Hòa giải có ý nghĩa lớn, nó là cho những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn, xích mích được giập tắt hoặc không vượt qua giới hạn sự nghiêm trọng, giúp cho các bên tránh được một sự xung đột được giải quyết bằng bạo lực hoặc chiến tranh. Khi hòa giải cần có biên bản hòa giải.
Mục lục bài viết
1. Biên bản hòa giải thành là gì?
Biên bản hòa giải thành là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án gồm các nội dung: thời gian, địa điểm phiên hòa giải, thỏa thuận của các bên trong phiên hòa giải
Biên bản hòa giải thành là biên bản dùng để ghi nhận hòa giải thành giữa hai bên đương sự với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án khi tham gia phiên hòa giải.
2. Biên bản hòa giải thành:
Tên biên bản: Biên bản hòa giải thành
Mẫu biên bản hòa giả thành
Mẫu số 36-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
TÒA ÁN NHÂN DÂN …….(1)
——————
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………., ngày ……… tháng ……… năm ……..
BIÊN BẢN HÒA GIẢI THÀNH
Căn cứ vào khoản 5 Điều 211 và khoản 1 Điều 212 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Căn cứ vào biên bản hoà giải ngày….tháng……năm…….
Xét thấy các đương sự đã thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự thụ lý số: ……/……./TLST-….. (2) ngày……tháng…..năm…..
Lập biên bản hoà giải thành do các đương sự đã thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án, cụ thể như sau: (3)
1. ……
2. …….
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày
CÁC ĐƯƠNG SỰ THAM GIA HÒA GIẢI
(Ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)
THƯ KÝ TÒA ÁN GHI BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
THẨM PHÁN CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
– Những người tham gia hòa giải;
– Ghi cụ thể các đương sự vắng mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 209 của Bộ luật tố tụng dân sự;
– Lưu hồ sơ vụ án.
3. Hướng dẫn viết biên bản hòa giải:
– Ghi tên Tòa án tiến hành hòa giải và lập biên bản hòa giải thành; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh, (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh H).
– Ghi số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 50/2017/TLST-KDTM).
– Ghi đầy đủ cụ thể từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án mà các đương sự đã thỏa thuận được với nhau.
Biên bản hòa giải thành phải được giao (gửi) ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
4. Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục mở phiên hòa giải:
Thời điểm mở phiên hào giải
– Mở phiên hòa giải là trách nhiệm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giúp đương sự có thể thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết quan hệ tranh chấp. Theo quy định của BLTTDS 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm tổ chức phiên hòa giải theo quy định trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn; vụ án không được tiến hành hòa giải và những vụ án không tiến hành hòa giải được.
– Pháp luật tố tụng không quy định thời điểm mở phiên hòa giải trong bao nhiêu ngày kể từ ngày thụ lý,mà dựa vào từng trường hợp khi xét thấy việc xây dựng hồ sơ, thu thập chứng cứ đã đầy đủ, các tình tiết của vụ án đã được làm rõ; Thẩm phán sẽ linh hoạt ấn định thời điểm mở phiên hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử sao cho phù hợp. Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án vụ án tranh chấp về dân sự và những tranh chấp về hôn nhân gia đình (Điều 28 BLTTDS) thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; Đối với các vụ án Tranh chấp về kinh doanh, thương mại (Điều 30 BLTTDS) và tranh chấp về lao động (Điều 32 BLTTDS) thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
– Đối với các vụ án có yếu tố nước ngoài thì Phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên họp hòa giải (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng. Do đặc thù của các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài về vấn đề ủy thác tư pháp tống đạt các giấy tờ, tài liệu, quyết định của Tòa án ra nước ngoài nên BLTTDS 2015 đã quy định thời hạn mở phiên họp hòa giải trong khoảng sớm nhất là 06 tháng, chậm nhất là 08 tháng; thời hạn mở phiên tòa sớm nhất là 09 tháng, chậm nhất là 12 tháng. Lý luận cho thấy quy định kéo dài thời hạn mở phiên họp và mở phiên tòa các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài là tiến bộ sẽ tạo điều kiện cho tòa án có thể thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ, cấp tống đạt đầy đủ đúng thời hạn, góp phần giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được chính xác, đảm bảo thời hạn theo luật định.
Như vậy, bên cạnh quy định bắt buộc phải mở phiên hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử; pháp luật tố tụng cũng quy định việc hòa giải có thể được thực hiện tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm thể hiện bằng việc Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thể thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không và tùy vào mỗi giai đoạn, việc hòa giải, thỏa thuận giữa các đương sự được ghi nhận dưới hình thức và giá trị pháp lý khác nhau…
Nguyên tắc tiến hành hòa giải
Theo quy định tại Điều 205 BLTTDS 2015 thì việc hòa giải phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau:
– Thứ nhất, Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình. Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản, đặc trưng của tố tụng dân sự là nguyên tắc Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5 BLTTDS) theo đó pháp luật thừa nhận và đảm bảo cho các chủ thể tham gia quan hệ tố tụng dân sự được toàn quyền thể hiện ý chí, lựa chọn, quyết định thực hiện hay không thực hiện hành vi tố tụng nhất định. Vụ án dân sự chỉ được phát sinh dựa trên yêu cầu khởi kiện của chủ thể khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, Tòa án không can thiệp, giải quyết các quan hệ dân sự khi không có đơn khởi kiện. Quá trình giải quyết vụ án trong mọi giai đoạn tố tụng, đương sự có toàn quyền thể hiện ý chí của mình bằng việc yêu cầu, thỏa thuận với nhau về đường lối giải quyết tranh chấp. Tòa án phải tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự và việc thể hiện ý chí này chỉ được Tòa án chấp nhận trong trường hợp hoàn toàn tự nguyện không bị đe dọa hay ép buộc.
– Thứ hai, Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội: Nội dung thỏa thuận của các đương sự chỉ được Tòa án chấp nhận khi nội dung này không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định; đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Mọi thỏa thuận vi phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội đều không được Tòa án công nhận.
Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải
– Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia phiên hòa giải: Buổi hòa giải chỉ được tiến hành khi có mặt đầy đủ các đương sự, trường hợp vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên hòa giải và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt
– Thẩm phán phổ biến cho đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình. Sau khi được nghe Thẩm phán hướng dẫn và giải thích các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề tranh chấp. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phát biểu ý kiến thể hiện quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án. Người đại diện theo ủy quyền của đương sự có thể nhân danh người được ủy quyền tham gia, trình bày quan điểm, thỏa thuận về việc giải quyết vụ án trong phạm vi được ủy quyền
Sau khi thực hiện các tủ tục hòa giải, Tòa án đưa ra quyết định hòa giải thành toàn bọ vụ án, hòa giải thành một phần vụ án hoặc hòa giải không thành!
Từ đó, Thẩm phán đưa ra quyết định công nhận hòa giải
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay khi được ban hành và có giá trị pháp lý “tối thượng” khi không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Trên đây là bài viết mang tính tham khảo về biên bản hòa giải thành và trình tự thủ tục tiến hành phiên hòa giải!