Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở là gì? Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở để làm gì? Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở? Hướng dẫn soạn thảo biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở? Tìm hiểu về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?
Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có những vai trò và ý nghĩa quan trọng. Các ý kiến góp ý của tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở đều sẽ được xem xét và thực hiện nếu như phù hợp. Trong trường hợp này người ta sẽ hay dùng đến biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở. Vậy, Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở có nội dung cụ thể như thế nào và được thực hiện ra sao? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mẫu biên bản này.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở là gì?
- 2 2. Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở để làm gì?
- 3 3. Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở:
- 4 4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở:
- 5 5. Tìm hiểu về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở:
1. Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở là gì?
Trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở sẽ có nhiều mẫu biên bản được lập ra và một trong số đó là biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở. Mẫu biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở được lập ra nhằm mục đích để tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở có thể đóng góp ý kiến của mình. Mẫu biên bản được sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn và có những ý nghĩa quan trọng.
2. Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở để làm gì?
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hiểu cơ bản chính là tổ chức được thành lập để nhằm mục đích có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ thể là những những người lao động. Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở được tạo lập nhằm mục đích để đưa ra những ý kiến góp ý tới các doanh nghiệp. Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động cơ sở sẽ bao gồm các thông tin về Quốc hiệu, tiêu ngữ cùng ngày tháng năm thực hiện biên bản; Tên biên bản; Ngày giờ tháng năm, địa chỉ về việc tổ chức phiên họp thương lượng tập thể theo đúng quy định của
3. Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….., ngày tháng năm 20…..
BIÊN BẢN
V/v tổ chức thương lượng tập thể giữa
Ban chấp hành công đoàn cơ sở và công ty…
Hôm nay, vào lúc: …… h …… ngày …… tháng năm 20…., tại công ty……. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và công ty… tổ chức phiên họp thương lượng tập thể theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động
I. Thành phần:
1. Về phía doanh nghiệp: (chủ trì)
– Ông (bà): ……
– Ông (bà): ……
– Ông (bà): ……
2. Về phía BCH CĐCS công ty:
– Ông (bà): ……
– Ông (bà): ……
– Ông (bà): ……
3. Về phía Công đoàn cấp trên :
– Ông (bà):……
4. Về phía cơ quan quản lý nhà nước về lao động:
– Ông (bà):……
5. Thư ký
– Ông (bà):……
II. Nội dung:
Căn cứ quy định của Bộ Luật Lao động và Luật công đoàn 2012. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các bên trong quan hệ lao động.
Công đoàn và công ty….. thương lượng các nội dung sau:
1. Các nội dung thương lượng:
– ……
– ……
– ……
Sau khi bàn bạc, thỏa thuận, hai bên thống nhất một số nội dung thương lượng cụ thể sau:
2. Những nội dung 2 bên thống nhất (cần phải ghi tỷ lệ thống nhất…..%)
– ……
– ……
– ……
3. Những nội dung 2 bên chưa thống nhất, cần tiếp tục thương lượng.
– ……
– ……
– ……
4. Những nội dung 2 bên còn có nhiều ý kiến khác nhau:
– ……
– ……
– ……
Những nội dung 2 bên đã thống nhất, đề nghị các phòng, ban có liên quan của công ty phối hợp với BCHCĐCS công bố công khai cho mọi người được biết và lấy ý kiến của tập thể lao động về nội dung đã thỏa thuận thống nhất.
Nếu có trên 50% ý kiến tập thể lao động đồng ý, thì đưa vào bản Thỏa ước lao động tập thể để 2 bên tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể vào ngày…./…../…
Nếu không không đạt 50% tập thể lao động đồng ý, thì 2 bên tiếp tục thương lượng.
Nội dung trên, được 2 bên thống nhất thông qua. cuộc họp kết thúc vào lúc…h.. cùng ngày.
Thư ký
TM. Ban Chấp hành Công đoàn
TM. Công ty……
4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở:
Trong biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở sẽ có những thông tin cụ thể như sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ cùng như thông tin về ngày tháng năm thực hiện biên bản.
– Nêu tên biên bản.
– Thông tin về ngày giờ tháng năm, địa chỉ về việc tổ chức phiên họp thương lượng tập thể theo đúng quy định của
– Thông tin về thành phần tham gia cuộc họp cần ghi rõ về về phía doanh nghiệp, Về phía BCH CĐCS công ty, Về phía Công đoàn cấp trên,Về phía cơ quan quản lý nhà nước về lao động, Thư ký là những ai…
– Thông tin về nội dung cuộc họp:
+ Các nội dung thương lượng trong cuộc họp.
+ Những nội dung 2 bên thống nhất (cần phải ghi tỷ lệ thống nhất…..%) trong cuộc họp.
+ Những nội dung 2 bên chưa thống nhất, cần tiếp tục thương lượng sau này.
+ Những nội dung 2 bên còn có nhiều ý kiến khác nhau trong cuộc họp.
– Nội dung trong biên bản được nêu trên, được 2 bên thống nhất thông qua và cuộc họp kết thúc vào lúc…h.. cùng ngày.
– Ký và ghi rõ họ tên của Thư ký, Ban chấp hành công đoàn và Doanh nghiệp.
5. Tìm hiểu về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở:
Ta hiểu về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:
Bộ luật Lao động đầu tiên ra đời vào năm 1994 và cho đến trước thời điểm có hiệu lực của Bộ luật Lao động được ban hành vào năm 2012 thì công đoàn được biết đến là tổ chức duy nhất đại diện để nhằm mục đích có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể là những người lao động.
Tại
Và cho đến khi Bộ luật Lao động năm 2019 ra đời, thì thuật ngữ tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mới chính thức được sử dụng và khái niệm này mới bao gồm công đoàn cơ sở và những tổ chức của các chủ thể là người lao động tại doanh nghiệp.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, theo quy định của pháp luật thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là cũng là tổ chức đại diện của các chủ thể là những người lao động nhưng chỉ bao gồm hai loại cơ bản như sau: Công đoàn cấp cơ sở và Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được hiểu cơ bản chính là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của các chủ thể là những người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của những người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc thông qua các hình thức khác theo đúng những quy định của pháp luật về lao động.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo quy định của pháp luật bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật sẽ được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký, tổ chức và hoạt động phải bảo đảm nguyên tắc đó là các nguyên tắc như: tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch.
Cũng cần lưu ý rằng, tại thời điểm đăng ký, tổ chức của các chủ thể là những người lao động tại doanh nghiệp phải có số lượng tối thiểu thành viên là người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo đúng như quy định của Chính phủ và pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó thì
Theo quy định của pháp luật thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở sẽ có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu dựa trên tổng số các chủ thể là những người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. Và khi có yêu cầu thì bên nhận được yêu cầu sẽ không được từ chối đối với việc thương lượng.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở cũng sẽ có các quyền như là tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của các chủ thể là những người lao động về nội dung, cách thức tiến hành và kết quả của quá trình các bên thực hiện việc thương lượng tập thể.
Các chủ thể là những người sử dụng lao động cũng sẽ cần phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi người sử dụng lao động xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trong doanh nghiệp của mình.