Như đã biết, bảo lưu trật tự công cộng được áp dụng khi pháp luật dẫn chiếu hướng dẫn giải quyết sự kiện có yếu tố nước ngoài đi ngược lại nguyên tắc của quốc gia khác. Điều này dẫn đến hậu quả nhất định khi giải quyết vấn đề này. Vậy, Biện pháp khắc phục hậu quả của bảo lưu trật tự công cộng được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu chung về bảo lưu trật tự công cộng:
1.1. Khái niệm:
Bảo lưu trật tự công là một thuật ngữ được đề cập đến trong lĩnh vực tư pháp quốc tế. Các quốc gia áp dụng bảo lưu trật tự công khi sử dụng các quy phạm xung đột của quốc gia dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài nhưng không thể áp dụng hệ thống pháp luật nước đó, hoặc không công nhận hiệu lực phán quyết của toà án nước ngoài, bởi phán quyết của Tòa án gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia. Đồng thời, nếu xét thấy việc áp dụng pháp luật nước ngoài sẽ dẫn đến những vi phạm có tính chất thiết lập nền tảng chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội của quốc gia mình, nhằm bảo vệ trật tự công quốc gia.
Tác giả xin đưa ra một ví dụ cụ thể để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn khái niệm này: Công dân A mang quốc tịch Việt Nam, Công dân B là một quốc gia theo đạo hồi. Hai cá nhân này kết hôn với nhau nhưng soi chiếu đến pháp luật của hai nước thì đang có những xung đột nhất định. Theo đó, Quốc gia Hồi giáo chấp thuận chế độ đa thê đang trái với quy định Việt Nam. Lúc này, quy định Điều 122 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 sẽ được đưa ra hướng dẫn: Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. Với quy định này,cơ quan có thẩm quyền Việt Nam sẽ áp dụng Điều 122 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để xác định hệ thống pháp luật được áp dụng để xem xét điều kiện kết hôn cho các bên.
Như vậy bảo lưu trật tự công cộng được đặt ra với mục đích là bảo vệ nền tảng của chế độ chính trị kinh tế, xã hội, văn hóa của quốc gia. Những quy tắc bảo lưu trật tự công cộng cần được nêu một cách rõ ràng tránh sự hiểu lầm vì sẽ dễ gây ảnh hưởng đến việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
1.2. Một số quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo lưu trật tự công cộng:
– Xét trên thực tế, khái niệm “trật tự công” ít được đề cập đến trong văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam. Thông thường, cá nhân có thể thấy thuật ngữ “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” được xuất hiện nhiều trong pháp luật dân sự, cụ thể như sau:
Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 759 BLDS năm 2005, có quy định việc áp dụng pháp luật dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế với các nội dung:
+ Trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài phải đảm bảo những điều kiện nhất định như: Bộ Luật Dân sự hiện hành tại Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được áp dụng. Đặc biệt, lựa chọn việc áp dụng hoặc hậu quả phát sinh của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Trong trường hợp áp dụng tập quán quốc tế khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận thấy: quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngay tại Điều 666 Bộ Luật Dân sự năm 2015, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 có quy định về việc áp dụng tập quán quốc tế, như sau: Các bên có thể được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
– Luật Thương mại 2005: Tại Điều 5, khoản 2 Luật Thương mại 2005 đã ghi nhận vấn nội dung như sau: Khi các bên tiến hành giao dịch thương mại mà xuất hiện yếu tố nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế thì các quốc gia luôn tôn trọng những thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài nếu những quy phạm đó không đi ngược lại với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Việc áp dụng pháp luật nước ngoài hay tập quán thương mại quốc tế cần đảm bảo điều kiện cơ bản sau:
+ Các bên thống nhất, tôn trọng thỏa thuận về việc áp dụng pháp luật nước ngoài khi xảy ra tranh chấp;
+ Nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam được đề cao hơn hết, không được trái với quy định của quốc gia.
Lưu ý: Việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế chỉ dành cho trường hợp các bên trong giao dịch có thỏa thuận áp dụng luật đó.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả của bảo lưu trật tự công cộng:
Quốc gia lựa chọn biện pháp bảo lưu trật tự công cộng trong bất kỳ trường hợp nào cũng đem lại hệ quả nhất định. Nếu không có sự chính xác, quyết đoán trong những quy định và căn cứ trên thực tế thì rất nhiều sự kiện không thể được giải quyết mà đảm bảo quyền lợi các bên. Vì vậy, việc đưa ra biện pháp khắc phục hậu quả của bảo lưu trật tự công là vô cùng quan trọng:
Thứ nhất, trong quá trình xây dựng quy định pháp luật thì trách nhiệm đặt nặng lên các nhà lập pháp trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế khi đưa ra các quy định mang tính nguyên tắc cũng như có hướng dẫn cụ thể trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật xung đột trong mối tương quan với các quy phạm luật nội dung khác.
Việc xác định tính ưu tiên, thứ bậc áp dụng các loại nguồn luật trong các quan hệ pháp lý có tính chất quốc tế là rất cần thiết để tránh tình trạng chồng chéo, khó áp dụng trên thực tiễn. Quốc gia cũng cần thừa nhận đa dạng các loại nguồn pháp luật quốc tế khác và trong những chừng mực có thể, nên thừa nhận các nguồn luật bổ trợ;
Thứ hai, các quốc gia phải xác định được chính xác vấn đề nào thuộc trật tự công, qua đó cơ quan tài phán mới xác định được trường hợp nào pháp luật nước ngoài dẫn chiếu tới được coi là trái với trật tự công của quốc gia mình để gạt bỏ và áp dụng pháp luật quốc gia. Chính vì vậy, khái niệm “trật tự công” nên có một khái niệm thống nhất để được áp dụng trong cơ quan xét xử. Hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cần quy định rõ ràng các vấn đề về nguyên tắc cơ bản trong pháp luật của mình, đồng thời phù hợp với các quy định cơ bản của pháp luật quốc tế.
Mặc dù, biện pháp khắc phục hậu quả của bảo lưu trật tự công cộng còn gặp nhiều khó khăn do mỗi quốc gia có những mục tiêu, đường hướng phát triển, chính trị, lịch sử, văn hóa, trình độ phát triển khá nhau nên vấn đề bảo lưu trật tự công ở mỗi quốc gia sẽ có cấp độ và sắc thái riêng khác nhau. Đây là vấn đề gây ra rất nhiều khó khăn trong khắc phục hậu quả của bảo lưu trật tự công cộng cộng.
Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật. Những cá nhân là nhà lập pháp, hành pháp trong tương lai cần nắm bắt rõ về biện pháp bảo lưu trật tự công cộng và bám sát trong thực tiễn để đưa ra những biện pháp cụ thể giải quyết vấn đề hiệu quả.
3. Hệ quả của việc áp dụng nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng:
– Hiệu lực của quy phạm xung đột sẽ bị triệt tiêu:
Khi hệ thống pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến để giải quyết xung đột pháp luật nhưng luật nước ngoài không được áp dụng vào vụ việc bởi nó đi ngược lại với trật tự công thì quá trình dẫn chiếu đó không đạt được mục đích ban đầu là giải quyết vấn đề. Như vậy, việc dẫn chiếu không có ý nghĩa, không được áp dụng trên thực tế dẫn đến quy phạm xung đột bị mất hiệu lực.
– Hệ quả tích cực:
Cơ quan tài phán của quốc gia từ chối áp dụng những quy định được pháp luật nước ngoài dẫn chiếu đến (những điều khoản đáng lẽ ra phải được áp dụng trên thực tế) và lựa chọn quy phạm pháp luật mà quốc gia mình ghi nhận. Điều này được coi là hệ quả tích cực vì bảo vệ được trật tự công quốc gia, những nguyên tắc cơ bản từ trước đến nay được Nhà nước, công dân của quốc gia đó tôn trọng và nghiêm túc chấp hành.
– Hệ quả tiêu cực:
Nếu một quốc gia đồng ý áp dụng pháp luật nước ngoài nhưng gây nên hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi công dân nước mình mà còn ảnh hưởng trật tự công quốc gia mà còn dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực khác như người dân không còn sự tin tưởng vào trong hệ thống pháp luật của quốc gia, dẫn đến nhiều tư tưởng chống đối, bảo thủ, cực đoan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Dân sự 2015;
– Luật Hôn nhân gia đình năm 2014;