Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng mà bên giao có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận khi bên nhận hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng. Để giúp đỡ bạn đọc trong việc soạn thảo biên bản này.
Mục lục bài viết
1. Biên bản quyết toán hợp đồng :
Tải về biên bản quyết toán hợp đồng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(Hợp đồng số …………)
– Căn cứ hợp đồng số …. ngày…… Tháng… năm …..giữa công ty……và công ty…..;
– Căn cứ biên bản nghiệm thu và bàn giao ngày….tháng……năm ….
Hôm nay, ngày…tháng…. năm …, hai bên gồm:
Công Ty:……
– Địa chỉ:….
– Tel:…….. Fax:……
– Email:……
– Người đại diện:…….Chức vụ:……
– Số tài khoản:…..tại ngân hàng……
Dưới đây gọi tắt là Bên A;
CÔNG TY …….
– Địa chỉ:……
– Điện thoại:…….. ; Fax: ……
– Email:……
– Người đại diện:……. Chức vụ: …
– Số tài khoản: ……..tại ngân hàng …
Dưới đây gọi tắt là Bên B;
Hai bên đồng ý thống nhất quyết toán Hợp đồng số:…….. ký ngày…….tháng …… năm ……. với các nội dung sau:
1/ Bên B đã thực hiện đầy đủ các công việc được thoả thuận trong hợp đồng số …….;
2/ Hai bên thống nhất quyết toán hợp đồng số ……. với tổng trị giá quyết toán của hợp đồng là: ….. đ (đã gồm VAT).
3/ Thanh toán:
– Tổng số đã tạm ứng đợt 1 và đợt 2 là: ….. đồng (đợt 1 thanh toán: …… đồng; đợt 2 thanh toán: … đồng).
– Tổng số còn phải thanh toán là: ….. đồng, theo tiến độ như sau:
Bên A thanh toán tiếp đợt 3 cho Bên B số tiền là: ………… đồng.
4/ Hợp đồng số ……… hết hiệu lực kể từ ngày Bên A thanh toán cho Bên B toàn bộ số tiền trên bằng chuyển khoản, Bên B xuất hoá đơn cho………
Bản quyết toán Hợp đồng này được lập thành…..bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….bản./.
Đại diện bên A Đại diện bên B
(Ký tên) (Ký tên)
Phụ trách kế toán bên A Phụ trách kế toán bên B
(Ký tên) (Ký tên)
2. Bảng quyết toán công trình:
Tải về biên bản quyết toán công trình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
……, ngày………tháng…..năm……
BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG, GIÁ TRỊ QUYẾT TOÁN
Tên công trình (hoặc tên dự án, thiết kế kỹ thuật-dự toán)….
Các Quyết định phê duyệt Dự án (nếu có):……
Ghi số Quyết định:….
Ngày tháng quyết định:……
Các Quyết định phê duyệt các Thiết kế kỹ thuật – Dự toán (như trên):…
Phạm vi công trình (nêu rõ thuộc những tỉnh, thành phố)……
Các đơn vị thi công (liệt kê tên các đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ đã tham gia thi công công trình):……
Thời gian thi công công trình từ tháng ……..năm……….đến tháng………năm……: (ghi thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thi công không phụ thuộc vào một đơn vị thi công cụ thể);
– Nguồn vốn đầu tư:……
+ Ngân sách Nhà nước……. triệu đồng cho các hạng mục (kê các hạng mục đầu tư riêng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước) (nếu có);
+ Ngân sách khác……….triệu đồng (kê các hạng mục đầu tư riêng bằng từng nguồn vốn) (nếu có);
– Nơi lưu sản phẩm tại: (ghi tên đơn vị đã lưu trữ sản phẩm theo chỉ định của cơ quan quyết định đầu tư):…
Bảng tổng hợp khối lượng, giá trị công trình (hoặc Dự án, Thiết kế kỹ thuật – Dự toán)
THỦ TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)
3. Cách soạn biên bản quyết toán:
– Đảm bảo luôn có quốc hiệu, tiêu ngữ và các căn cứ kèm theo;
– Ghi rõ các thông tin của bên A và bên B;
– Phần nội dung của biên bản quyết toán phải căn cứ vào hợp đồng đã thỏa thuận, tiến độ công việc đã được hoàn thành và số tiền thực tế đã thanh toán và chưa thanh toán;
– Chữ kí của người có thẩm quyền.
4. Thời gian quyết toán hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình:
Tóm tắt câu hỏi:
Đối với hợp đồng Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình thì quyết toán hợp đồng trong vòng là bao nhiêu ngày…? Luật Sư trả lời giúp em với. 1. Quyết toán Hợp đồng Trong vòng… ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công việc tư vấn theo Hợp đồng, khi nhận được Biên bản nghiệm thu và xác nhận của chủ đầu tư rằng nhà thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo quy định của Hợp đồng?
Luật sư tư vấn:
Hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình là một loại của hợp đồng xây dựng theo Luật xây dựng 2014.
Tại Điều 147 Luật xây dựng 2014 quy định về quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng như sau:
“1. Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
2. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận. Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có). Trường hợp hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.”
Theo quy định trên thì thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng sẽ do các bên thỏa thuận. Do đó, thời hạn quyết toán đối với hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, nếu hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước thì thời hạn quyết toán không vượt quá 60 ngày. Nếu hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì có thể kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bộ quyết toán hợp đồng tại khoản 23.1 Điều 23 Thông tư 09/2016/TT-BXD quy định quyết toán và thanh lý hợp đồng như sau:
“23.1 Quyết toán hợp đồng:
Trong vòng ….. ngày sau khi nhận được biên bản nghiệm thu đã hoàn thành toàn bộ nội dung công việc theo quy định của Hợp đồng, Bên nhận thầu sẽ trình cho Bên giao thầu … (Bộ) quyết toán Hợp đồng với các tài liệu trình bày chi Tiết theo mẫu mà Bên giao thầu đã chấp thuận, bao gồm các tài liệu sau:
– Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi Hợp đồng;
– Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi Hợp đồng;
– Bảng tính giá trị quyết toán Hợp đồng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ phần đã thanh toán và giá trị còn lại mà Bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho Bên nhận thầu;
– Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình;
– Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong Hợp đồng (nếu có).
– Thời hạn Bên nhận thầu giao nộp hồ sơ quyết toán Hợp đồng không được quá ….. ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công việc cần thực hiện theo Hợp đồng, bao gồm cả công việc phát sinh (nếu có).”
5. Quyết toán công trình khi nhà thầu phá sản:
Tóm tắt câu hỏi:
Mình có 1 vấn đề muốn xin tư vấn từ phía Công ty, cụ thể như sau: Năm 2006, Công ty mình (công ty A) có liên danh với một Công ty khác (công ty B) thực hiện 1 hợp đồng tư vấn và công ty A là đại diện cho liên danh ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư, mọi giao dịch của hợp đồng đều được thực hiện thông qua công ty A như: tiền sẽ chuyển vào Tài khoản Công ty A, sau đó từ công ty A chuyển cho công ty B. Hiện nay, Chủ đầu tư đang quyết toán công trình và đề nghị LIÊN DANH làm thủ tục quyết toán để Chủ đầu tư trả tiền, tuy nhiên công ty A đã phá sản và không còn tồn tại nữa do đó mọi giao dịch giữa LIÊN DANH và CHỦ ĐẦU TƯ đang chưa thực hiện được. Bạn cho mình hỏi chút:
1) Công ty B có ký kết 1 văn bản pháp lý khác với Chủ đầu tư không: như phụ lục hợp đồng (thay đổi đại diện trong liên danh)
2) Công ty A đã phá sản thì Công ty B có tiếp tục giao dịch được với Chủ đầu tư không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5
Năm 2006, công ty A có liên danh với một Công ty khác (công ty B) thực hiện 1 hợp đồng tư vấn và công ty A là đại diện cho liên danh ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư, mọi giao dịch của hợp đồng đều được thực hiện thông qua công ty A như: tiền sẽ chuyển vào Tài khoản Công ty A, sau đó từ công ty A chuyển cho công ty B. Hiện nay, Chủ đầu tư đang quyết toán công trình và đề nghị liên danh làm thủ tục quyết toán để Chủ đầu tư trả tiền, tuy nhiên công ty A đã phá sản và không còn tồn tại nữa do đó mọi giao dịch giữa liên danh và chủ đầu tư đang chưa thực hiện được. Trong trường hợp này, việc công ty A phá sản tuy nhiên đã thực hiện xong hợp đồng và đang chờ thời gian thanh toán, quyết toán công trình mà không phải là lỗi chủ quan của nhà thầu nên cần được xem xét, xử lý theo một trong các hướng như sau:
– Trường hợp năng lực, kinh nghiệm của công ty B đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu để thực hiện toàn bộ phần công việc còn lại của gói thầu thì có thể xem xét, cho phép thành viên liên danh này đảm nhận phần công việc còn lại của công ty B. Công ty B và bên mời thầu có thể ký hết phụ lục hợp đồng với nội dung thay đổi đơn vị thanh quyết toán, nghiệm thu công trình các phần công việc mà đáng lẽ công ty A phải thực hiện sau khi hoàn thành xong công trình.
– Trường hợp năng lực, kinh nghiệm của công ty B không đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu để thực hiện toàn bộ công việc còn lại của gói thầu thì cần đề xuất nhà thầu phụ để thực hiện khối lượng công việc còn lại của công ty A. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải xem xét năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ tương ứng với giá trị công việc được giao và phê duyệt tên nhà thầu phụ thực hiện khối lượng công việc còn lại của công ty A. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 128 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP:
“2. Quản lý đối với nhà thầu phụ:
a) Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
…”
Ngoài ra, trong trường hợp này, chủ đầu tư còn phải bảo đảm việc thay đổi tư cách của nhà thầu không làm phát sinh các chi phí thực hiện hợp đồng so với hợp đồng đã ký kết với liên danh A+B. Việc điều chỉnh hợp đồng phải căn cứ theo đúng các điều khoản đã nêu trong hợp đồng.