Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư thì Luật sư sẽ được hành nghề trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và một trong những nghiệp vụ của Luật sư là bảo vệ thân chủ của mình. Để bảo vệ cho thân chủ của mình thật tốt thì Luật sư phải chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ trong vụ án hình sự.
Mục lục bài viết
1. Biểu mẫu bảng luận cứ bảo vệ trong vụ án hình sự là gì?
Luận cứ bảo vệ là tài liệu thể hiện kết quả quá trình luật sư nghiên cứu, tìm hiểu sự thật vụ án, các chứng cứ và tình tiết vụ án để bào chữa cho bị cáo, bảo vệ cho bị hại và đương sự. Bản luận cứ là văn bản thể hiện quan điểm của luật sư trong việc bào chữa , bảo vệ nhằm bảo vệ công lý , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ. Đối với thân chủ, bản luận cứ của luật sư là chỗ dựa vững chắc về pháp lý và tâm lý, giúp cho thân chủ tin tưởng hơn vào sự công bằng của pháp luật. Từ đó có hướng tự bào chữa, bảo vệ tốt hơn cho quyền và lợi ích của bản thân bên cạnh việc bào chữa của luật sư.
Kết quả của hoạt động bảo vệ tại phiên tòa phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị luận cứ bào chữa. Việc chuẩn bị chu đáo luận cứ bảo vệ giúp luật sư chủ động, tự tin trong quá trình tranh tụng. Nội dung bảo vệ được trình bày một cách có hệ thống, mạch lạc, không bỏ sót các tình tiết có lợi cho bị cáo hoặc bị hại, đương sự.
Bản luận cứ bảo vệ phải đáp ứng một số yêu cầu như sau:
– Luận cứ bảo vệ phải có định hướng phù hợp nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ. Định hướng bào chữa , bảo vệ phải phù hợp với quy định pháp luật và tài liệu, chứng cứ liên quan. Định hướng chung trong hoạt động bảo vệ là bảo đảm tính có lợi cho thân chủ.
– Luận cứ bảo vệ phải bảo đảm tính thống nhất, tránh việc bào chữa “ nước đôi ” hoặc mâu thuẫn giữa nội dung đánh giá, phân tích, nhận định và kết luận, đề xuất với Hội đồng xét xử.
– Luận cứ bảo vệ phải có cấu pháp lý. Pháp luật không quy định về cơ cấu của luận cứ bảo vệ; nguyên tắc, mỗi luật sư có thể có cách cấu trúc luận cứ bảo vệ riêng của mình, luận cứ bảo vệ có ba phần.
– Luận cứ bảo vệ phải có căn cứ, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. Nội dung bản bào chữa phải nêu bật được các chứng cứ, căn cứ pháp lý có lợi cho thân chủ, đưa ra các đề xuất có lý, có tình, thuyết phục được người nghe.
Mục đích của biểu mẫu bảng luận cứ bảo vệ trong vụ án hình sự:
Bảng luận cứ bảo vệ trong vụ án hình sự là văn bản ghi chép lại những kết quả quá trình luật sư nghiên cứu, tìm hiểu sự thật vụ án, các chứng cứ và tình tiết vụ án để bào chữa cho bị cáo, bảo vệ cho bị hại và đương sự và những luận cứ có tính thuyết phục, định hướng và chặt chẽ để giúp cho thân chủ của mình. Ngoài ra, bảng luận cứ bảo vệ trong vụ án hình sự còn thể hiện được những kỹ năng, kinh nghiệm mà Luật sư đã sử dụng và trau dồi qua thời gian học tập, áp dụng thực tiễn có được.
2. Mẫu biểu mẫu bảng luận cứ bảo vệ trong vụ án hình sự:
* Phần mở đầu của bảng luận cứ bảo vệ trong vụ án hình sự:
– Luật sư tự giới thiệu
– Nêu lý do tham gia phiên tòa
* Phần nội dung bảng luận cứ bảo vệ trong vụ án hình sự:
Trong phần nội dung, yêu cầu Luật sư phải trình bày được các nội dung cơ bản và theo các thứ tự sau:
+ Tóm tắt sơ lược nội dung của vụ án theo quan điểm của Luật sư;
+ Tóm tắt nội dung truy tố của Viện Kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm (về tội danh, mức hình phạt, mức bồi thường mà Viện Kiểm sát đã đề nghị).
+ Tóm tắt sơ lược những nội dung nhận định và quyết định của
+ Tóm tắt nội dung kháng cáo hoặc kháng nghị.
+ Luật sư sẽ đưa ra những quan điểm giải quyết của mình. Trong đó Luật sư đưa ra ý kiến đồng tình với những điểm có lợi và phản bác các điểm bất lợi trong bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc yêu cầu kháng nghị của Viện Kiểm sát hoặc kháng cáo của người khác, nhằm bảo đảm quyền lợi cho Khách hàng. Thông thường phần quan điểm giải quyết của Luật sư được cấu trúc thành hai phần như sau:
– Luật sư đưa ra các chứng cứ, căn cứ và phân tích lập luận, chỉ ra các điểm bất cập, mâu thuẫn, thiếu căn cứ của phía “đối tụng”, những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của các Cơ quan Nhà nước …nhằm chứng minh việc giải quyết của tòa án cấp sơ thẩm đối với thân chủ của Luật sư là không đúng, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ;
– Luật sư đưa ra các chứng cứ, căn cứ, luận cứ, luận điểm nhằm bảo vệ cho định hướng bào chữa của mình (phân tích, tổng hợp, đánh giá các chứng cứ để chứng minh thân chủ của mình vô tội, nêu các tình tiết giảm nhẹ mà thân chủ mình được hưởng theo quy định của pháp luật…).
– Đề nghị tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. Trường hợp này Luật sự không đồng tình với quyết định cáo buộc của bản cáo trạng về khung hình phạt truy tố bị cáo.
– Đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung: Khi thấy còn thiếu chứng cứ quan trọng để xác định đúng tội phạm hoặc căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị cáo thuộc tội nặng hơn tội truy tố trong bản cáo trạng,… gây bất lợi cho thân chủ thì Luật sư sẽ đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung.
Đối với các chứng cứ mà theo đánh giá của Luật sư là có thể gây bất lợi cho định hướng bào chữa, bất lợi cho Khách hàng thì không sử dụng; tuy nhiên Luật sư cũng cần chuẩn bị sẵn các nội dung nhằm đối đáp với phía đối tụng nếu phía đối tụng sử dụng các chứng cứ này.
* Phần kết luận:
+ Tóm tắt những vấn đề chính đã trình bày.
+ Đưa ra đề xuất cụ thể với Hội đồng xét xử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo hoặc các đương sự.
+ Sau khi trình bày xong phần kết luận đề xuất, Luận sư cần chào và cảm ơn theo phép lịch sự trước khi kết thúc.
3. Hướng dẫn soạn thảo biểu mẫu bảng luận cứ bảo vệ trong vụ án hình sự:
Phần mở đầu:
Tương tự như phần mở đầu bản luận cứ bào chữa, Luật sư giới thiệu về bản thân và tư cách tham gia của luật sư trong vụ án.
Ví dụ 21: “ Kính thưa HĐXX, thưa vị Đại diện VKS ! Tôi là luật sư Nguyễn Văn B,
Phần nội dung
– Trường hợp bảo vệ cho bị hại làm rõ TNHS của bị cáo: Luật sư nêu tóm tắt thật ngắn gọn diễn biến , nội dung vụ án và những vấn đề liên quan đến thân chủ của mình. Sau đó nêu rõ luật sư đồng ý hay không đồng ý với quan điểm buộc tội của Kiểm sát viên. Luật sư lần lượt bảo vệ theo từng vấn đề của vụ án làm rõ TNHS của bị cáo .
– Làm rõ TNHS của bị cáo như bản cáo trạng: Trường hợp này do đồng ý với những cáo buộc của VKS đối với bị cáo nên dựa vào lời khai của bị cáo , luật sư chỉ tập trung phân tích để bác bỏ những điểm bị cáo chối tội, khẳng định việc truy tố của VKS là có căn cứ. Thông thường luật sư phân tích các tài liệu, chứng cứ buộc tội ( dựa vào biên bản bắt người phạm tội quả tang, biên bản khám xét , thu giữ vật chứng, kết luận giám định, lời khai của người làm chứng xác nhận sự việc phạm tội … ) để làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo như truy tố của bản cáo trạng.
– Đề nghị tăng nặng TNHS đối với bị cáo: Trường hợp này luật sư không đồng ý với quyết định của bản cáo trạng về khung hình phạt truy tố bị cáo. Việc cáo buộc bị cáo phạm tội theo khung hình phạt nặng hơn đòi hỏi bản luận cứ phải phân tích tổng hợp các chứng cứ của vụ án từ nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội, thái độ tâm lý, công cụ, phương tiện phạm tội, hành vi phạm tội, nhân thân bị cả … để chỉ ra được sự không hợp lý trong việc đánh giá các tình tiết định khung hình phạt của VKS không chính xác, làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo có các tình tiết định khung tăng nặng như bị cáo phạm tội có tổ chức, có tính chuyên nghiệp, bị hại dưới 16 tuổi, là phụ nữ có thai, người già yếu, bị cáo hành hung để tẩu thoát, dùng hung khí nguy hiểm, có tính chất côn đồ … cũng như phân tích hành vi phạm tội của bị cáo có các tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS để đề nghị HĐXX dụng chuyển sang khung hình phạt nặng hơn, xử phạt bị cáo nặng hơn.
– Đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung Khi thấy còn thiếu chứng cứ quan trọng để xác định đúng tội phạm hoặc có căn cứ xác định hành vi phạm tội của bị cáo thuộc tội nặng hơn tội truy tố trong bản cáo trạng thiếu chứng cứ xác định người thực hiện hành vi phạm tội ( bị cáo còn thực hiện hành vi phạm tội khác ngoài tội phạm tội truy tố hoặc có đồng phạm khác cùng thực hiện tội phạm nhưng chưa bị truy tố ), tình tiết tăng nặng TNHS của bị cáo, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra gây bất lợi cho thân chủ thì luật sư phân tích rõ ràng từng vấn đề và đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung.
Phần kết luận
Cũng như kết luận của bản bào chữa, trong kết luận của luận cứ bảo vệ, Luật sư tóm tắt ngắn gọn những điểm chính đã trình bày , đưa ra các đề xuất cụ thể đối với Hội đồng xét xử áp dụng pháp luật để xét xử nghiêm bị cáo đáp ứng các yêu cầu của thân chủ. Luật sư chú ý các đề xuất đưa ra phải phù hợp với việc phân tích trong phần nội dung của bản bảo vệ.
Lưu ý khi soạn thảo: Về cách thức trình bày , đối với cả luận cứ bào chữa và bảo vệ, khi chuẩn bị luận cứ sau mỗi ý phải để khoảng trống, cách dùng để có thể bổ sung được những nội dung mới phát sinh tại phiên tòa , tránh phải sửa chữa, tẩy xoá, chèn chữ trong bản luận cứ.