Có nhiều biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã như tuyên truyền về giá trị của đa dạng sinh học, xây dựng luật và chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học, thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật,... Dưới đây là bài viết Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay là?, mời các bạn tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Biện pháp chủ yếu nhằm bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta là:
A. Lập vườn quốc gia
B. Phát triển thủy lợi
C. Cấm khai thác rừng
D. Đẩy mạnh trồng rừng
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, phần Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Biện pháp chủ yếu nhằm bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta là lập vườn quốc gia.
Chọn A.
2. Khám phá các vườn quốc gia của Việt Nam:
Vườn quốc gia là những khu đất liền hoặc biển đảo được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam. Đây là những nơi được bảo vệ nghiêm ngặt, hạn chế sự khai thác và tác động của con người. Các khu vườn quốc gia Việt Nam trải dài từ miền bắc – miền trung đến miền Nam mỗi nơi mỗi vẻ với hệ sinh thái và động vật đa dạng hứa hẹn sẽ là những điểm dừng chân đầy thú vị và phiêu lưu đấy!
Hiện nay, Việt Nam có 33 vườn quốc gia với tổng diện tích trên 10.000km², trong đó có 60km² là mặt biển. Những vườn quốc gia này phân bố ở trên khắp cả nước và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn thiên nhiên. Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên được thành lập ngày 07 tháng 07 năm 1962 thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Trong khi đó, vườn quốc gia mới nhất được thành lập là Tà Đùng được thành lập vào ngày 8 tháng 2 năm 2018 nằm trên địa bàn tỉnh Đắc Nông.
2.1. Vườn quốc gia Việt Nam là di sản thế giới:
Di sản thiên nhiên thế giới là những địa điểm, khu vực được UNESCO công nhận là có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học và vẻ đẹp nổi bật. Đây là những nơi được pháp luật và các công ước quốc tế bảo vệ với có giá trị rất lớn đối với nhân loại.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới là Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Bái Tử Long thuộc Vịnh Hạ Long.
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Bình, có diện tích 123.326 ha, gồm 03 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (100.296 ha); phân khu phục hồi sinh thái (19.619 ha); phân khu hành chính dịch vụ (3.411 ha). Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu, phần lớn diện tích là đá vôi và liên kết khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin Namno của Lào tạo thành khối Karst rộng lớn Đông Nam Châu Á. Với hơn 300 hang động và hệ thống các sông ngầm, hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm đang tồn tại, trong đó có nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Vườn quốc gia Bái Tử Long nằm ở vùng lõi vịnh Bái Tử Long huyện Vân Đồn, Quảng Ninh. Với tổng diện tích 15.783 ha, trong đó diện tích rừng và đất rừng là 6.125 ha với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ và 9.650ha diện tích mặt nước biển, vụng áng, bãi triều ngập nước. Trong đó khu sinh thái đảo Ba Mùn, xã Minh Châu là vùng lõi của vườn quốc gia. Các loài động thực vật sinh sống trong vườn rừng và vùng biển tại khu vực Vườn Quốc gia Bái Tử Long rất phong phú, quý hiếm, có giá trị cao về bảo tồn nguồn gen.
Với những giá trị tài nguyên kể trên, tháng 5.2017, vườn quốc gia Bái Tử Long là vườn quốc gia thứ 6 của Việt Nam và thứ 38 của ASEAN được công nhận là vườn di sản ASEAN. Đến thăm Vườn quốc gia Bái Tử Long bạn có thể tham gia các hoạt động du lịch thám hiểm, lặn biển ngắm san hô, đi đường tuần tra ngắm rừng tự nhiên, tắm biển hoang sơ…
Ngoài ra, các vườn quốc gia tại Việt Nam đang được UNESCO phê duyệt hồ sơ là Vườn quốc gia Cát Tiên, Ba Bể và Hang Con Moong của Vườn quốc gia Cúc Phương.
2.2. Các vườn quốc gia ở Việt Nam là vườn di sản ASEAN:
Vườn di sản ASEAN là một danh hiệu để công nhận khu bảo tồn có giá trị về nghiên cứu khoa học, văn hóa và phát triển du lịch đối với các quốc gia khu vực Động Nam Á. Các yếu tố để xếp vào nhóm vườn di sản ASEAN là độ nguyên vẹn về tự nhiên, hoang dã, hệ sinh thái đa dạng có giá trị nổi bật. Chức năng chính là phải thực hiện và chịu trách nhiệm về bảo tồn động thực vật quý hiếm sinh sống tại khu vực Đông Nam Á
Hiện nay, Việt Nam trở thành quốc gia thành viên có nhiều Vườn di sản ASEAN nhất trong khu vực với 10 vườn quốc gia được công nhận là: Vườn quốc gia Ba Bể (2003); Vườn quốc gia Chư Mom Ray (2003); Vườn quốc gia Hoàng Liên (2003); Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (2003); Vườn quốc gia U Minh Thượng (2012), Vườn quốc gia Bái Tử Long (2016), Vườn quốc gia Vũ Quang, Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà , Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát và Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh đều vào năm 2019.
2.3. Những khu dự trữ sinh khuyển thế giới:
Khu dự trữ sinh khuyển thế giới là một danh hiệu được trao tặng bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO). Đây là những khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái độc đáo, giúp thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có vườn quốc gia thuộc các khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO chính thức công nhận đó là:
- Vườn quốc gia Cát Bà là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà.
- Vườn quốc gia Xuân Thủy, cùng với Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng.
- Vườn quốc gia Pù Mát, cùng với các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Pù Hoạt là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.
- Vườn quốc gia Cát Tiên trùng ranh giới với khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên.
- Các vườn quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ cùng với dãy phòng hộ ven Biển Tây là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau
- Các vườn quốc gia U Minh Thượng và Phú Quốc, cùng với Rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương – Kiên Hải là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang.
2.4. Các vườn quốc gia của Việt Nam là khu Ramsar:
Khu Ramsar là những vùng đất ngập nước có ý nghĩa rất quan trọng trên thế giới. Các khu bảo tồn thiên nhiên này có mục đích là sử dụng vùng đất ngập nước để sử dụng bền vững tài nguyên.
Tính đến nay, những vườn quốc gia tại Việt Nam được công nhận là khu Ramsar, bao gồm: Vườn quốc gia Xuân Thủy, khu ngập nước Bàu Sấu (Cát Tiên), Vườn quốc gia Ba Bể, vườn quốc gia Tràm Chim, vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Côn Đảo, Láng Sen, vườn quốc gia U Minh Thượng và Vân Long.
3. Danh sách các vườn quốc gia Việt Nam:
Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết về những vườn quốc gia tại Việt Nam dưới đây.
Vùng miền | Tên vườn quốc gia | Năm thành lập | Tỉnh thành |
Trung du và miền núi Bắc Bộ | Bái Tử Long | 2001 | Quảng Ninh |
Ba Bể | 1992 | Bắc Kạn | |
Phia Oắc – Phia Đén | 2018 | Cao Bằng | |
Tam Đảo | 1986 | Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang | |
Xuân Sơn | 2002 | Phú Thọ | |
Hoàng Liên | 1996 | Lai Châu, Lào Cai | |
Du Già | 2015 | Hà Giang | |
Đồng bằng Bắc Bộ | Cát Bà | 1986 | Hải Phòng |
Xuân Thủy | 2003 | Nam Định | |
Ba Vì | 1991 | Hà Nội, Hòa Bình | |
Cúc Phương | 1966 | Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình | |
Bắc Trung Bộ | Bến En | 1992 | Thanh Hóa |
Pù Mát | 2001 | Nghệ An | |
Vũ Quang | 2002 | Hà Tĩnh | |
Phong Nha – Kẻ Bàng | 2001 | Quảng Bình | |
Bạch Mã | 1991 | Thừa Thiên Huế | |
Nam Trung Bộ | Phước Bình | 2006 | Ninh Thuận |
Núi Chúa | 2003 | Ninh Thuận | |
Tây Nguyên | Chư Mom Ray | 2002 | Kon Tum |
Kon Ka Kinh | 2002 | Gia Lai | |
Yok Đôn | 1991 | Đắk Lắk, Đắk Nông | |
Chư Yang Sin | 2002 | Đắk Lắk | |
Bidoup Núi Bà | 2004 | Lâm Đồng | |
Tà Đùng | 2018 | Đắk Nông | |
Đông Nam Bộ | Cát Tiên | 1992 | Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước |
Bù Gia Mập | 2002 | Bình Phước | |
Lò Gò – Xa Mát | 2002 | Tây Ninh | |
Côn Đảo | 1993 | Bà Rịa – Vũng Tàu | |
Tây Nam Bộ | Tràm Chim | 1994 | Đồng Tháp |
Mũi Cà Mau | 2003 | Cà Mau | |
U Minh Hạ | 2006 | Cà Mau | |
U Minh Thượng | 2002 | Kiên Giang | |
Phú Quốc | 2001 | Kiên Giang |
THAM KHẢO THÊM: