân chủ giai đoạn 1936 – 1939, dưới sự lãnh đạo của Đoàn thanh niên dân chủ, nhiều tổ chức đã được thành lập ở một số tỉnh như Hà Đông, Nam Định, Hải Phòng. Nhiều đội viên hoạt động rất hàng hái trong các đội kịch, đội múa, đội ca nhạc, đội bóng. Tổ chức Đội thiếu niên đã từng bước được hình thành.
– Tháng 2 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc bí mật về nước ở vùng Pác Bó – Cao Bằng để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5 năm 1941, Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị quyết định thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (Gọi tắt là Việt Minh) và tổ chức ra các đoàn thể cứu quốc của Việt Minh. Hội nghị đã quyết định thành lập hội Nhi đồng cứu quốc, là đoàn thể cứu quốc của trẻ em từ 10 đến 16 tuổi và giao cho Đoàn phụ trách công tác thiếu nhi.
– Ngày 15 tháng 5 năm 1941 là một mốc son sáng chói trong lịch sử vẻ vang của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Ngày ấy ở gần hang Pác Bó, bên dòng suối Lênin, thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Đội Nhi đồng cứu quốc được thành lập với các đội viên là Nông Văn Dền, Nông Văn Thàn, Lý Thị Nì, Lý Thị Xạu. Nông Văn Dền, bí danh Kim Đồng được bầu là đội trưởng đầu tiên của đội. Giữa năm 1946, hai tổ chức Đội thiếu niên Tiền Phong và Hội nhi đồng cứu vong sáp nhập lại làm một và lấy tên là đội thiếu nhi cứu quốc.
– Tháng 3 năm 1951, Hội nghị thống nhất lực lượng thiếu nhi lấy tên là Đội Thiếu nhi Tháng 8 và thống nhất một số chủ trương mới như thiếu nhi Đeo khăn quàng đỏ, ài ca chính thức, khẩu hiệu, bảng hiệu, cấp hiệu, quy chế tổ chức của Đội. Tháng 11 năm 1956, Hội Đoàn toàn quốc lần thứ hai đã quyết định đổi tên đội Thiếu Nhi Tháng Tám thành đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam.
– Ngày 2 tháng 9 năm 1969 Bác Hồ ra đi, Trung ương Đoàn thay mặt tuổi trẻ cả nước đề nghị Trung ương Đảng cho đoàn đội được mang tên Bác thể theo nguyện vọng của tuổi trẻ. Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội được mang tên Bác Hồ vĩ đại. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Đoàn, lớp lớp đội viên hai miền Bắc – Nam không ngại khó, gian khổ hi sinh phấn đấu trên tất cả các mặt học tập, lao động, chiến đấu góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
3. Nhiệm vụ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh qua từng thời kỳ:
– Vào tháng 5 năm 1941, Đội Nhi đồng cứu quốc có nhiệm vụ là làm giao thông liên lạc, canh gác các cuộc họp bí mật cho cán bộ, dự bị đánh Tây đuổi Nhật.
– Năm 1946, Đội Thiếu nhi Cứu quốc làm nhiệm vụ giao thông liên lạc, trinh sát góp phần cùng cha anh tham gia vào các cuộc đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
– Tháng 3 năm 1951, Đội Thiếu nhi Tháng 8 có nhiệm vụ là làm theo lời Bác: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.
– Tháng 11 năm 1956, Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam có nhiệm vụ là thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
– Ngày 30 tháng 1 năm 1970 đến nay, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có nhiệm vụ thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy:Yêu Tổ quốc yêu đồng bào; Học tập tốt lao động tốt; Đoàn kết tốt kỷ luật tốt; Giữ gìn vệ sinh thật tốt; Khiêm tốn thật thà dũng cảm.