Việc sử dụng biểu thuế giúp cho chúng ta biết được rõ hơn về tính chất hàng hóa, sản phẩm. Vậy biểu thuế là gì? Cách tra biểu thuế xuất nhập khẩu như thế nào để thuận tiện cho khai báo hải quan và làm thủ tục trong quan hệ buôn bán thương mại. Bài viết dưới đây sẽ đi vào tìm hiểu vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Biểu thuế là gì?
Biểu thuế là Bảng tập hợp các loại thuế suất do Nhà nước quy định để tính thuế cho các đối tượng chịu thuế (hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, tài sản…). Thuế suất được quy định trong biểu thuế dưới hai hình thức: thuế suất tỉ lệ và thuế suất cố định.
Biểu thuế tiếng Anh được dịch là “Tax table”.
2. Biểu thuế xuất nhập khẩu:
2.1. Định nghĩa:
Biểu thuế xuất nhập khẩu 2020 (File excel): Là bảng tập hợp các loại thuế suất do Nhà nước quy định để tính thuế cho các đối tượng chịu thuế (hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, tài sản…). Thuế suất được quy định trong biểu thuế dưới hai hình thức: thuế suất tỉ lệ và thuế suất cố định.
2.2. Tổng quan về biểu thuế:
Biểu thuế xuất nhập khẩu 2021 cũng là căn cứ để tra mã HS, từ đó có thể xác định được mức thuế suất của hàng hóa xuất nhập khẩu. Hiện tại đã có biểu thuế xuất nhập khẩu 2021 mới nhất. Cụ thể những thay đổi về Biểu thuế xuất nhập khẩu 2021, cách tra biểu thuế xuất nhập khẩu 2021 đã được tích hợp và cập nhật như sau:
– Danh mục hàng hóa Xuất nhập khẩu Việt Nam theo Thông tư 65/2017/TT-BTC
– Các biểu thuế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu: Tổng cộng 22 biểu thuế (gồm: Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu thông thường, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế GTGT, Biểu thuế TTĐB, Biểu thuế BVMT & 14 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, 02 biểu thuế xuất khẩu ưu đãi của Việt Nam khi tham gia các Hiệp định thương mại song phương và đa phương).
– Các chính sách quản lý mặt hàng theo mã HS của Chính phủ và các Bộ, Ngành: Tổng cộng 71 loại chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng đối với 8.132 dòng hàng.
– Các quy tắc mặt hàng cụ thể kèm theo các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
2.3. Các loại thuế trong biểu thuế xuất nhập khẩu:
Thuế là công cụ để điều hành chính sách vĩ mô của nhà nước. Thông qua thuế chính phủ có “ủng hộ” hoặc “hạn chế” sự phổ biến của 1 loại hàng hóa nào đó. Vì thế thuế xuất nhập khẩu có chức năng hỗ trợ hoặc hạn chế một loại hàng hóa phụ thuộc vào chủng loại, nguồn gốc, các hiệp định thương mại Việt Nam có tham gia ký kết hay không.
Thuế xuất nhập khẩu lại rất quan trọng trong quá trình nhập hàng hóa, vì ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường mà quyết định hàng hóa nào phổ biến hơn. Muốn có thuế xuất nhập khẩu tốt thì chủng loại hàng hóa phải được nhà nước ủng hộ, nhập khẩu từ các quốc gia mà Việt Nam có ký kết các hiệp định thương mại được ưu đãi.
Dưới đây là các loại thuế trong biểu thuế xuất nhập khẩu
– Thuế nhập khẩu ưu đãi
Là loại thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ những quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam nằm trong chính sách đối xử tối huệ quốc (MFN). Đa phần hiện nay hàng nhập vào Việt Nam được ưu đãi thuế này, vì hiện tại Việt Nam có quan hệ thương mại với khoảng 180 quốc gia trên toàn thế giới. Bạn có thể xem
– Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Đây là loại thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho những hàng hóa nhập khẩu từ các nước có quan hệ thương mại trong hiệp định song phương hoặc đa phương với Việt Nam như các hiệp định: ACFTA (Aisa – Trung Quốc; CO Form E), ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN; CO Form D), AJCEP (ASEAN – Nhật Bản; CO Form AJ ), VJEPA ( Việt Nam – Nhật Bản; Co Form JV ), AKFTA (ASEAN – Hàn Quốc; CO form AK), AANZFTA (ASEAN – Australia/New Zealand; CO form AANZ), AIFTA (ASEAN-Ấn Độ; CO form AI), VKFTA (Việt Nam – Hàn Quốc; CO form KV), VCFT (Việt Nam – Chile; CO form VC), VN-EAEU (Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu); Thuế nhập khẩu ưu đãi ASEAN – Trung Quốc, CO Form E. Đôi khi thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có thể lớn hơn thuế xuất ưu đãi!
Thuế Nhập Khẩu (TNK) = Trị giá tính thuế hàng NK * Thuế suất thuế NK
– Thuế nhập khẩu thông thường
Đây là loại thuế suất chung cho các loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia mà Việt Nam không có tham gia các hiệp định thương mại có ưu đãi thuế. Hay còn gọi là không có chính sách đối xử tối huệ quốc ( MFN – Most Favoured Nation). Loại thuế này đa phần nhập từ những quốc gia bạn rất ít nghe và không nằm trong bất cứ hiệp định ưu đãi và ưu đãi đặc biệt nào.
Từ ngày 01/01/2018 quyết định 45/2017/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 36/2016/QĐ-TTg do Thủ tướng chính phủ ký. Theo quyết định trên:
– Mức thuế suất nhập khẩu thông thường áp dụng chung với các mặt hàng thuộc cùng Danh mục là 5%.
–Trường hợp hàng hóa không có trong danh mực thuế suất nhập khẩu thông thường thì áp dụng bằng 150% thuế suất ưu đãi của hàng hóa tương ứng. Nếu thuế suất ưu đãi là 0% thì Thủ tướng Chính phủ sẽ căn cứ vào điều 10 của Luật này đế quyết định.
Nếu hàng hóa của bạn được hưởng thuế ưu đãi thì sẽ tra tiếp có lợi hơn thuế nhập khẩu thông thường không, nếu lợi hơn chúng ta sẽ áp dụng loại ưu đãi để tính thuế nhập khẩu.
– Thuế nhập khẩu ưu đãi
Là loại thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ những quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam nằm trong chính sách đối xử tối huệ quốc (MFN). Đa phần hiện nay hàng nhập vào Việt Nam được ưu đãi thuế này, vì hiện tại Việt Nam có quan hệ thương mại với khoảng 180 quốc gia trên toàn thế giới. Bạn có thể xem công văn 1530/TCHQ – TXNK ngày 23.03.2018 để biết các nước có quan hệ MFN với Việt Nam.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh lên hàng hóa hạn chế tiêu thụ như: bia, rượu, thuốc lá, xe dưới 24 chỗ. Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt:
Thuế Nhập Khẩu TTĐB = Giá tính thuế TTĐB * Thuế suất thuế TTĐB
= (Trị giá tính thuế hàng NK + TNK) * Thuế suất thuế TTĐB
Như vậy, thuế TTĐB là thuế chồng thuế
– Thuế bảo vệ môi trường
Thuế này đánh lên những mặt hàng có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: xăng, dầu, mỡ nhờn, túi nilon,..
Thuế BVMT = Số lượng đơn vị hàng hóa * Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa
– Thuế VAT
Loại thuế này đánh vào người tiêu dùng. Và loại thuế này có mức độ thuế chồng thuế rất cao.
Thuế GTGT (VAT) = (Giá tính thuế + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB) * thuế suất thuế GTGT
3. Quy định về biểu thuế xuất nhập khẩu:
a) Nguyên tắc ban hành
– Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
– Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.
– Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.
– Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.
b) Thẩm quyền ban hành biểu thuế
– Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh Mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được Quốc hội phê chuẩn và các Điều ước quốc tế khác mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để ban hành:
+ Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi;
+ Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;
+ Danh Mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
– Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh Mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này.
– Thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thực hiện theo quy định
4. Cách tra biểu thuế xuất nhập khẩu:
a) Hướng dẫn cách tra
Quy tắc tra là theo hàng sau đó tra theo cột. Tra hàng để biết tên sản phẩm, từ đó dóng theo cột để biết loại sản phẩm này chịu những loại thuế nào khi nhập khẩu.
– Trường hợp đã biết mã hàng
+ Gõ lệnh tìm kiếm Ctrl+F
+ Nhập mã hàng cần tìm kiếm
+ Bấm phím Enter hoặc Find Next
– Trường hợp chưa biết mã hàng
+ Cần trang bị thêm kiến thức về phân loại hàng hóa, sử dụng danh mục hàng hóa XNK, chú giải HS, 6 quy tắc tổng quát và các văn bản có liên quan
+ Sau khi đã có kiến thức các kiến thức nêu trên có thể sử dụng File Biểu thuế để xác định mã hàng, thuế suất, chính sách liên quan
b) Một số ký hiệu đặc biệt trong biểu thuế
Các bạn lưu ý trong biểu thuế sử dụng một số ký hiệu đặc biệt sau:
(*): Hàng hóa không chịu thuế VAT
(5): Hàng hóa chịu thuế VAT và thuế NK 5%
(10): Hàng hóa chịu thuế VAT và thuế NK 10%
(*,5), (*,10): Nếu mình thấy (,5) hay (,10) có nghĩa là hàng không chịu thuế GTGT khi nhập khẩu. Sau khi nhập về, nếu xuất hóa đơn kinh doanh nội địa thì mới chịu xuất VAT là 5% hoặc là 10% theo từng mặt hàng
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
– Thông tư 65/2017/TT-BTC.