Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là gì, mục đích của biên bản? Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ? Hướng dẫn soạn thảo biên bản? Những quy định liên quan đến kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ?
Trong quá trình kinh doanh sản xuất cũng như quá trình thực hiện các hoạt động cơ bản đời sống, điều quan trọng mà các bên cần chú trọng là phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Điều kiện về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cần được chú trọng nhằm đảm bảo an toàn cho các cá nhân, tổ chức, tránh các rủi ro không đáng có xảy ra. Khi các chủ thể tiến hành kiểm tra phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ sẽ cần phải ghi nhận quá trình này bằng biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Vậy biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có nội dung và hình thức ra sao, những quy định liên quan đến phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tổng đài Luật sư
1. Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là gì, mục đích của biên bản?
Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là văn bản do cơ quan, tổ chức của người chủ trì kiểm tra thực hiện, biên bản bao gồm các nội dung thông tin của các bên kiểm tra phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, nội dung việc kiểm tra phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Mục đích của biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: khi thực hiện việc kiểm tra phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở, bên thực hiện kiểm tra sử dụng biên bản này nhằm mục đích ghi nhận lại quá trình thực hiện kiểm tra.
2. Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN KIỂM TRA VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ
(3) Hồi… giờ …… ngày ……. tháng ……. năm …….. , tại ……
Địa chỉ: ……
Chúng tôi gồm:
Đại diện: ……
– Ông/bà: ……… Chức vụ: ……….
– Ông/bà: ……… Chức vụ: ………..
– ….
– ….
Đã tiến hành kiểm tra đối với …..
Đại diện ……
– Ông/bà: ….. Chức vụ: …….
– Ông/bà: ……. Chức vụ: …….
Tình hình và kết quả kiểm tra như sau:
(4) ……
Biên bản được lập xong hồi …. giờ….. ngày … tháng …… năm …….., gồm trang…… được lập thành … bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây.
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(5)
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
(5)
ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA
(5)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản?
Người soạn thảo biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một văn bản chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức văn bản, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của cơ quan cấp trên trực tiếp; tên cơ quan, tổ chức của người chủ trì kiểm tra;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện biên bản, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là tên biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
Về nội dung văn bản: người soạn thảo văn bản cần trình bày đầy đủ các nội dung biên bản, bao gồm thông tin của bên kiểm tra và nội dung kiểm tra;
Cuối văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định phải có chữ ký và xác nhận, đóng dấu của đại diện cơ sở, đại diện đơn vị liên quan và đại diện kiểm tra nhằm xác nhận quá trình thực hiện biên bản là đúng thẩm quyền và nội dung văn bản đã được xác nhận là chính xác.
Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;
(2) Tên cơ quan, tổ chức của người chủ trì kiểm tra;
(3) Ghi nội dung kiểm tra về vấn đề gì;
(4) Ghi phần trình bày của cơ sở, phần kiểm tra hồ sơ, phần kiểm tra thực tế, nội dung kiểm tra của từng vấn đề, nhận xét đánh giá về kiến nghị kết luận;
(5) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu.
4. Những quy định liên quan đến kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ?
4.1. Kế hoạch kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Tại Điều 9 Thông tư 141/2020/TT-BCA kiểm tra phòng cháy, chữa cháy lực lượng CAND thì kế hoạch kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cụ thể như sau:
– Chủ thể ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề: Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh thực hiện ban hành kế hoạch kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra do các chủ thể này ban hành là kiểm tra theo chuyên đề, chuyên ngành, văn bản chỉ đạo kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
– Chủ thể ban hành kế hoạch kiểm tra định kỳ: Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện thực hiện ban hành kế hoạch kiểm tra định kỳ.
các chủ thể này sẽ căn cứ kế hoạch kiểm tra hoặc văn bản chỉ đạo của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh để ban hành kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với địa bàn, cơ sở và đối tượng khác thuộc phạm vi quản lý theo quy định. Khác với kế hoạch kiểm tra chuyên ngành, các chủ thể ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên ngành không phải căn cứ kế hoạch của các chủ thể khác.
4.2. Kiểm tra định kỳ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Tại Điều 10 Thông tư 141/2020/TT-BCA kiểm tra phòng cháy, chữa cháy lực lượng CAND thì việc kiểm tra định kỳ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quy định cụ thể như sau:
– Chủ thể thực hiện xây dựng và triển khai kế hoạch: Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện xây dựng, ban hành kế hoạch.
Kế hoạch kiểm tra định kỳ được ban hành theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 141/2020/TT-BCA đối với các đối tượng kiểm tra quy định cụ thể theo luật và các đối tượng trong phạm vi được phân công, phân cấp quản lý.
Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra quyết định thành lập đoàn hoặc phân công cán bộ kiểm tra; thông báo bằng văn bản trước 03 ngày làm việc cho đối tượng kiểm tra và cơ quan, đơn vị có liên quan.
– Thực hiện kiểm tra:
Bước 1: Trưởng đoàn hoặc cán bộ được phân công thực hiện kiểm tra giới thiệu thành phần đoàn, thông báo nội dung, hình thức kiểm tra;
Bước 2: Các thành phần kiểm tra thực hiện tổ chức kiểm tra theo các nội dung quy định;
Bước 3: Các thành phần kiểm tra thực hiện lập biên bản kiểm tra theo mẫu đồng thời biên bản kiểm tra được lập ít nhất 02 bản và giao cho đối tượng kiểm tra 01 bản, lưu hồ sơ 01 bản và giao đơn vị có liên quan 01 bản.
Bước 4: Kết luận kiểm tra: Trong quá trình kiểm tra, Các thành phần kiểm tra xác định có vi phạm hay không, nếu phát hiện vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thì căn cứ quy định của pháp luật thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính, tạm đình chỉ hoạt động theo quy định. Nếu không phát hiện vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thì các thành phần kiểm tra xác nhận vào biên bản là không có vi phạm.
– Xử lý kết quả sau khi kiểm tra:
Chủ thể xử lý kết quả kiểm tra: Trưởng đoàn kiểm tra hoặc cán bộ kiểm tra báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý kết quả kiểm tra theo mẫu đã quy định sẵn và biên bản kiểm tra,
Sau khi xử lý kết quả kiểm tra, lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp quản lý xem xét kết quả kiểm tra.
Các chủ thể có thẩm quyền sẽ thực hiện việc chỉ đạo đơn vị, cán bộ thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, tạm đình chỉ, đình chỉ, phục hồi hoạt động; kiến nghị, đôn đốc việc khắc phục nguy cơ mất an toàn, vi phạm đối với đối tượng kiểm tra và các ý kiến chỉ đạo khác.
Như vậy, đối với việc kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cần có kế hoạch kiểm tra trước đó của chủ thể có thẩm quyền. Quá trình thực hiện kiểm tra được các thành phần kiểm tra thực hiện tuân thủ đúng pháp luật và thực hiện việc kết luận xem cơ sở được kiểm tra có vi phạm hay không vi phạm những quy định về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm tương ứng với các hành vi vi phạm.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Biên bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và các nội dung liên quan đến phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cùng các nội dung liên quan.