Tiếp nối công cuộc dựng nước và phát triển bờ cõi lãnh thổ dưới thời Văn Lang, dân tộc ta bước vào giai đoạn dựng nước và giữ nước trước những thế lực muốn xâm chiếm nước nhà. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của nhà nước Âu Lạc chính là biểu tượng cho sự đoàn kết của dân tộc ta. Vậy biểu hiện nào cho thấy nước Âu Lạc có bước phát triển hơn so với nước Văn Lang?
Mục lục bài viết
1. Biểu hiện vào sau đây cho thấy nước Âu Lạc có bước phát triển hơn so với nước Văn Lang?
A. Lãnh thổ mở rộng, có thể sử dụng thỏ bắn trăm phát trăm trúng, có thành luỹ vừa là kinh thành, vừa là kinh đô, vừa là căn cứ quân sự vững chắc.
B. Dân số gia tăng gấp đôi, lãnh thổ mở rộng về phía đông, có kĩ thuật quân sự ngày càng hiện đại.
C. Bộ máy hành chính hoàn thiện, dân số gia tăng, có luật pháp thành văn và quân đội chính quy.
D. Lãnh thổ mở rộng, biết sử dụng nó có thể bắn nhiều mũi tên một lần, có thành luỹ vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự vững chắc.
Đáp án đúng là: D
– Nhà nước Âu Lạc ra đời vào khoảng năm 208 TCN, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.
– Bước phát triển của nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang:
+ Địa bàn được mở rộng hơn (trên cơ sở hợp nhất các vùng đất của Tây Âu và Lạc Việt).
+ Tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn so với nhà nước Văn Lang:
– Vua nắm giữ nhiều quyền hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước.
– Có quân đội mạnh, vũ khí tốt; có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
2. Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
Vừa mới bắt đầu dựng nước, nhân dân ta đã phải liên tiếp đương đầu với nhiều mối đe dọa từ bên ngoài. Truyền thuyết nhan gian kể lại cuộc chiến đấu chống lại nhiều kẻ giặc như giặc Man, giặc Mủi Đỏ, giặc Ân… xác nhận từ thời các vua Hùng, nhân dân ta đã phải nhiều lần đứng dậy chống ngọai xâm
Vào thời cuối các vua Hùng, nạn ngoại xâm càng trở thành mối đe dọa to lớn. Ở Trung Quốc, Việt Vương Câu Tiễn sau khi diệt nước Ngô năm 473 tr CN làm bá chủ miền Duyên Hải từ Sơn Đông đến Quảng Đông và đã từng sai sứ xuống dụ nước Văn Lang nhưng đã bị vua Hùng cự tuyệt. Sự kiện này được các nhà sử học Việt Nam coi là cuộc đụng độ đầu tiên giữa nước ta với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Truyền thuyết “Họ Hồng Bàng” trong sách Lĩnh Nam chích quái cũng phản ánh phần nào cuộc tiếp xúc và đụng độ của người Việt với người Hoa Hạ ở phương Bắc.
Về phía Nam tiếp tục kế thừa và phát triển chủ trương ” bình Bách Việt” của nước Sở trước đây, Tần Thủy Hoàng đã sai 50 vạn quân xâm lược đất đai của Bách Việt ở phía Nam Trường Giang. Hàng vạn quân Tần vượt biên giới tràn vào lãnh thổ phía Bắc và đông bắc nước ta lúc đó. Lúc này hai tộc người Lạc Việt và Âu Việt (Tây Âu) vốn gần gũi về dòng máu, về địa vực cư trú, về kinh tế và văn hóa lại có điều kiện liên kết chặt chẽ lại với nhau hơn trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Trên đà chiến thắng, người Việt tập hợp lực lượng tổ chức đánh lớn nhằm tiêu diệt sinh lực địch, đại phá quân Tần, giết chết chủ tướng Đồ Thư, buộc nhà Tần phải bãi binh. Đây là thắng lợi oanh liệt đầu tiên của cả dân tộc ta chống lại họa xâm lược của phong kiến phương Bắc. Trong cuộc chiến đấu này, vai trò và uy tín của Thục Phán, người thủ lĩnh kiệt xuất của liên minh bộ lạc Tây Âu ngày càng được nâng cao, không chỉ ở trong bộ lạc Tây Âu mà còn có ảnh hưởng sâu rộng trong bộ lạc Lạc Việt.
Sau khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, trong điều kiện cộng đồng cư dân Lạc Việt – Tây Âu đã hình thành và uy tín ngày càng cao của Thục Phán, Thục Phán đã thay thế Hùng Vương, tự xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc.
3. Những thành tựu của thời kỳ nhà nước Âu Lạc:
Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc chính là minh chứng cho một nền văn hiến lâu đời. Chính bằng sức lao động sáng tạo và đấu tranh kiên cường bền bỉ, người Việt đã xây dựng được một đất nước phát triển với nhiều những thành tựu kinh tế và văn hoá làm nền tảng cho một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Dựa trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và tình làng nghĩa xóm bền chặt, cư dân Âu Lạc đã tiến hành khai hoang, chống ngoại xâm, hình thành nên lối sống, cách ứng xử riêng biệt.
3.1. Thành Cổ Loa – tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam:
Được mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích lịch sử Cổ Loa rộng khoảng 500ha, được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc.
Do yêu cầu bức thiết của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, trong thời Âu Lạc, kỹ thuật quân sự có những tiến bộ vượt bậc. Đó là việc sáng chế ra nỏ Liên Châu bắn một lần nhiều phát tên, được coi là loại vũ khí mới, lợi hại (mà dân gian gọi là nỏ thần) và việc xây dựng kinh đô Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), hình ảnh tập trung sự phát triển nhiều mặt của nước Âu Lạc.
Theo tài liệu khảo cổ thì An Dương Vương xây dựng được một đạo quân khá mạnh sử dụng thành thạo cung tên. Các loại vũ khí phong phú, đa dạng và hơn vạn mũi tên đào được ở chân thành Cổ Loa đã chứng tỏ điều đó. Âu Lạc còn có thuỷ quân và được luyện tập khá thường xuyên. Sau khi nước Âu Lạc ra đời, Thục An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm Kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, trở thành trung tâm của nước Âu Lạc và là một căn cứ quân sự vững chắc, lợi hại.
Thành Cổ Loa nằm ở vị trí trung tâm đất nước vàlà đầu mối của các hệ thống giao thông đường thuỷ. Ở đây có sông Hoàng chảy qua thuận lợi cho việc đi lại quanh vùng, rồi toả đi các nơi, theo sông Hồng, sông Đáy xuôi về đồng bằng rồi ra biển cả hoặc xuôi sông Cầu qua sông Thương, sông Lục Nam lên vùng rừng núi Đông Bắc v.v… Theo di tích còn lại, thành Cổ Loa gồm 3 vòng thành khép kín là thành Nội, thành Trung và thành Ngoại. Thành Nội hình chữ nhật có chu vi 1650 mét, cao khoảng 5 mét, rộng khoảng từ 6 đến 12 mét và chỉ mở 1 cửa ở phía nam.
Đây là một kiến trúc quân sự kiên cố được phòng vệ chắc chắn, kết hợp chặt chẽ giữa quân bộ và quân thủy. Thành Cổ Loa còn biểu thị một bước phát triển mới của Nhà nước Âu Lạc, của quyền lực xã hội và sự phân hóa xã hội. Với vị trí kiên cố và lợi hại, thành Cổ Loa đã góp phần vào chiến thắng vẻ vang của nhân dân Âu Lạc chống các cuộc xâm lược của quân Triệu (trước năm 179 tr.CN).
3.2. Nông nghiệp:
Trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và kết cấu xóm làng bền chặt, cư dân Văn Lang-Âu Lạc tiến hành khai hoang, làm thuỷ lợi, chống ngoại xâm và các hoạt động khác. Cũng từ đó, người Việt cổ bấy giờ đã định hình cho mình một lối sống, cách ứng xử, tâm lý, tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật, toát lên những đặc điểm của đời sống văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc.
Với nghề rèn ngày một tiến bộ, người dân đã làm ra nhiều công cụ sản xuất như: lưỡi cày đồng, uốc sắt, rìu sắt… Nhờ đó người dân trồng trọt dễ dàng hơn, lúa gạo, khoai, đậu, rau, củ,… ngày một nhiều lên.
Nghề chăn nuôi và săn bắn phát triển đã cung cấp thêm nguồn thức ăn có nhiều chất đạm cho mỗi gia đình. Cư dân bấy giờ đã biết chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm ở mỗi nhà (trâu, bò, lợn, gà, chó…).
3.3. Hình thành nền ẩm thực dựa trên văn minh lúa nước:
Thóc gạo là nguồn lương thực chủ yếu của cư dân Âu Lạc, chủ yếu là gạo nếp. Người bấy giờ dùng gạo nếp để thổi cơm, làm bánh chưng, bánh giầy. Nhiều tài liệu đã ghi lại sự việc trên. Sách Lĩnh nam chích quái ghi rằng ở thời Hùng Vương sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Rất nhiều chiếc chõ gốm dùng để thổi xôi đã tìm thấy ở các địa điểm thuộc văn hóa Đông Sơn.
Thức ăn cũng khá phong phú gồm các loại cá, tôm, cua, ốc, hến, ba ba, các loại rau củ (bầu, bí, cà, đậu…). Thức ăn được chế biến bằng nhiều cách khác nhau theo sở thích từng vùng, từng gia đình (đun nấu, nướng, muối, ăn sống…).
Ngoài thóc gạo là nguồn lương thực chính, người dân Âu Lạc còn sử dụng các loại cây có củ cung cấp chất bột như củ từ, khoai lang, sắn, củ mài, khoai sọ, rau quả. Lúc thiếu thốn người ta còn dùng các loại cây có bột khác như cây quang lang, búng, báng.
3.4. Thủ công nghiệp:
Cùng với công cụ sản xuất, cư dân thời Âu Lạc đã làm ra nhiều sản phẩm đẹp, tiêu biểu như trống đồng, thạp đồng, đồ trang sức bằng đồng. Bên cạnh đó, nghề làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền cũng ngày một phát triển.
Do nghề dệt rất phát triển, người Việt cổ đã sản xuất được nhiều loại vải khác nhau từ sợi đay, gai, tơ tằm, bông, nên đã đáp ứng được nhu cầu may mặc của nhân dân. Trong sinh hoạt đời thường, nam thường đóng khố, nữ mặc váy. Khố của nam giới có loại quấn đơn và loại quấn kép. Váy của nữ giới có loại váy quấn và loại váy chui được làm từ một mảnh vải dài, rộng. Nhiều tượng người đàn ông thổi khèn ngồi trên cán đèn Việt Khê hay các tượng người mặc váy dài trên thạp đồng Đào Thịnh đã phản ánh kiểu mặc đó. Phụ nữ ngoài mặc váy còn có yếm che kín ngực, áo xẻ giữa, thắt lưng quấn ngang bụng và khăn quấn đầu.
3.5. Đời sống văn hóa, tín ngưỡng phát triển:
Vào thời này, lễ hội rất phổ biến, là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Lễ hội được tiến hành rải rác quanh năm, trong đó đặc sắc nhất là ngày hội mùa với nhiều nghi lễ như đâm trâu, bò và các hình thức hát múa, diễn xướng dân gian. Trong các buổi lễ hội có những sinh hoạt nổi bật như: tục lệ đánh trống đồng, thường do một người đánh hoặc hòa tấu từng cặp trống đực – cái, người đánh trống bận lễ phục hình chim ở tư thế ngồi hay đứng; hội giã gạo với từng đôi nam nữ cầm chày dài giã cối tròn, tạo nên hình ảnh tượng trưng cho sự sinh tồn, cầu mong được mùa, giống nòi phát triển.
Cùng với sự phát triển của lễ hội, nhiều phong tục tập quán ra đời đã nói lên sự phát triển phong phú của đời sống tinh thần trong xã hội Âu Lạc, trong đó đáng kể nhất là tục cưới xin. Sách Lĩnh Nam chích quái mô tả nghi thức chính của phong tục hôn nhân thời này như sau: “Khi chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam và nữ thì trước lấy gói muối hay nắm đất làm đầu, sau đó mới giết trâu, giết dê để làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân”.
3.6. Vũ khí:
Nỏ Liên Châu: đây là vũ khí đặc sắc nhất của nước Âu Lạc. Nỏ Liên Châu do Cao Lỗ chế tạo, có thể bắn một lần được nhiều phát, các mũi tên đều được bịt đồng sắc nhọn. Lẫy nỏ chính là bộ phận quan trọng nhất của nỏ Liên Châu. Lẫy nỏ được làm bằng sừng hoặc gỗ cứng có hình dáng gần giống móng rùa, được cấu tạo với nhiều chi tiết.
THAM KHẢO THÊM: