Biển cấm dừng, cấm đỗ: Quy định nơi đặt, mức phạt dừng đỗ sai? Quy định về mức xử phạt hành chính, hình sự đối với lỗi vi phạm dừng, đỗ.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về biển cấm dừng, cấm đỗ xe xe theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật giao thông khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Trong quản lý hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ thì không thể thiếu được các hệ thống biển báo để đảm bảo ổn định, điều hướng giao thông, tránh ùn tắc gây khó khăn trong di chuyển vừa tránh xảy ra tai nạn giao thông, một trong những biển báo không thể thiếu để quản lý giao thông đó là biển báo cấm dừng, cấm đỗ xe ở một số vị trí nhất định theo cơ quan chức năng có thẩm quyền nhìn nhận đánh giá, thấy cần thiết đặt biể báo này nhằm tránh sự tùy tiện dừng đỗ của các phương tiện sẽ không đảm bảo ổn định về giáo thông cũng như an ninh, quốc phòng. Sau đây luật Dương Gia xin đưa ra một sô quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này như sau:
Thư nhất: Biển cấm dừng đỗ xe:
Luật sư
+) Biển vừa cấm dừng vừa cấm đỗ được kí hiệu (130) đây là loại biển hiệu chỉ dẫn, thông báo cho ngươì tham gia giao thông biết khu vực đấy không cho phép cả dừng xe và đỗ xe nếu dừng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, trong trường hợp vi phạm gây tai nạn giao thông tùy theo mức độ có thể bị khởi tố tuy tố về mặt hình sự theo quy Điều 260 Bộ luật hình sự 2015
+) Ngoài ra pháp luật cũng còn quy định riêng từng loại biển cấm đỗ để phù hợp với các tuyến đường cũng như từng ngày làm việc phù hợp cụ thể như sau:
– Biển được kí hiệu (131a) đây la loại biển hiệu cấm tất cả các phương tiện đỗ phía bên đường nào có đặt biển báo như vậy có thể khi tham gia giao thông đường bộ có 02 làn đường mà bên nào có đặt loại biển báo này thì tức là phương tiện không được phép đỗ nếu dừng đỗ sẽ vi phạm quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp khi tham gia giao thông mà có biển báo (131b) tức là các loại phương tiện không được đỗ xe mà bên nào có đặt biển báo hiệu này trong những ngày lẻ trong tháng. Dó đó đối với loại biển báo này không mang tính toàn phần mà vân đang mang tính mở cho các phương tiện xe khi vào những ngày chẵn vẫn được đỗ xe trên phần đường có biển báo này.
– Còn đối với biển báo hiệu (131c) lại quy định ngược lại với biển báo hiệu (131b) đây là biể báo hiệu cho các phương tiện giao thông tham gia phần đường mà có biển báo này không được phép đỗ xe vào ngày chẵn những ngày lẻ thì đươc phép đỗ xe
Thứ hai: Quy định nơi đặt biển báo:
Trước khi đặt biển báo cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh đánh giá vị trí cần thiết và phù hợp để đặt biển báo cấm nhằm phát huy được tối đa giá trị của biển cấm hợp lòng dân thường thì hay đặt ở những đoạn đường giao nhau, đầu đoạn đường cần đặt biển cấm, phía bên đoạn đường cần cấm.
Đặc biệt cần đặt ở những nơi mà ngươi tham gia giao thông dễ dàng nhìn thấy, khoảng cách an toàn trên đường cao tốc phải đáp ứng được khoảng cách là 150m, ngoài phạm vi khu vực đông dân cư phải đạt là 100m còn trong khu vực có đông dân cư đặt với khoảng cách an toàn là 50m và phải đặt bên phải bên đường.
Thứ ba: Quy định về nơi dừng, đỗ xe:
Trước khi tìm hiểu về mức xử phạt hành vi vi phạm thì cần phải hiểu thế nào là dừng xe và đỗ xe vì hai hành vi này đều là trạng thái đứng yên của xe. Tuy nhiên mức độ đứng yên và thời gian có sự khác nhau do đó cần nắm được hành vi nào là dừng xe và hành vi nào là đỗ xe để tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó “dừng” xe được hiểu là xe trong trạng thái đứng yên không di chuyển tức là đứng yên hẳn trong một khoảng thời gian tạm thời chứ không quá lâu chỉ dừng đủ thời gian cho người lên hoặc xuống xe, trong trường hợp chở hàng chỉ dừng đủ thời gian xếp và dỡ hàng xuống xe. Như vậy nếu nơi dừng xe mà xe dừng quá lâu, quá thời gian mà pháp luật quy định sẽ đươc coi là dừng không đúng quy định của pháp luật.
Còn hành vi “đỗ” xe thì lại khác với hành vi dừng xe vì không hạn chế thời gian chỉ cần đỗ đúng nơi quy định có đặt biển cho đỗ xe hoặc không có biển cấm đỗ. Như vậy giữa dừng và đỗ xe có sự khác nhau về thời gian đứng yên của xe.
Pháp luật cũng quy đinh rất rõ những nơi, địa điểm không được phép dừng đỗ xe như là nếu đường một chiều thì không dược phép dừng bên trái đường, chỗ đoạn đường cong để đảm bảo xe lưu thông dễ dàng và tránh xảy ra va chạm, đặc biệt những nơi bị che khuất tầm nhìn lại càng không được phép dừng, nếu đang có xe khác đứng song song thì không được phép dừng, đỗ, đường dành cho người đi bộ không được dừng hoặc đỗ để tránh cản trở người đi bộ, tính từ mép đường giao nhau trong phạm vi 05 mét hay trên đường giao nhau, nơi điểm xe buýt dừng đỗ đón khách, dừng đỗ gần đường sắt cúng không được, không được dừng khi làm che khuất các biển báo đường, trên cầu hoặc dưới cầu vượt. Lý do pháp luật quy định như vậy vì những địa điểm trên là những địa điểm nhạy cảm dẽ xảy ra tai nạn, gay ùn tắc giao thông sẽ làm mất ổn định về giao thông.
Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định cách dừng đỗ xe trên đường phố luôn dừng sát lề đường bên phải, khi dừng phải đảm bảo không gây cản trở, cho phương tiện giao thông khác. Nếu đường phía bên có xe đang đỗ phải dừng cách xe đó ít nhất là 20 mét, dừng cách lề đường không được phép quá 0,25 mét nếu quá sẽ được coi là không dừng đúng theo quy đinh của pháp luật.
Ngoài ra các loại phương tiện cũng không được phép dừng đỗ xe trên phần đường mà giành cho xe điện, xe buýt, những nơi trên cống để thoát nước tránh ngăn dòng nước thoát hay gây hỏng hóc, miệng hầm đường dây điện thoai hay đường cao đây là nơi nguy hiểm nơi xe chữa cháy lấy nước để tránh gây ra cản trở khi sự việc cháy xảy ra, hạn chế sự thiệt hại xảy ra.
Thứ tư: Quy định về xử phạt hành vi vi phạm về dừng, đỗ:
+) Xử lý vi phạm hành chính:
Tùy theo hành vi vi phạm sẽ có hình thức cũng như mức xử phạt vi phạm hành chính cũng khác nhau căn cứ theo Nghị định 46/2016NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định rất cụ thể về mức xử phạt và hành vi bị xử phạt.
– Sẽ bị xử phạt từ 100 đến 200 nghìn đồng nếu người tham gia giao thông có hành vi dừng, đỗ xe không đúng lấn chiếm hết một phần đường.
– Đối với xe ô tô hay cùng loại sẽ bị xử phạt từ 600 đến 800 nghìn đồng và từ 100 đến 200 nghìn đồng đối với xe máy và máy kéo đối với hành vi dừng, đỗ xe mà không theo quy định như là đường một chiều mà dừng bên trái, tầm nhìn mà đang bị che khuất, nơi đường giao nhau hay cách 5 mét, địa điểm mà để danh đón trả khách, trước cổng chính hay cổng phụ cơ quan, cổng ra vào, nếu dừng đỗ mà che khuất mất biển báo giao thông, đường mà chỉ rộng cho một làn xe nhưng vẫn cố tình dừng đỗ, xe.
Ngoài ra cũng sẽ bị xử phạt hành chính 600 đến 800 nghìn đồng và từ 100 đến 200 nghìn đồng đối với xe máy và máy kéo nếu dùng đỗ xe mà khoảng cách bánh xe tại lề đường mà vượt 0,25 m, làn đường đã giành riêng cho xe buýt mà vẫn cố tình dừng, nơi thoát nước, nơi lấy nước của xe chữa cháy, nơi không cho dừng, cho đỗ xe nhưng vẫn cố tình dừng trái luật.
Bên đó nếu vi phạm về dừng, đỗ xe mà gây ra ùn tắc giao thông, gây cả trở nghiêm trọng sẽ bị xử phạt tiề từ 800 đến 1,2 triệu đồng.
+) Xử lý trách nhiệm hình sự:
Ngoài xử lý hành chính tùy theo mức độ vi phạm có thể bị khởi tố truy tố về mặt hình sự cụ thể được quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 nhằm mang tính chất răn đe để người tham gia giao thông đường bộ tôn trọng và chấp hành quy định của pháp luật.
Nếu vi phạm về hành vi dừng, đỗ xe mà pháp luật đã quy định gây tai nạn giao thông làm cho một người bị thương tích 61% trở lên hoặc là dẫn đến chết một người, nếu hai người mà một người 31% và một người nữa 61% thương tích, đối với ba người mà tổng lại tổn thương cơ thể 61% cho đến 120% hoặc đối với tài sản mà gây ra thiệt hại đến 100 triệu đồng đến 500 triệu đông thì người vi phạm sẽ bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc có thể bị phạt tù từ một năm đến 05 năm tùy theo sự việc xảy ra cũng như có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra nếu người có hành vi vi phạm mà không có giấy phép lái xe, có nồng độ cồn hoặc là chất kích thích trái quy định tức là không đủ điều kiện tham gia giao thông, gây ra tai nạn giao thông mà làm chết hai người, gây thương tích đến 61% trở lên cho hai người còn ba người từ 122% đến tận 200%, do lỗi đó mà gây thiệt hại về tài sản 500 triệu đồng đến 1,5 tỉ đồng, gay ra tai nạn mà trốn tránh trách nhiệm không cứu giúp người bị tai nạn, có hiệu lệnh nhưng cố tình không chấp hành thì người vi phạm có thể bị phạt tù từ ba năn đếm bảy năm.
Bên cạnh đó người vi phạm có thê bị phạt tù từ bảy năm đến 15 năm trong trường hợp gây ra tai nạn mà chết 03 người trở lên, gây thương tích cho ba người mà người nào cũng bị tổn thương 61% trở lên hoăc tổng cả ba người là 201% trở lên, gây thiệt hại về tài sản đến 1,5 tỉ trở lên.
Trường hợp do vi phạm quy định về dừng đỗ xe mà gây thương tật cho một người nhưng mức 31% cho đến 61% , hai người nhưng tổng tỉ lệ gây tổn thương cơ thể 31% đến 60% thì người vi phạm có thể bị phạt tiền 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba tháng đến một năm tùy theo có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm .
Khi người vi phạm đủ để khởi tố truy tố về mặt hình sự thì người vi phạm còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn hoặc hành nghề hay một công việc từ một năm đến năm năm.
Mục lục bài viết
1. Xử phạt hành chính đối với xe ô tô dừng tại nơi cấm dừng, đỗ xe
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư Dương Gia. Tôi có một vấn đề muốn hỏi luật sư như sau: Do không chú ý nên tôi lái xe ô tô và dừng tại nơi cấm dừng xe và đỗ xe. Tôi bị cảnh sát giao thông lập biên bản với lỗi vi phạm: Điều khiển phương tiện và dừng tại nơi “Cấm dừng xe và đỗ xe”. Tôi bị xử phạt 350.000 đồng. Vậy, luật sư cho tôi hỏi mức phạt này có đúng không và văn bản nào quy định mức xử phạt này? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, cảnh sát giao thông ra
Theo điểm h khoản 2 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường”;
Như vậy, với lỗi vi phạm của bạn mà cảnh sát giao thông xác định và ra quyết định xử phạt 350.000 đồng là đúng theo quy định phát luật. Cụ thể, văn bản pháp lý quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đó là Nghị định 171/2013/NĐ-CP, ban hành ngày 13/11/2013, và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014.
2. Hỏi về việc đỗ xe trên đoạn đường có biển cấm đỗ xe
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi đi tham gia giao thông từ đường phụ ra đường chính và đỗ xe sát mép đường phải theo chiều đi của mình cách nơi đường giao nhau khoảng 51m thì bị các anh Cảnh sát giao thông kiểm tra thông báo tôi vi phạm đỗ xe nơi biển cấm đỗ có biển phụ quy định khoảng cách biển có hiệu lực và tôi có nói tôi đi từ đường nhánh ra không thấy biển báo. Trong khi đó biển báo đặt tại đầu đường. Vậy tôi có vi phạm không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Luật giao thông đường bộ 2008 quy định biển báo hiệu đường bộ gồm các nhóm sau:
+ Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
+ Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
+ Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
+ Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
+ Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Đối với biển cấm đỗ, theo quy định thì biển này để báo nơi cấm dừng xe và đỗ xe. Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới dừng và đỗ lại ở phía đường có đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định Nhà nước.
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, bao gồm của biển báo hiệu đường bộ. Như vậy, khi trên đường có biển báo cấm đỗ thì người tham gia giao thông không được đỗ xe trên đoạn đường có biển cấm đỗ xe, vì vậy, hành vi đỗ xe trên đoạn có biển cấm đỗ của bạn là trái với quy định pháp luật.
Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP có quy định về xử phạt đối với hành vi đỗ xe trên đoạn đường có biển cấm đỗ xe như sau:
“3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật”
Vì vậy, trong trường hợp này, việc công an xác định lỗi và xử phạt bạn là đúng với quy định của pháp luật