Vấn đề đăng ký giá là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm đến. Vậy, Biểu mẫu đăng ký giá là gì? Soạn thảo biểu mẫu đăng ký giá để làm gì? Biểu mẫu đăng ký giá mới nhất?
Mục lục bài viết
1. Biểu mẫu đăng ký giá là gì?
Đăng ký giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lập, phân tích việc hình thành mức giá và gửi biểu
Biểu mẫu đăng ký giá được soạn thảo bởi cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm phải đăng ký giá gửi đến cấp cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật về giá.
Đối tượng phải tiến hành thủ tục đăng ký giá: Là đối tượng kinh doanh các sản phẩm hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm bình ổn giá theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo Điều 15
– Xăng, dầu thành phẩm
– Điện
– Khí dầu mỏ hóa lỏng
– Phân đạm; phân NPK
– Thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật
– Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm
– Muối ăn
– Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi
– Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện
– Thóc, gạo tẻ thường
– Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Các sản phẩm thuộc danh mục bình ổn giá được phân chia dựa trên tiêu chí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông; Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
Tuy nhiên, việc biện pháp bình ổn giá chỉ được áp dụng khi xảy ra môt trong các trường hợp
– Khi giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá có biến động bất thường
– Khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên, tới đây đến ngày 01 tháng 7 năm 2024, Luật Giá năm 2023 có hiệu lực đã quy định đối tượng Hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá theo Điều 17 của Luật này như sau:
1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:
– Là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu;
– Có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế – xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật này. Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hàng hóa, dịch vụ quy định đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.
3. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập văn bản đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá quy định tại khoản 3 Điều này.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 18 Luật Giá năm 2023 cũng quy định nguyên tắc và các trường hợp bình ổn giá như sau:
1. Nguyên tắc bình ổn giá được quy định như sau:
– Công khai, minh bạch; hài hòa lợi ích giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với người tiêu dùng;
– Phù hợp với điều ước mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Phù hợp với bối cảnh kinh tế – xã hội, mục tiêu kiểm soát lạm phát;
– Xác định rõ thời hạn và phạm vi thực hiện trên phạm vi cả nước hoặc tại địa phương.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bình ổn giá trong các trường hợp sau đây:
– Mặt bằng giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá biến động bất thường gây tác động lớn đến kinh tế – xã hội, sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân;
– Khi cơ quan có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh và mặt bằng giá thị trường hàng hóa, dịch vụ có biến động bất thường.
2. Biểu mẫu đăng ký giá mới nhất
Phụ lục số 1: BIỂU MẪU ĐĂNG KÝ GIÁ
Tên đơn vị đăng ký giá
Số ………/…..
V/v: đăng ký giá .
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
… , ngày … tháng … năm ….
Kính gửi: (Tên cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá)
Thực hiện Thông tư số …….ngày…… của Bộ Công Thương.
… (tên đơn vị đăng ký) gửi Biểu mẫu đăng ký giá ….. gồm các văn bản và nội dung sau:
1. Bảng đăng ký mức giá bán cụ thể.
2. Giải trình lý do điều chỉnh giá (trong đó có giải thích việc tính mức giá cụ thể áp dụng theo các hướng dẫn, quy định về phương pháp tính giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành)
Mức giá đăng ký này thực hiện từ ngày … / … /…..
… (tên đơn vị đăng ký) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của mức giá mà đơn vị đã đăng ký./.
Nơi nhận
– Như trên
– Lưu
– Họ tên người nộp Biểu mẫu: …
– Số điện thoại liên lạc: ……
– Số fax: ……
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi nhận ngày nộp Biểu mẫu đăng ký giá của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá
1. (Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá ghi ngày, tháng, năm nhận được Biểu mẫu đăng ký giá và đóng dấu công văn đến)
2. Hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày trên, nếu cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu không có ý kiến yêu cầu tổ chức, cá nhân không được thực hiện mức giá đăng ký mới hoặc phải giải trình về các nội dung của Biểu mẫu thì tổ chức, cá nhân được mua, bán theo mức giá đăng ký.
Tên đơn vị thực hiện đăng ký giá:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày ……tháng ……. năm …..
BẢNG ĐĂNG KÝ MỨC GIÁ BÁN CỤ THỂ
(Kèm theo công văn số………ngày…….tháng…….năm……..của Công ty……..)
Doanh nghiệp là đơn vị (sản xuất hay dịch vụ)……
Đăng ký giá (bán buôn, bán lẻ) :……. cụ thể như sau:
STT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Quy cách, chất lượng | Đơn vị tính | Mức giá đăng ký hiện hành | Mức giá đăng ký mới | Mức tăng/ giảm | Tỷ lệ % tăng/ giảm |
Mức giá đăng ký này thực hiện từ ngày … / … /…..
(Ghi chú: Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đăng ký giá bán buôn thực tế của mình cùng với giá bán lẻ khuyến nghị)
Tên đơn vị thực hiện đăng ký giá:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày ……tháng ……. năm …..
THUYẾT MINH CƠ CẤU TÍNH GIÁ HÀNG HÓA ĐĂNG KÝ GIÁ
(Kèm theo công văn số………ngày…….tháng…….năm……..của………)
(Đối với mặt hàng nhập khẩu)
Tên hàng hóa, dịch vụ:
Đơn vị sản xuất, kinh doanh:
Quy cách phẩm chất; điều kiện bán hàng hoặc giao hàng; chính sách khuyến mại, giảm giá, chiết khấu cho các đối tượng khách hàng (nếu có)
I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
STT | Khoản mục chi phí | Đơn vị tính | Thành tiền | Ghi chú |
A | Sản lượng nhập khẩu | |||
B | Giá vốn nhập khẩu | |||
1 | Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF) | |||
2 | Thuế nhập khẩu | |||
3 | Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) | |||
4 | Các khoản thuế, phí khác (nếu có) | |||
5 | Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có) | |||
C | Chi phí chung | |||
6 | Chi phí tài chính (nếu có) | |||
7 | Chi phí bán hàng | |||
8 | Chi phí quản lý | |||
D | Tổng chi phí | |||
Đ | Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm | |||
E | Lợi nhuận dự kiến | |||
G | Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định | |||
H | Giá bán dự kiến |
II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
1. Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF)
2. Thuế nhập khẩu
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
4. Các khoản thuế, phí khác (nếu có)
5. Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có)
6. Chi phí tài chính (nếu có)
7. Chi phí bán hàng
8. Chi phí quản lý
9. Lợi nhuận dự kiến
10. Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định
11. Giá bán dự kiến
3. Hướng dẫn soạn thảo biểu mẫu đăng ký giá chi tiết nhất:
Tờ khai số 1: (Bắt buộc)
Phần thông tin kính gửi: Ghi tên cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá
Phần ăn cứ pháp lý:
Thực hiện Thông tư số 08/2017/TT/BCT của Bộ Công Thương.
… (Ghi tên đơn vị đăng ký) gửi Biểu mẫu đăng ký giá…(Biểu mẫu đăng ký giá của loại mặt hàng nà?)….. gồm các văn bản và nội dung sau:
– Liệt kê cụ thể phần nội dung đăng ký giá
Cuối biểu mẫu:
Ghi rõ họ tên và số điện thoại liên lạc người nộp Biểu mẫu
Thủ trưởng đơn vị ký tên và đóng dấu
Tờ khai thứ 2: Bảng đang ký mức giá bán cụ thể
Doanh nghiệp là đơn vị (sản xuất hay dịch vụ): Ghi rõ tên doanh nghiệp (bao gồm phần thông tin về loại hình doanh nghiệp, tên riêng của doanh nghiệp)
Đăng ký giá (bán buôn, bán lẻ) : Ghi rõ loại mặt hàng đăng ký giá
Liệt kê cụ thể từng lợi măt hàng lần lượt theo phần thông tin về: Tên hàng hóa, dịch vụ, Quy cách, chất lượng, đơn vị tính, Mức giá đăng ký hiện hành, mức giá mới, mức tăng/giảm, Tỷ lệ % tăng/giảm,…theo bảng có sẵn
Mức giá đăng ký này thực hiện từ ngày … / … /…..: Ghi rõ ngày tháng năm thực hiện đăng ký
(Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đăng ký giá bán buôn thực tế của mình cùng với giá bán lẻ khuyến nghị)
Tờ khai 3: Thuyết minh cơ cấu tính giá hàng hóa đăng ký giá (Đối với mặt hàng nhập khẩu)
Ghi thông tin về tên hàng hóa, dịch vụ, tên đơn vị sản xuất, kinh doanh
Phần I:
Điền thông tin vào bảng tổng hợp tính giá vốn, giá bán hàng hóa nhập khẩu cho một đơn vị sản phẩm hàng hóa theo mẫu có sẵn
Phần II:
Giải trình chi tiết cách tính các khoản mục chi phí cho một sơn vị sản phẩm hàng hóa theo các nội dung liệt kê gồm: Giá mua tại cứ khẩu Việt Nam, thuế nhấp khẩu, các khoản thuế, phí khác, chi phí bán hàng, chi phí quản lý,….
4. Các trường hợp thực hiện đăng ký giá:
Trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá đối với mặt hàng cụ thể thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký giá bắt đầu từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đăng ký giá có hiệu lực và trước khi định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ bằng việc lập Biểu mẫu đăng ký giá gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các trường hợp thực hiện đăng ký giá gồm:
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện bán buôn thì đăng ký giá bán buôn;
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì đăng ký cả giá bán buôn và giá bán lẻ;
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì đăng ký giá bán buôn và giá bán lẻ dự kiến;
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là nhà phân phối độc quyền thì đăng ký giá bán buôn, giá bán lẻ hoặc giá bán lẻ dự kiến; tổng đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì đăng ký giá bán buôn, giá bán lẻ hoặc giá bán lẻ dự kiến; đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì thực hiện đăng ký giá bán lẻ;
– Việc đăng ký giá bán đối với mặt hàng muối ăn, thóc, gạo tẻ thường do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng muối ăn, thóc, gạo tẻ thường (không bao gồm nông dân và diêm dân) thực hiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mua trực tiếp muối ăn của diêm dân; thóc, gạo tẻ thường của nông dân thì phải đăng ký giá mua muối ăn của diêm dân; giá mua thóc, gạo tẻ thường của nông dân.
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định
–