Dưới đây là mẫu biên bản kiểm phiếu bầu Ban thanh tra nhân dân mới nhất, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm phiếu bầu Ban thanh tra nhân dân mới nhất:
Mẫu số 01:
HỘI NGHỊ CÁN BỘ VIÊN CHỨC TRƯỜNG …………… | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
BẦU CỬ BAN TRANH TRA NHÂN DÂN
TRƯỜNG……….. NHIỆM KỲ………….
Hội nghị CBVC trường …………bầu Ban bầu cử gồm:
1. Đ/c: ………… – Trưởng ban
2. Đ/c: ………….. – Thư ký
3. Đ/c: ………….. – Ủy viên
Ban bầu cử thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình và nhất trí lập biên bản như sau:
– Tổng số cán bộ viên chức được triệu tập Hội nghị là: ……..đ/c
– Tổng số có mặt tham gia bỏ phiếu: ……. đ/c
– Đại hội quyết định số lượng thanh tra nhân dân là: …….đ/c
Trong đó:
+ Ứng cử: 0 đ/c
+ Đề cử: 05 đ/c
- Đ/c: ……….
- Đ/c: ……….
- Đ/c: ……….
– Tổng số phiếu Ban bầu cử phát ra: …….phiếu
– Tổng số phiếu Ban bầu cử thu về:……..phiếu
Trong đó:
+ Số phiếu hợp lệ: ………phiếu
+ Số phiếu không hợp lệ:……….phiếu
– Số phiếu bầu cử cho mỗi ứng cử:
1. Đ/c: ……….có: ………., chiếm ………%
2. Đ/c: ……….có: ………., chiếm ………%
3. Đ/c: ……….có: ………., chiếm ………%
4. Đ/c: ……….có: ………., chiếm ………%
Kết luận: Căn cứ vào số phiếu, những đồng chí trúng cử vào Ban thanh tra nhân dân trường ……… nhiệm kỳ ……..có số phiếu tín nhiệm từ cao đến thấp như sau:
1. Đ/c: ……….;
2 Đ/c: ………….
3 Đ/ c: …………
Biên bản lập thành hai bản kèm vào hồ sơ tài liệu của Hội nghị. Ban bầu cử làm việc tại phòng kiểm phiếu vào lú………..giờ ngày………… và kết thúc vào 11 giờ 15 phút cùng ngày. /.
……….., ngày ……….tháng ………năm ………..
Thư kí ghi biên bản | Trưởng ban bầu cử |
Mẫu số 02:
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN………….. TRƯỜNG………… | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
Bầu cử Ban thanh tra nhân dân
Nhiệm kỳ:………….
Chúng tôi được hội nghị cán bộ giáo viên năm học…………..bầu vào ban bầu cử để tổ chức bầu cử Ban thanh tra nhân dân trường ……………,nhiệm kì ………….gồm:
- Ông (bà): …………..Trưởng ban
- Ông (bà) ………… Uỷ viên
- Ông (bà) ……….…Uỷ viên
Ban bầu cử đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình và nhất trí lập biên bản như sau:
– Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên được triệu tập dự hội nghị là: ……đ/c
– Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên có mặt tại hội nghị là: ………. đ/c
– Tổng số Cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia bỏ phiếu là:…………..đ/c
– Hội nghị đã quyết định số lượng uỷ viên ban thanh tra nhân dân nhiệm kì … là:… đ/c
– Trong đó:
+ Ứng cử:….. đ/c
+ Đề cử:..…. đ/c
– Tổng số phiếu ban bầu cử phát ra: ……..phiếu
– Tổng số phiếu ban bầu cử thu vào: …… phiếu
– Số phiếu hợp lệ: …… … phiếu
– Số phiếu không hợp lệ: .………. phiếu
Kết quả kiểm phiếu:
- Ông (bà): ………..số phiếu ……… tỉ lệ ….%
- Ông (bà):…………Số phiếu ……..`tỉ lệ…..%
- Ông (bà): ……….số phiếu ……… tỉ lệ ….%
- Ông (bà):………. Số phiếu ……..`tỉ lệ…..%
Những đồng chí trúng cử vào Ban thanh tra nhân dân …… nhiệm kì ………….có số phiếu tín nhiệm từ cao đến thấp như sau:
- Ông (bà): ………số phiếu ……… tỉ lệ ….%
- Ông (bà):………Số phiếu ……..`tỉ lệ…..%
- Ông (bà):………số phiếu ……… tỉ lệ ….%
- Ông (bà):……… Số phiếu ……..`tỉ lệ…..%
Biên bản lập thành hai bản kèm vào hồ sơ tài liệu của Hội nghị .
Làm tại phòng kiểm phiếu vào lúc …….giờ
Ngày …. tháng ….. năm……
Thư kí ghi biên bản | Trưởng ban bầu cử |
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân:
Hiện nay, Thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức là Ban thanh tra nhân dân. Theo quy định tại Khoản 8
2.1. Nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân:
Theo quy định tại Điều 66
Nhiệm vụ thực hiện trong việc giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách, những việc liên quan đến khiếu nại, tố cáo cũng như thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở của cá nhân, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ở xã, phương, thị trấn, các cơ quan nhà nước hay các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
2.2. Quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân:
Theo quy định tại Điều 67
– Thực hiện xác minh những vụ việc nhất định được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao khi cần thiết.
– Thực hiện kiến nghị lên người có thẩm quyền xử lý khi phát hiện ra có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo đúng quy định và giám sát việc thực hiện kiến nghị.
– Thực hiện bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và người lao động, biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích.
– Thực hiện kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý trong trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật.
– Thông qua việc giám sát phát hiện ra những sơ hở, thiếu sót thì có quyền kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước để khắc phục.
3. Quy định về tổ chức của ban thanh tra nhân dân tại các cấp:
3.1. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn:
– Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn: thuộc thẩm quyền của Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố bầu.
– Nhiệm kỳ Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn: 02 năm.
– Số lượng thành viên: mỗi Ban thanh tra sẽ có số lượng từ 05 đến 11 thành viên.
– Thành viên trong Ban thanh tra nhân dân không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Đối với thành viên Ban thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được nhân dân tín nhiệm trong nhiệm ký: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn đề nghị Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân đã bầu ra thành viên đó bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
– Về hoạt động:
+ Do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trực tiếp chỉ đạo hoạt động.
+ Thực hiện báo cáo nhiệm vụ của mình đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.
+ Ban thanh tra nhân dân thực hiện đề ra các phương hướng, nội dung kế hoạch hoạt động của mình trên cơ sở dựa vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, chương trình hành động và sự chỉ đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.
Có những trường hợp Trưởng Ban thanh tra nhân dân được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn khi cần thiết.
3.2. Tổ chức Ban thanh tra nhân dân tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước:
– Ban thanh tra nhân dân tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước sẽ do Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bầu.
– Nhiệm kỳ của Ban thanh tra nhân dân: 02 năm.
– Số lượng: Ban thanh tra nhân dân có số lượng từ 03 – 09 thành viên, gồm người lao động hoặc đang công tác trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
– Trường hợp Ban thanh tra nhân dân không thực hiện được nhiệm vụ hay trong trường hợp không còn được tín nhiệm trong nhiệm kỳ thì khi đó Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đề nghị Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
– Về hoạt động:
+ Do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trực tiếp chỉ đạo hoạt động.
+ Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban thanh tra nhân dân lập chương trình công tác theo từng quý, từng năm trên cơ sở dựa vào nghị quyết Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
+ Trách nhiệm thực hiện báo cáo hoạt động của mình đến Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Hội nghị công nhân, viên chức hoặc Hội nghị đại biểu công nhân, viên chức của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 159/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
– Nghị định 86/2011//NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra.