Biển báo cấm đỗ xe được đặt ở các đoạn đường cấm đỗ theo quy định. Biển cấm đỗ nói riêng và các biển báo đều mang đến ý nghĩa chỉ dẫn và thông báo nội dung cụ thể trong yêu cầu dành cho người tham gia giao thông. Để bảo đảm giữ trật tự cần chấp hành đúng quy định cấm đỗ xe.
Mục lục bài viết
1. Biển cấm đỗ xe là gì?
Biển cấm đỗ xe là một loại biển báo hiệu giao thông thuộc nhóm biển báo cấm. Trong đó xác định nội dung và yêu cầu cụ thể trong đoạn đường di chuyển của phương tiện. Biển báo này sẽ cấm không cho tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông đỗ xe tại đoạn đường có đặt biển bảo. Từ đó các cơ quan chức năng thực hiện giám sát, kiểm tra cũng như xử lý các vi phạm.
Biển cấm đỗ xe là loại biển báo cố định, có tính chất lâu dài. Dựa trên tính chất cung đường, mật độ di chuyển,… cũng có tính lâu dài. Do đó buộc người tham gia giao thông phải tuân thủ quy định cấm đỗ xe tại khu vực có biển báo này.
Nhận biết biển cấm đỗ xe:
Biển cấm đỗ có các hình ảnh cụ thể cho từng nội dung, tính chất yêu cầu. Người sử dụng phương tiện phải có giấy phép lái xe, phải được học về các biển báo. Có thể nhận diện biển cấm đỗ xe thông qua những dấu hiệu như sau:
+ Biển báo hình tròn nền màu xanh dương, viền màu đỏ.
+ Có một vạch kẻ chéo màu đỏ chia đôi biển báo thành hai phần bằng nhau.
Một số biển được điều chỉnh để phù hợp với tính chất khu vực. Qua đó kiểm soát liên quan đến tính chất, yêu cầu dừng đỗ của các phương tiện. Điều đó phụ thuộc vào:
+ Đối với từng khu vực khác nhau như đường cao tốc, đường đôi ngoài đô thị, đường ô tô thông thường hay đường đô thị. Khi đó thì hệ số kích thước của biển báo sẽ được điều chỉnh khác sau sao cho phù hợp. Để đảm bảo người tham gia phương tiện có thể nhận diện và thực hiện yêu cầu. Trên các tuyến đường này, việc tuân thủ quy định tham gia giao thông phải được kiểm soát chặt.
Đặc điểm của các biển cấm đỗ xe:
Căn cứ QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo cấm đỗ xe được chia làm 03 loại biển báo con là biển báo 131a, 131b, 131c. Trong đó, mỗi biển báo mang đến một ý nghĩa quy định cụ thể.
Ba biển báo này đều có một đặc điểm chung là:
+ Đều có dạng hình tròn với nền màu xanh dương, có viền đỏ.
+ Được chia làm hai phần bằng 01 đường kẻ từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải.
So với biển báo P.131a, biển báo P.131b có thêm 01 vạch trắng. Còn biển báo P.131c có thêm 02 vạch trắng được kẻ dọc từ trên xuống dưới. Thể hiện cho các ý nghĩa muốn quy định, thông báo đến người tham gia giao thông trên đoạn đường đó. Các quy định được thể hiện đối với nội dung biển báo cũng được diễn giải ở dòng chữ phía dưới. Người tham gia giao thông phải chú ý các quy định, các thông tin của biển báo để tuân thủ đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình khi tham gia giao thông.
2. Biển cấm đỗ xe tiếng Anh là gì?
Biển cấm đỗ xe tiếng Anh là No parking sign.
3. Ý nghĩa của biển cấm đỗ xe?
Biển báo số hiệu P.131a:
Biển này có ý nghĩa: Nghiêm cấm các phương tiện giao thông đỗ xe ở đoạn đường có lắp đặt biển báo này. Qua đó xác định tất cả các phương tiện tham gia giao thông phải chấp hành, ngoại trừ phương tiện ưu tiên theo quy định. Tất cả các phương tiện gặp biển báo này, không xác định đến thông tin ngày chẵn hay lẻ. Bởi đây là khu vực không cho dừng đỗ xe đối với tất cả thời gian khác nhau.
Biển báo số hiệu P.131b:
Ý nghĩa của biến cấm đỗ xe P.131b là cấm đỗ xe ngày lẻ của tháng, ngoại trừ phương tiện ưu tiên. Các ngày lẻ được xác định theo lịch dương. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày lẻ để người tham gia giao thông thực hiện.
Biển báo số hiệu P.131c:
Biển báo P.131c nghiêm cấm tất cả các phương tiện giao thông đỗ xe tại con đường có lắp đặt biển báo này trong các ngày chẵn của tháng, trừ các phương tiện được ưu tiên. Qua đó thể hiện ý nghĩa cho phép đỗ nếu là ngày lẻ của tháng. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày chẵn.
Khi gặp biển cấm đỗ xe, phương tiện chỉ được phép dừng đỗ nếu thực sự có nhu cầu:
Đương nhiên khi gặp biển cấm đỗ, phương tiện phải chấp hành và không được đỗ xe ở đây lâu dài. Luật cũng mô tả cụ thể về cấm đỗ và dừng đỗ cùng các dấu hiệu nhận biết. Phương tiện có thể dừng đỗ nếu thực sự cần thiết, đảm bảo trong các dấu hiệu dừng đỗ.
– Khi thực hiện đỗ xe, dừng xe người điều khiển phương tiện giao thông phải thực hiện theo các quy định về dừng, đỗ như sau:
+ Phải có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
+ Đỗ xe tại nơi có lề đường rộng, đỗ xe sát mét phía đường bên phải chiều đi của mình.
+ Nơi được xây dựng để dừng, đỗ xe phải đỗ đúng vị trí được xây dựng đó.
+ Xe rời khỏi nơi dừng, đỗ xe thực hiện các biện pháp an toàn để các xe khác biết.
+ Xe đỗ trên đoạn dốc phải được chèn bánh.
+ Khi đỗ xe xong, người điều khiển phương tiện phải thực hiện biện pháp an toàn mới bước xuống xe.
Đảm bảo trong các điều kiện mô tả dưới đây, phương tiện được phép dừng đỗ. Cũng như được xem là hành vi cho phép, không vi phạm quy định tham gia giao thông.
4. Hiệu lực của biển cấm đỗ xe?
Biển cấm đỗ xe có hiệu lực cấm đỗ xe đối với các phương tiện tham gia giao thông tại đoạn đường có đặt biển cấm đỗ. Được xác định đối với vị trí xung quanh lắp đặt. Qua đó các cơ quan có thẩm quyền thông báo, yêu cầu người tham gia giao thông phải thực hiện.
Ngoài ra biển cấm đỗ xe còn quy định cấm đỗ xe ngày lẻ, cấm đỗ xe ngày chẵn. Đây là quy định phù hợp tại các đoạn đường có tính chất di chuyển đặc biệt. Các biển báo này được đặt tại đoạn đường có đặt biển thông qua dấu hiệu nhận biết.
– Để báo nơi cấm đỗ xe trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.131 (a,b,c) “Cấm đỗ xe”.
+ Biển số P.131a có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển.
+ Biển số P.131b có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày lẻ. Trong khi biển số P.131c vào những ngày chẵn.
– Hiệu lực của biển cấm đỗ xe.
Được xác định từ nơi đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe. Hoặc từ nơi đặt biển đến nơi có vị trí đặt biển hết tất cả các lệnh cấm. Đương nhiên là được xác định trên chiều đi, phía bên phải của phương tiện tham gia giao thông.
– Trong phạm vi có hiệu lực của biển, nếu có chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu thì cần đặt thêm biển nhắc lại. Để đảm bảo các quy định, thông báo được thực hiện rõ. Đồng thời mang đến hiệu quả cung cấp thông báo dễ hiểu trong hoạt động quản lý, kiểm soát của lực lượng quản lý.
Như vậy, hiệu lực của biển báo “Cấm đỗ xe” được xác định từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe hoặc biển báo hết các lệnh cấm. Từ đó người điều khiển phương tiện phải nắm được các quy định để tuân thủ.
Các phương tiện xe phải chấp hành biển báo:
– Biển báo này chỉ áp dụng đối với các loại xe cơ giới. Các loại xe được ưu tiên sẽ không phải chấp hành biển bảo này như các loại xe:
+ Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
+ Xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe phải có xe cảnh sát dẫn đường.
+ Xe thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
+ Xe thực hiện nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
+ Đoàn xe đưa tang.
5. Xử phạt hành vi đỗ xe tại nơi có biển cấm đỗ?
Theo
– Người điều khiển xe ô tô và các phương tiện khác tương tự xe ô tô đỗ xe tại nơi có biển cấm đỗ xe, bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nội dung này được đối chiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 5,
– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô và xe gắn máy đỗ xe tại nơi có biển cấm đỗ xe, bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000. Thực hiện theo quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Đây là các hành vi không tuân thủ thông báo, các quy định đối với người điều khiển phương tiện. Có thể gây ra mất trật tự, cũng như vi phạm quy định cấm của nhà nước.
Do đó khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần có hiểu biết về các loại biển báo. Phải được học về quy định, biển báo để thi Giấy phép lấy xe. Để đảm bảo thực hiện đúng các quy định về tham gia giao thông. Đồng thời cũng tránh được việc gây ùn tắc giao thông hay gây ra tai nạn khi tham gia giao thông.
Đặc biệt đối với đường xá, các tuyến đường tham gia giao thông. Nếu có sự cản trở, không chấp hành quy định có thể gây ra rất nhiều thiệt hại trên thực tế. Giúp cho hệ thống giao thông ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn.