Biện pháp bảo vệ quyền sáng chế. Những căn cứ chứng minh một người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào cô chú luật sư, cháu có vấn để này thắc mắc muốn hỏi ạ,chuyện là thế này Ông A tìm ra phương thuốc chữa bệnh trĩ bằng con ốc sên, nhưng lúc ông A tìm ra thì ông B qua nhà chơi vô tình nghe thấy, liền về chế tạo ra thuốc và đăng kí sáng chế thuốc cổ truyền trị bệnh trĩ bằng ốc sên. Sau đó ông B đem bán loại thuốc này ra thị trường. 2 ông là bạn và đều là thầy thuốc. Như vậy ông A phải làm gì để bảo vệ quyền sáng chế thuốc cổ truyền của mình?Mong luật sư giải đáp nhanh nhất có thể. Cháu xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2009 thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Một hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi hành vi đó đáp ứng đầy dủ các căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Hành vi xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129, 188 của Luật sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ sau đây:
1.Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
2.Các yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
3.Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33 khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134 và khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật sở hữu trí tuệ.
4.Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dung hoặc người dung tin tại Việt Nam.”
Như vậy, một hành vi được coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải đáp ứng được 4 căn cứ nêu trên. Nếu thiếu 1 trong 4 căn cứ trên thì đây không được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
.
>>> Luật sư
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, một người bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi người đó không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, điều này đồng nghĩa nếu 1 người là chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ thì hoàn toàn không vi phạm. Ở đây, ông B đã đăng kí sang chế thuốc cổ truyền bệnh trĩ bằng ốc sên, điều đó chứng tỏ ông ấy đã là chủ thể hợp pháp của quyền sở hữu trí tuệ, khi quyền chủ thể hợp pháp của ông ấy được thừa nhận thì không thể nói ông ấy vi pham quyền sở hữu trí tuệ, mặt khác khi Ông A tìm ra phương thuốc chữa bệnh trĩ bằng con ốc sên, nhưng ông chưa đăng kí sáng chế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì không có căn cứ pháp lí nào chứng minh đó là sáng chế của ông ấy, khi đó không phải là sáng chế của mình thì ông ấy không thể có quyền kết luận ông B vi phạm quyền sáng chế thuốc cổ truyền của mình được. Ông A đã bị tuyên bố mất quyền sáng chế. Do đó, ông không thể làm gì để bảo vệ việc tìm ra cách chữa bệnh trĩ của mình. Ông chỉ được quyền khởi kiện ông B rằng ông này đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, xâm phạm quyền sáng chế thuốc của ông khi ông có đủ chứng cứ chúng minh việc sáng chế của ông đã có mặt trên thi trường trước ông B.