Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang chiếm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản.
Cầm giữ tài sản (jus retentionnis) là một trong hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoàn toàn mới được đề cập trong Dự thảo này; song chỉ mới đối với pháp luật Việt Nam bởi biện pháp này được áp dụng rộng rãi trong giao lưu dân sự kinh tế ở các nước, thậm chí biện pháp này đã từng được đề cập trong Luật dân sự La Mã. Biện pháp này được quy định tại Điều 2286 BLDS Pháp nằm trong phần biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự ghi nhận quyền cầm giữ của người có quyền và quyền này có thể tồn tại mà không cần có sự thỏa thuận trước với người có nghĩa vụ.
Nội dung của biện pháp bảo đảm này, theo nghĩa truyền thống, có thể được hiểu như sau: Khi bên có quyền (người cầm giữ) đang chiếm hữu hợp pháp một vật để sau đó hoàn trả cho chủ sở hữu (người có tài sản bị chiếm giữ, người có nghĩa vụ hoặc cho người thứ ba theo chỉ định của chủ sở hữu) thì bên có quyền được quyền tiếp tục cầm giữ vật ấy nếu như những nghĩa vụ trực tiếp phát sinh từ vật ấy không đựơc thực hiện hoặc thực hiện không đúng hạn. Người cầm giữ được quyền chiếm giữ vật ấy cho đến khi nghĩa vụ được thực hiện xong.
Có ý kiến cho rằng cầm giữ tài sản không phải là biện pháp bảo đảm. mà là hậu quả pháp lý do pháp luật quy định khi xảy ra vi phạm trong một số hợp đồng nhất định, ví dụ: hợp đồng gửi giữ tài sản, dịch vụ. Do đó, chế định này không xuất hiện ở điều 318 “Bộ luật dân sự 2015” tại phần các biện pháp bảo đảm, mà chuyển vào phần thực hiện hợp đồng để áp dụng cho các trường hợp pháp luật có quy định về cầm giữ tài sản.
Đây là các biện pháp còn có ý kiến khác nhau,do đó, cần tiếp tục nghiên cứu để làm rõ hơn các nội dung cần điều chỉnh. Tuy nhiên, Cầm giữ có thể được coi là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự vì :
- Mục đích của cầm giữ tài sản nhằm để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ (gây thiệt hại cho bên có quyền, một trong những biện pháp có thể góp phần hạn chế thiệt hại, ngăn chặn rủi ro cho bên có quyền, tạo điều kiện cho bên có quyền bảo vệ quyền lợi của mình)
- Đối tượng của cầm giữ là là những lợi ích vật chất
- Phạm vi bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính
- Chỉ áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo khoản 1 Điều 416 “Bộ luật dân sự 2015”:” Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang chiếm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận.”
Trong đó:
- “Hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản” là dạng hợp đồng song vụ có yếu tố: Bên có quyền được “chiếm giữ” một tài sản nào đó nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Nghị định Nghị định 163/2006/ NĐ-CP đã cải thiện đáng kể vị thế của bên cầm giữ khi quy định: “Trong trường hợp bên có quyền cầm giữ tài sản theo quy định tại Điều 416 Bộ luật Dân sự mà tài sản này đang được dùng để thế chấp thì quyền của bên cầm giữ được ưu tiên hơn so với quyền của bên nhận thế chấp.” (Điều 21, Nghị định 163). Như vậy, nếu như bên có nghĩa vụ còn chưa được thanh toán thì bên này vẫn có quyền cầm giữ tài sản.
- Việc “Chiếm giữ hợp pháp” của bên có quyền chỉ xảy ra khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận. Đối tượng của việc chiếm giữ đó được phải quy định trong hợp đồng và chỉ khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng hoặc không thực hiện thì bên có quyền có quyền cầm giữ tài sản.
* Chủ thể
Trong quan hệ cầm giữ thực chất có hai chủ thể :
– Bên cầm giữ là bên có quyền lợi bị xâm phạm do việc không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận của bên có nghĩa vụ gây ra.
– Bên bị cầm giữ là bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong hợp đồng được bảo đảm bằng cầm giữ.
Các bên trong quan hệ cầm giữ có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu về năng lực chủ thể .
* Đối tượng
Đối tượng của cầm giữ là tài sản nằm trong nội dung của hợp đồng và vật đó đang là tài sản chiếm giữ hợp pháp của bên có quyền. Vật đó chính là đối tượng làm phát sinh ra nghĩa vụ.
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Cầm giữ tài sản có phải là biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự?