Các căn cứ phát sinh nghĩa vụ được quy định tại điều 281 "Bộ luật dân sự năm 2015", khi quan hề nghĩa vụ được xác lập sẽ thiết lập một mối quan hệ pháp lý giữa bên mang quyền và bên mang nghĩa vụ.
Các căn cứ phát sinh nghĩa vụ được quy định tại điều 281 “Bộ luật dân sự năm 2015”, khi quan hề nghĩa vụ được xác lập sẽ thiết lập một mối quan hệ pháp lý giữa bên mang quyền và bên mang nghĩa vụ. Theo mối quan hệ này thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trước bên có quyền.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải bao giờ bên mang nghĩa vụ cũng có ý thức thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình, hơn nữa, ngoài trường hợp phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác. Nhưng cho dù là lý do gì đi nữa thì khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ trước bên có quyền sẽ gây thiệt hại cho bên có quyền, một trong những biện pháp có thể góp phần hạn chế thiệt hại, ngăn chặn rủi ro cho bên có quyền, tạo điều kiện cho bên có quyền bảo vệ quyền lợi của mình là áp dụng các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ được quy định tại điều 318 “Bộ luật dân sự 2015” về biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:
1) Cầm cố tài sản;
2) Thế chấp tài sản;
3) Đặt cọc;
4) Ký cược;
5) Ký quỹ;
6) Bảo lãnh;
7)Tín chấp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đây là những biện pháp do các bên thỏa thuận mang tính chất tài sản nhằm thúc đẩy bên có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ đối với người có quyền trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì có quyền có thể thỏa mãn quyền của mình thông qua biện pháp bảo đảm đó. Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh các biện pháp trên còn tồn tại biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ ngoài ý chí, sự khác nhau cơ bản ở đây là đối với các biện pháp bảo đảm việc thỏa thuận trước giữa các bên về việc sẽ dùng tài sản nào đó làm tài sản đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ, có hiệu lực ngay từ thời điểm giao kết hợp đổng. Nghĩa là hình thành và tồn tại trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các bên. Còn với các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ ngoài ý chí thì ngược lại, chỉ khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng hoặc không thực hiện thì bên có quyền mới có quyền dùng biện pháp bảo đảm này. Tức là chỉ phát sinh trên cơ sở quy định của pháp luật khi mà giữa các bên mà không cần sự thoả thuận trước mà trái chủ vẫn có thể tác động lên vật khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Một số vấn đề về biện pháp bảo đảm ký quỹ
– Cầm giữ tài sản có phải là biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự?