Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nếu bị phát hiện thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi của mình gây nên, quá trình xử phạt vi phạm phải theo đúng quy định .Vậy biên bản xử phạt vi phạm hành chính có cần đóng dấu treo không?
Mục lục bài viết
1. Biên bản xử phạt vi phạm hành chính có cần đóng dấu treo không?
Vi phạm hành chính là một trong những hành vi vi phạm diễn ra vô cùng phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Luật xử lý vi phạm hành chính được ban hành với mục đích để đảm bảo trật tự, hạn chế các hành vi vi phạm, cùng với đó các bộ, ban ngành cũng đã ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực này. Lập biên bản haowcj ra quyết định xử lý hành vi vi phạm hành chính phải được diễn ra theo một trình tự thủ tục nhất định.
Một trong những vấn đề được nhiều cá nhân băn khoăn đó là việc khi tiếp nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không nhận thấy có dấu treo từ cơ quan có thẩm quyền, liệu vấn đề này diễn ra có trái với quy định hay không. Để giải thích được những băn khoăn này thì bạn đọc cần hiểu rõ các thông tin liên quan đến quá trình xử lý vi phạm hành chính. Hiện nay, không có quy định cụ thể về việc phải đóng dấu treo trên quyết định xử phạt hành chính, sở dĩ theo quy định tại Điều 68 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020 thì chỉ ghi nhận trong quyết định xử phạt hành chính cần có các nội dung như sau:
– Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức thì trong quyết định này phải đảm bảo các nội dung liên quan đến địa danh, ngày, tháng, năm khi thực hiện ra quyết định;
+ Thể hiện rõ các nội dung liên quan đến căn cứ pháp lý đại cơ quan tổ chức này ban hành quyết định xử phạt;
+ Gửi kèm với đó là biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh vụ việc hoặc những văn bản giải trình của cá nhân tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);
– Thông tin về nhân thân của người ra quyết định như họ tên, chức vụ;
– Thông tin về họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người có hành vi vi phạm hoặc tên,địa chỉ và họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật đối với tổ chức có hành vi vi phạm;
– Ngoài ra, các thông tin liên quan đến hành vi vi phạm hành chính, các tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ cũng sẽ được ghi nhận trong quyết định này;
– Người bị xử phạt hoàn toàn có quyền được tìm hiểu các thông tin liên quan đến hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả nếu bị áp dụng đối với hành vi vi phạm của mình;
– Có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi nhận từ cơ quan cá nhân có thẩm quyền gửi đến;
– Đối với người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cần phải có ghi rõ họ tên và chữ ký xác nhận thông tin của người này; …
Bên cạnh đó, Nghị định 97/2017/NĐ-CP, Thông tư 07/2019/TT-BCA quy định về các biểu mẫu để sử dụng ký sự pháp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân cũng không có bất kỳ điều khoản nào quy định về việc biên bản vi phạm hành chính phải đóng dấu treo. Với các quy định nêu trên, biên bản vi phạm hành chính hoặc các quyết định xử phạt vi phạm hành chính không bắt buộc phải đóng dấu treo.
2. Trường hợp nào không phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính?
Liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính thì hiện nay tồn tại hai trường hợp đó là xử lý vi phạm hành chính không lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính lập biên bản. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản đã được quy định cụ thể tại Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi năm 2020 nếu hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi 2020. Dẫn chiếu đến quy định pháp luật tại Khoản 1 Điều 56 của Luật này thì các trường hợp sau đây sẽ nằm trong trường hợp không phải lập biên bản:
– Đối với các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 250.000 đồng áp dụng đối với cá nhân còn đối với hành vi vi phạm của tổ chức mà mức phạt là 500.000 dồng thì cá nhân có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Với quy định nêu trên nếu hành vi vi phạm của cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính với mức tiền trên 250.000đ hoặc với tổ chức là trên 500.000 đồng thì cơ quan ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải lập biên bản xử phạt theo đúng quy định trình tự.
Hiện nay, quy định trình tự để xử lý hành vi vi phạm hành chính được thực hiện với các bước như sau:
– Nếu phát hiện hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ sẽ yêu cầu người có hành vi vi phạm kia buộc chấm dứt hành vi của mình một cách kịp thời, nhanh chóng để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra;
– Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính được quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
– Thực hiện các hoạt động để xác minh tình tiết vụ việc vi phạm, điều này cũng đảm bảo cho việc xử lý hành vi vi phạm một cách công bằng, rõ ràng, cũng là cơ sở để giải quyết trong tình trạng khiếu nại;
– Với trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để sử dụng làm căn cứ xác định khung tiền nộp phạt ( thủ tục này được ghi nhận tại Điều 60 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012);
– Trong quá trình tiếp cận các thông tin về xác định các tình tiết mà nhận thấy hành vi vi phạm hành chính đang chuyển hướng sang có dấu hiệu tội phạm thì sẽ chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
– Cá nhân sau khi nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính đúng với lỗi mà mình đã thực hiện thì phải chấp hành quyết định xử phạt với thời hạn là trong vòng 10 ngày; một số trường hợp thì quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì hoàn toàn có thể thực hiện theo thời hạn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định. Mặc dù, đã có quyết định xử phạt đúng theo quy định nhưng cá nhân, tổ chức không tự nguyện chấp hành thì có thể bị áp dụng hình thức cưỡng chế thì hành quyết định xử phạt.
3. Khi lập biên bản trong vi phạm hành chính thì cần phải đảm bảo các yếu tố gì?
Liên quan đến các nội dung về quá trình lập biên bản vi phạm hành chính và những yêu cầu đối với quy trình này thì cá nhân, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định vi phạm hành chính phải đảm bảo yếu tố liên quan đến nguyên tắc lập biên bản thẩm quyền lập biên bản và một số nội dung liên quan đến biên bản được ghi nhận;
– Thứ nhất, đối với nguyên tắc lập biên bản:
Khi phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền phải kịp thời lập biên bản một cách nhanh chóng, trừ trường hợp xử phạt không bắt buộc phải lập biên bản đã được phân tích tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm thì việc lập biên bản kịp thời nhanh chóng thì là một trong những căn cứ, cơ sở để chứng minh hành vi vi phạm của đối tượng vi phạm cũng như đảm bảo tính nghiêm minh trong thi hành luật. Trong một số trường hợp đặc thù có thể kể đến như thông qua sử dụng phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ mà phát hiện ra hành vi vi phạm trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu sẽ có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính những đối tượng này;
– Thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính:
Một số nội dung liên quan đến thẩm quyền lập biên bản đã được quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP, theo đó cá nhân có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có thể kể đến là những người có thẩm quyền xử phạt cá nhân đang là công chức viên chức hoặc đang làm việc thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thi hành công vụ nhiệm vụ; Đối với trường hợp người đang là chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng tàu thì những người này cũng sẽ được giao nhiệm vụ lập biên bản đối với trường hợp vi phạm trong phạm vi mình đang quản lý.
Theo quy định của Nghị định số 972017/NĐ-CP cũng đã lưu ý một số nội dung liên quan đến việc: cá nhân có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính tuy nhiên cũng không chắc chắn sẽ có quyền thẩm quyền xử phạt chính vì vậy tùy thuộc vào phạm vi của mình nếu chỉ có thể lập biên bản thì sẽ chỉ thực hiện quyền này, phải chịu trách nhiệm về hành vi lập biên bản của mình.
Đối với trường hợp phát hiện hành vi vi phạm mà trong hành vi này có thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản nhưng cũng có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người này vẫn được trao quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên sau khi lập biên bản phải chuyển ngay biên bản này đến cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền xử phạt.
Lưu ý: Trong trường hợp cán bộ hợp đồng, người lao động thì sẽ không có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020;
– Nghị định số 97/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.