Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính là gì? Những biện pháp hành chính nào có thể sử dụng trong tố tụng hành chính? Thủ tục áp dụng như thế nào? Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính?
Mục lục bài viết
- 1 1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính
- 2 2. Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính là gì?
- 3 3. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- 4 4. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- 5 5. Không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân
- 6 6. Thẩm quyền thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính
Điều 62, Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời:
– Tạm đình chỉ thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
– Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính
– Cầm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định
2. Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính là gì?
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp
3. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Quy định tại Điều 60, Luật tố tụng hành chính năm 2015:
Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó.
Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải thực hiện biện pháp bảo đảm
Luật sư
4. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại điều 67, Luật Tố tụng hành chính 2015, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được tiến hành như sau:
– Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời làm đơn gửi đến
– Đối với trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 60 Luật Tố tụng hành chính 2015, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án xem xét, giải quyết trong thời hạn 48h kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu. Trường hợp thẩm phán không chấp nhận yêu cầu thì phải
– trường hợp HĐXX nhận đơn yêu cầu tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không; trường hợp không chấp nhận thì HĐXX phải
– Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Toà án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
5. Không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư tư vấn trong trường hợp cháu tôi có hành vi vi phạm pháp luật và Tòa án có ra quyết định áp dung biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng cháu tôi cố ý không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
b) Sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên;
c) Hủy hoại tài sản đã kê biên;
d) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
đ) Cố ý không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay.
Như vậy, hành vi là hành vi vi phạm vào điểm đ khoản 5 Điều 52 Nghị định 110/2013/ NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi trên phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
6. Thẩm quyền thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Tóm tắt câu hỏi:
Cơ quan nào có thẩm quyền thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án đối với việc đình chỉ thi hành quyết định hành chính theo Luật tố tụng hành chính?
Luật sư tư vấn:
Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Toà án đó.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong luật tố tụng hành chính bao gồm:
– Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
– Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
– Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.
Như vậy, trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời không quy định biện pháp đình chỉ thi hành quyết định hành chính mà chỉ tạm đình chỉ thi hành quyết định hành chính.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính: 1900.6568
Khi cần thiết, người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Ngoài đơn yêu cầu thì cần gửi kèm tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Sau 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn, Tòa án phải xem xét và ra quyết định áp dụng, trường hợp không đồng ý thì cần thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối.
Theo Điều 75 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay. Sau khi ra quyết định thì Tòa án phải gửi ngay quyết định đó cho đương sự, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp.
Theo đó, đối với biện pháp tạm đình chỉ thi hành quyết định hành chính, nếu cơ quan hoặc người có thẩm quyền thi hành quyết định không tự nguyện chấp hành thì cơ quan thi hành án dân sự có quyền cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, buộc cơ quan hoặc người có thẩm quyền thi hành quyết định phải tạm đình chỉ thi hành quyết định đó.