Quy định về nhận biết biển báo vòng xuyến (Biển số R.303). Nguyên tắc ưu tiên khi đi xe qua vòng xuyến. Quy định về nhường đường khi đi qua vòng xuyến. Cách đi vòng xuyến an toàn và đúng quy định. Đi vào vòng xuyến có phải bật xi nhan hay không?
Khi tham gia giao thông, trên đường người dân sẽ bắt gặp những vòng xuyến giao nhau giữa các nhánh đường với nhau. Ở tại đó có biển báo vòng xuyến (Biển số R.303). Khi đó, người điều khiển phương tiện sẽ phải hòa vào vòng xuyến và sau đó đi ra khỏi vòng xuyến rồi đi đến nhánh đường mình cần đi tiếp. Vậy nguyên tắc đi qua vòng xuyến như thế nào cho đúng luật cũng như cách nhận biết biển báo vòng xuyến ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Quy định về nhận biết biển báo vòng xuyến (Biển số R.303):
Theo quy định Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển bán R.303 là nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến. Vòng xuyến được hiểu là nơi giao nhau giữa các con đường từ nhiều hướng khác nhau. Thực tế, theo ngôn ngữ địa phương thì vòng xuyến còn được gọi là bùng binh hay vòng xoay. Và nguyên tắc là các phương tiện sẽ chạy theo một vòng hình tròn và ngược chiều kim đồng hồ.
Biển báo R.303 mang ý nghĩa báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau phải đặt biển số. Biển này có hiệu lực bắt buộc đối với các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên.
Đặc điểm của biển báo R.303 có dạng hình tròn, nền ngoài màu xanh và có phía trong có hình mũi tên theo vòng tròn bên trong màu trắng dùng để báo các hiệu lệnh mà người tham gia giao thông phải chấp hành.
2. Nguyên tắc ưu tiên khi đi xe qua vòng xuyến:
Căn cứ tại quy định tại Điều 22
– Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
– Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.
– Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
– Đoàn xe tang.
Lưu ý đối với những xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp phải có tín hiệu còi, cờ hay đèn theo quy định khi thực hiện nhiệm vụ; không bị hạn chế tốc độ và được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
3. Quy định về nhường đường khi đi qua vòng xuyến:
Nhường đường cho phương tiện khác là tình huống giao thông mà phương tiện nhường đường không tiếp tục di chuyển như hiện tại để phương tiện đường nhường đường không phải chuyển hướng hoặc phanh đột ngột.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về nhường đường tại nơi giao nhau được hiểu là:
– Đối với trường hợp nơi giao nhau không có vòng xuyến, các xe sẽ nhường đường cho các xe đi theo làn bên phải.
– Ngược lại các xe phải nhường đường cho xe đi bên trái tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến.
Và khi đến nơi gần giao nhau, người tham gia giao thông phải điều khiển xe giảm tốc độ rồi nhường đường.
4. Cách đi vòng xuyến an toàn và đúng quy định:
Trường hợp điểm vào và điểm ra gần nhau:
Trường hợp này áp dụng đối với những phương tiện tham gia giao thông vào vòng xuyến với quãng đường ngắn nhất, được xem như là chỉ thực hiện một bước rẽ phải để chuyển hướng. Khi đó, khi điều khiển phương tiện tham gia vào vòng xuyến, người điều khiển xe sẽ đánh xe ôm phải và đi sát vào mép ngoài cùng của vòng xuyến để tới lối gần nhất và đi ra khỏi vòng xuyến.
Việc điều khiển xe đi sát mép ngoài cùng này sẽ giúp cho người lái xe có thể tránh khỏi những làn xe đông người đang vào và ra khỏi vòng xuyến một cách nhanh chóng, đỡ mất thời gian và giúp cho việc ùn tắc giao thông được hạn chế tối đa.
Trường hợp điểm vào và ra cách nhau một lối ra gần như là quãng đường ngắn thứ hai:
Nếu trường hợp đang tham gia điều khiển giao thông rẽ phải vào vòng xuyến, khi đó các người điều khiển thực hiện việc đánh lái đi vào làn xe sát vào làn ngoài cùng gần với làn xe có quãng đường ngắn nhất.
Khi đó, hai xe cùng rẽ vào vòng xuyến thì xe sẽ thoát ra ở lối ra đầu tiền với trường hợp xe đi ở làn ngoài cùng; còn với xe đi ở làn trong kế bên sẽ thoát ra ở lối tiếp theo.
Trường hợp điểm ra và điểm vào cách nhau với quãng đường khoảng hai lối ra:
Trường hợp này, người điều khiển xe phải thực hiện việc đánh lái vào làn xe ở giữa kế bên làn xe ở lối ra thứ hai. Đến khi tới gần lối ra của mình thì các tài xế xin bật tín hiệu xin ra và nhanh chóng đánh lái để tới đường ra mình cần ra, khi đó phải lưu ý để bảo đảm an toàn thì phải quan sát các xe kế bên.
Người điều khiển khi tham gia vòng xuyến phải đảm bảo nguyên tắc ưu tiên nhường đường cho làn xe bên trái. Điều này được hiểu là khi tham gia vòng xuyến, tất cả các xe phải rẽ phải và khi thấy vòng xoay, cùng thời điểm đó nhường đường cho các xe đang đi bên trái đã tham gia vòng xoay. Sau khi tham gia vào vòng xoay các xe sẽ đi theo vòng xoay về phía bên trái và khi muốn thoát ra thì phải thoát ra về phía bên tay phải. Cụ thể là:
– Đối với vòng xuyến nhỏ: trường hợp này người điều khiển xe có thể đi thẳng qua mà không cần phải bám theo vòng xuyến, khi đó không cần bật xi nhan, tránh trường hợp gây hiểu lầm cho xe phía sau. Đối với trường hợp điều khiển xe có ý định đổi hướng rẽ phải, rẽ trái hoặc quay đầu thì phải xi nhan theo đúng quy định như bình thường.
– Đối với vòng xuyến lớn: nếu xe cần rẽ phải khi đến chỗ giao cắt, mà không cần bám theo vòng xuyến, khi đó người điều khiển cần phải xi nhan trước khi rẽ chuyển hướng. Còn đối với trường hợp phải cần vòng cua một đoạn theo vòng tròn trước khi rẽ phải vào các đường nhánh thì người điều khiển xe thực hiện xi nhan 02 lần.
– Đối với vòng xuyến lớn nằm lệch hẳn về một bên mé đường thì có thể người điều khiển xe phải thực hiện việc xi nhan 03 lần. Thứ nhất là xi nhan xin đường để chuyển hướng sang hướng có vòng xuyến. Thứ hai báo xi nhan rẽ vào vòng xuyến. Thứ ba là khi ra khỏi vòng chuyến xin rẽ vào đường nhánh cần đi.
Lưu ý nữa khi thực hiện đi vòng vào vòng xuyến và khi đi thỏa ra khỏi được vòng xuyến là người điều khiển xe xi nhan theo đúng nguyên tắc vào trái ra phải, để bảo đảm cho người phía sau nắm được hướng đi, tránh được những trường hợp không hiểu ý nhau thì rất dễ gây ra sự cố tai nạn giao thông.
5. Đi vào vòng xuyến có phải bật xi nhan hay không?
Căn cứ theo quy định tại Luật giao thông đường bộ, các trường hợp phải xi nhan cụ thể là:
– Chuyển làn đường: quy định nếu trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng một chiều với nhau, có sự phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường thì khi đó người điều khiển xe phải đi trong một làn đường, trường hợp chuyển làn phải bật tín hiệu báo trước để đảm bảo an toàn.
– Vượt xe: khi tham gia giao thông, muốn vượt xe phía trước thì người điều khiển phương tiện phải xi nhan để báo và xin đường.
– Chuyển hướng xe: theo quy định tại Điều 15
– Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ hoặc trên đường phố: phải đảo có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết khi thực hiện việc dừng xe hoặc đỗ xe.
Do đó, theo quy định tại Luật giao thông đường bộ thì chỉ thực hiện xi nhan trong các trường hợp nêu trên. Và không có quy định bắt buộc khi tham gia giao thông ra vào vòng xuyến sẽ phải xi nhan. Như vậy, khi tham gia giao thông ra vào vòng xuyến sẽ không phải xi nhan. Tuy nhiên, trên thực tế để tránh các trường hợp sự cố tai nạn giao thông xảy ra, hoặc ùn tắc giao thông thì khi tham gia giao thông ra vào các vòng xuyến thì người điều khiển nên bật xi nhan. Đây cũng là khuyến cáo của Cục cảnh sát giao thông đưa ra nhằm mục đích đảm bảo trật tự an toàn giao thông.