Biện pháp bảo đảm việc thực thi pháp luật về nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự. Nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự.
Bên cạnh những kết quả đạt thì việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về nguồn chứng cứ trong thực tiễn vẫn còn những hạn chế, vướng mắc, sau đây em xin được trình bày một số hạn chế.
Thứ nhất, về hoạt động thu. thập và bảo quản vật chứng.
Qua thực tiễn hoạt động thu thập chứng cứ của cơ quan tiến hành tố tụng, việc thu thập chứng cừ còn nhiều bất cập dẫn tới sai lầm khi đánh giá và sử dụng chứng cứ, cụ thê tại Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định cụ thể về vấn đề này, theo dó vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án, vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. Tuy nhiên, trong thực tế thì lại khác, khi tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ, không ít người tiến hành tố tụng vì một lí do nào đấy, có thể là khách quan hay chủ quan mà đã làm mất mát, hư hỏng thậm chí họ cố tình đánh tráo, làm mất hoặc hủy hoại những vật chứng quan trọng làm sai lệch vụ án, điều đó đã ga thiệt hại không hề nhỏ cho quá trình xét xử, giải quyết vụ án sau này.
Thứ hai, Về thu thập chứng cứ từ lời khai bị can, bị cáo.
Như chúng ta biết, lời khai của bị can, bị cáo đóng vai trò rất quan trọng giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết đúng đắn vụ án, tuy nhiên để lời khai của họ thực sự có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự thì phải hội tụ đầy đủ 3 thuộc tính của chứng cứ. Lời khai của bị can, bị cáo không phải lúc nào cũng có thể trở thành chứng cứ, nó chỉ trở thành chứng cứ kết tội bị can, bị cáo nếu nó được thu thập hợp pháp, khách quan phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.
Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp, lời khai của bị can, bị cáo nhận tội do mớm cung, lời khai loại này thường xảy ra với các vụ án không phải là phạm tội quả tang mà là các vụ án được phát hiện do đấu tranh truy xét.
Thứ ba, về lấy lời khai của người làm chứng.
Lời khai của người làm chứng cũng đóng vai trò không hề nhỏ cho việc xét xử các vụ án, tuy nhiên trên thực tế cho thấy hoạt động lấy lời khai người làm chứng của cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp những hạn chế nhất định.
Hiện nay, vấn đề bảo vệ nhân chứng ở nước ta trên thực tế chưa được chú trọng, tuy đã có quy định tại Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 trong việc bảo vệ an toàn cho người làm chứng và người thân thích của họ.
Thứ tư, về vấn đề giám định.
Giám định là việc hết sức quan trọng trong việc xác định tội danh và khung hình phạt, có một số vướng mắc khi áp dụng hoạt động này:
Trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định theo quy định tại điểm a,b khoản 3 Điều 155 thì phải trưng cầu giám định vào thời điểm nào?
2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về nguồn chứng cứ.
– Thứ nhất, Để “lời khai của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan” (Điều 70 Bộ luật tố tụng hình sự 2003) là một trong những nguồn chứng cứ, cần phải quy định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là gì. Tuy nhiên, Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan lại không đưa ra định nghĩa thế nào là: “ người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan”.
– Thứ hai, Tại Điều 65 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về chủ thể có thẩm quyền thu thập chứng cứ, cần phải quy định thống nhất, tập trung hơn, cần phải quy định tài liệu, đồ vật do Bộ đội biên phòng, Hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành 1 số hoạt động điều tra và người bào chữa thu thập cũng có giá trị là nguồn chứng cứ giống như các biên bản, tài liệu, đồ vật mà người tiến hành tố tụng hình sự thu thập.
Ngoài ra cần quy định rõ, cụ thể các chủ thể có thẩm quyền thu thập chứng cứ là những người tiến hành tố tụng chứ không phải dưới hình thức là các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ ba: Tên gọi của Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là “chứng cứ” thì chưa đầy đủ và chính xác. Bởi lẽ trong nội dung điều này ngoài đề cập đên khái niệm chứng cứ còn đề cập đến các nguồn chứng cứ. Nhằm tránh việc hiểu sai lệch về các nguồn chứng cứ và chứng cứ thì khoản 2 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cần phải có sự khác biệt, phân rõ giữa hai khái niệm này bằng cách bổ sung thêm cụm từ: “chứng cứ được rút ra từ những loại nguồn sau :…”
Cần phải quy định các những sản phẩm công nghệ thông tin là nguồn chứng cứ: thư tín, băng ghi âm, ghi hình, mạng internet…do đó quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cần được sửa đổi.
>>> Luật sư
Thứ tư, kết luận giám định là 1 trong số các nguồn chứng cứ không thể bỏ qua khi tiến hành giải quyết các vụ án hình sự, đặc biệt là đối với các vụ án cần đòi hỏi phải được kiểm tra, thẩm định bằng các phương pháp khoa học.
Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không quy định thời gian trưng cầu giám định và thực hiện giám định, đó mới chỉ là những quy định chung chung về trưng cầu giám định, dẫn tới cơ quan tiến hành tố tụng và người thực hiện giám định đã không thực hiện đúng quy định về thời gian tiến hành tố tụng trong các giai đoạn tố tụng, và hậu quả là phải gia hạn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.