Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm hại khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ. Đây là một mục tiêu toàn cầu. Để hiểu rõ hơn nữa, mời các bạn tham khảo bài viết Biện pháp chủ yếu để phát triển bền vững công nghiệp nước ta là? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Biện pháp chủ yếu để phát triển bền vững công nghiệp nước ta là?
A. đầu tư công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm
B. phát triển giao thông vận tải, thông tin
C. đào tạo nhân lực, đảm bảo nguyên liệu
D. nâng cao chất lượng, hạ thấp giá thành
Hướng dẫn: Phát triển bền vững có nghĩa là sự phát triển về mọi mặt của xã hội ở hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự phát triển trong tương lai xa. Muốn như vậy cần phải đầu tư công nghệ và chú trọng bảo vệ môi trường.
Đáp án: Chọn A
2. Biện pháp phát triển bền vững công nghiệp nước ta:
Thứ nhất, tiếp cận IE xác định con đường phát triển bền vững và phát triển lâu dài hệ IE có thể mang lại lợi ích thành công nhất định về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững công nghiệp và nhà hoạch định chính sách phát triển công nghiệp có thể thành công bằng cách cố gắng học hỏi từ con đường này đối với các hệ thống tương tự.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng tất cả các IE đều khác nhau về kinh tế, xã hội, đặc điểm văn hóa và sinh thái, điều này có thể làm cho nhà hoạch định chính sách gặp khó khăn trong việc so sánh và học hỏi phát triển chính sách (Korhonen, 2002).
Thứ hai, đối với phát triển công nghiệp Việt Nam, mục tiêu đến năm 2030 là nước có công nghiệp hiện đại, để đạt được mục tiêu này, TS Nguyễn Văn Vẹn khuyến nghị nhà hoạch định chính sách Việt Nam tiếp cận IE xác định và nâng cấp (tái cấu trúc) các ngành công nghiệp chủ lực.
Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong môi trường kinh doanh với áp lực cạnh tranh gay gắt quy mô toàn cầu như hiện nay đối với các ngành công nghiệp. Cần tập trung xem xét vòng đời của sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp nào có lợi thế cạnh tranh quốc tế, hoạch định chính sách thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động mở rộng công nghiệp đó vươn ra quốc tế hình thành hệ IE quốc tế. Qua đó, IE đảm bảo phát triển bền vững và gia tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu.
Thứ ba, hoạch định chính sách công nghiệp xem xét như là một bộ phận của tự nhiên – Hệ IE chỉ ra rằng các hoạt động công nghiệp không nên được xem xét trong cô lập với thế giới tự nhiên mà là một bộ phận của hệ thống tự nhiên. Vì vậy, trong thực tế hoạch định chính sách phát triển công nghiệp nhà hoạch định chính sách nên xem xét hệ thống công nghiệp như hệ IE hoạt động trong môi trường hệ thống sinh thái tự nhiên hoặc sinh quyển.
Từ đây những khía cạnh của hệ thống công nghiệp, được xem tương tự như hệ sinh thái tự nhiên, về cơ bản bao gồm các dòng vật liệu, năng lượng và thông tin, và hơn nữa dựa vào tài nguyên và dịch vụ do sinh quyển cung cấp qua đó chính sách được tiếp cận chi tiết và được xây dựng toàn diện. Điều quan trọng là nhà hoạch định chính sách phải nhấn mạnh rằng từ ‘công nghiệp’, trong ngữ cảnh của “Hệ sinh thái công nghiệp”, đề cập đến tất cả các hoạt động, tương tác các chủ thể xảy ra trong cả hệ sinh thái.
Thứ tư, hoạch định chính sách công nghiệp dựa trên khoa học hệ thống và tư duy hệ thống – IE là một nhánh của khoa học hệ thống và tư duy hệ thống, là một tập hợp các phần tử liên quan với nhau theo một cách có cấu trúc. Các yếu tố của IE được nhìn nhận như một tổng thể với một mục đích và vai trò khác nhau.
Các yếu tố tương tác trong các ranh giới xác định. Hành vi của một hệ thống không thể được dự đoán bằng cách phân tích các yếu tố riêng lẻ của nó. Các thuộc tính của một hệ thống xuất hiện từ sự tương tác của các phần tử của nó và khác biệt với tính chất của chúng như những mảnh riêng biệt. Hành vi của hệ thống là kết quả của sự tương tác của các yếu tố và giữa hệ thống và môi trường của nó. Các phần tử và thiết lập các ranh giới hệ thống có yếu tố chủ quan trong các hành động.
Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách phát triển phải nắm rõ ràng rành mạch cách thức áp dụng tư duy hệ thống bao gồm nhận thức toàn diện, tư duy ra quyết định sáng tạo (SMART), tổ chức học, hệ thống động lực học, hệ thống công nghệ và mô hình hệ thống khả thi… Trong bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng, các hệ thống tư duy có giá trị tức thì, thực tiễn, chính sách phát triển công nghiệp không thể được nghiên cứu tối ưu hóa, vì vậy chính sách cần được linh hoạt, dễ dàng cập nhật, cải tiến liên tục.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1. Nhận định nào sau đây không phải nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam?
A. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.
B. Phát triển đảm bảo sự công bằng nhu cầu thế hệ hiện tại và tương lai.
C. Giảm phát thải chất khí vào môi trường (nước, đất).
D. Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.
Đáp án đúng là: C
Nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam là:
– Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.
– Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.
– Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.
Câu 2. Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do
A. thiên tai cực đoan.
B. ô nhiễm nước biển.
C. hiệu ứng nhà kính.
D. mưa acid, băng tan.
Đáp án đúng là: C
Hiện nay nhiệt độ Trái đất ngày càng tăng lên là do hiện tượng hiệu ứng nhà kính (nguyên nhân làm gia tăng hiệu ứng nhà kinh là từ các hoạt động công nghiệp, tàn phá rừng, chất thải sinh hoạt của con người,…).
Câu 3. Phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai gọi là
A. sự phát triển bền vững.
B. định hướng phát triển bền vững.
C. mục tiêu phát triển bền vững.
D. giải pháp phát triển bền vững.
Đáp án đúng là: A
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Câu 4. Biện pháp giải quyết vấn đề môi trường không phải là
A. chấm dứt chạy đua vũ trang.
B. xoá bỏ đói nghèo ở các nước.
C. tăng cường khai thác tài nguyên.
D. chấm dứt tình trạng khủng bố.
Đáp án đúng là: C
Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người (chiến tranh, hoạt động công nghiệp, khai thác tài nguyên do nghèo đói, phục vụ kinh tế,…) -> Để giải vấn đề môi trường, cần chấm dứt tình trạng khủng bố, xung đột, chạy đua vũ trang và cải thiện cuộc sống của người dân,…
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng về vấn đề môi trường?
A. Sự phát triển khoa học kĩ thuật là nguyên nhân ô nhiễm môi trường.
B. Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường.
C. Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.
D. Giải quyết vấn đề môi trường cần cả chính trị, kinh tế và khoa học.
Đáp án đúng là: A
Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng vì vậy phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường. Đồng thời, việc giải quyết các vấn đề môi trường cần cả chính trị, kinh tế và khoa học, kĩ thuật. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật sẽ hạn chế phần nào tác động có hại đến môi trường (xử lí chất thải, tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng, sản xuất năng lượng thay thế,…).
Câu 6. Hiện tượng thủng tầng ôdôn ngày càng nghiêm trọng do
A. khói, bụi nhà máy.
B. chất thải sinh hoạt.
C. chất thải khí CO2.
D. hiệu ứng nhà kính.
Đáp án đúng là: C
Nguyên nhân hiện tượng thủng tầng ôdôn ngày càng nghiêm trọng là do chất thải khí CO2, CFC ngày càng nhiều từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải,…
Câu 7. Diện tích rừng ở nhiều quốc gia ngày càng bị thu hẹp do
A. khai thác rừng quá mức.
B. lập các khu bảo tồn.
C. khai thác gỗ sản xuất.
D. quá trình đô thị hoá.
Đáp án đúng là: A
Diện tích rừng ở nhiều quốc gia ngày càng bị thu hẹp lại là do việc khai thác rừng bừa bãi, chưa có kế hoạch. Đặc biệt ở các quốc gia ở khu vực Mĩ Latinh, châu Phi,…
Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thủng tầng ôdôn là do
A. việc phát thải các khí gây hại trong sản xuất và sinh hoạt của con người.
B. hoạt động phun trào của núi lửa, trong tự nhiên xuất hiện nhiều thiên tai.
C. tác động của các trận bão lớn, áp thấp nhiệt đới và hoạt động sản xuất.
D. sự suy giảm diện tích rừng, phát triển nông nghiệp xanh, khai thác than.
Đáp án đúng là: A
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thủng tầng ôdôn là do việc phát thải các khí gây hại trong sản xuất và sinh hoạt của con người ra môi trường ngày càng nhiều.
Câu 9. Phát triển bền vững được tiến hành trên các phương diện
A. bền vững xã hội, kinh tế, tài nguyên.
B. bền vững môi trường, xã hội, dân cư.
C. bền vững xã hội, kinh tế, môi trường.
D. bền vững kinh tế, môi trường, văn hóa.
Đáp án đúng là: C
Phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.
Câu 10. Các quốc gia như EU, Nhật Bản, Hoa Kì có đặc điểm chung là
A. trung tâm phát tán khí thải lớn của thế giới.
B. sử dụng nhiều loại năng lượng mới nhất.
C. nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
D. ít phát tán khí thải so với các nước khác.
Đáp án đúng là: A
Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh, dẫn đến vấn đề môi trường toàn cầu (thủng tầng ô dôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axit,…). Việc tăng lượng khí phát thải chủ yếu đến từ những nước EU, Hoa Kì, Nhật Bản.
THAM KHẢO THÊM: