Biện pháp cầm cố tài sản. Lí luận chung về biện pháp cầm cố tài sản. Biện pháp cầm cố tài sản được quy định tại "Bộ luật dân sự 2015".
Khái niệm về cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cụ thể là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay vốn.
Theo quy định tại điều 326 của “Bộ luật dân sự 2015” thì:
“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy cầm cố tài sản là một giao dịch dân sự, theo đó bên cầm cố là bên có nghĩa vụ hoặc là người thứ ba, phải giao cho bên nhận cầm cố là bên có quyền một hoặc một số tài sản để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên có quyền.
Chủ thể của quan hệ cầm cố
Cầm cố tài sản để bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay vốn là giao dịch dân sự được giao kết giữa một bên là tổ chức tín dụng cho vay với chủ thể khác. Trong đó, bên nhận cầm cố chính là tổ chức tín dụng cho vay. Bên cầm cố tài sản bảo đảm tiền vay thông thường là bên vay, trong trường hợp này thì bên cầm cố đồng thời là bên có nghĩa vụ. Ngoài ra, có nhiều trường hợp, bên cầm cố tài sản bảo đảm tiền vay là bên thứ ba, trong trường hợp này thì bên cầm cố là người giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để đảm bảo việc trả nợ của người khác cho bên cho vay.
Tài sản cầm cố
Bất kể tài sản nào cũng có thể dùng để bảo đảm tiền vay nhưng phải thuộc sở hữu của bên cầm cố. Như vậy, tài sản cầm cố là tài sản của bên vay nếu bên vay đồng thời là bên cầm cố hoặc thuộc sở hữu của bên thứ ba nếu người thứ ba là người cầm cố để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người khác. Ngoài ra, tài sản cầm cố còn có thể là vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá.
Người giữ tài sản cầm cố
Theo định nghĩa về cầm cố tài sản tại điều 326 “Bộ luật dân sự 2015” thì trong cầm cố tài sản, việc chuyển giao tài sản cầm cố được thực hiện từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố. Tức là bên cầm cố phải thực tế chuyển giao tài sản và bên nhận cầm cố là bên nhận tài sản được chuyển giao.
Việc chuyển giao tài sản đảm bảo trong cầm cố là chuyển giao thực tế, do đó chỉ được coi là hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao tài sản khi bên cầm cố hoặc người thứ ba được bên cầm cố ủy quyền giữ tài sản. Như vậy, tài sản cầm cố có thể do bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc ủy quyền cho người thứ ba giữ tài sản.
>>> Luật sư
Hình thức và thời điểm có hiệu lực của cầm cố tài sản
Điều 327 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng ghi trong hợp đồng chính”.
Theo quy định trên thì mọi trường hợp về cầm cố tài sản đều phải xác lập bằng hình thức văn bản, việc cầm cố có thể lập thành một văn bản riêng hoặc được xác định trực tiếp trong nội dung của
Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.
Thời hạn cầm cố tài sản
Thời hạn cầm cố tài sản thường được các bên thỏa thuận căn cứ vào thời hạn vay của hợp đồng tín dụng được đảm bảo bằng biện pháp cầm cố đó. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì thời hạn cầm cố tính từ thời điểm tài sản cầm cố được chuyển giao cho bên nhận cầm cố cho đến khi nghĩa vụ trả nợ vay được hoàn thành hoặc biện pháp cầm cố được chấm dứt theo các căn cứ khác.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm cố tài sản
Đi song song với quyền đó là nghĩa vụ, ở đây cũng không ngoại lệ. Bên cầm cố tài sản có quyền nhất định với tài sản cầm cố của mình và đi cùng với nó là nghĩa vụ của họ đối với việc cầm cố tài sản. Điều này cũng tương tự như bên nhận cầm cố.
Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch cầm cố tài sản được quy định tại Điều 330, Điều 331, Điều 332, Điều 333 “Bộ luật dân sự 2015”.
– Nghĩa vụ bên cầm cố tài sản được quy định tại điều 330.
– Quyền của bên cầm cố tài sản được quy định tại điều 331
– Nghĩa vụ bên nhận cầm cố tài sản được quy định tại điều 332.
– Quyền của bên nhận cầm cố tài sản được quy định tại điều 333.