Cá nhân nếu đang ở trong mối quan hệ hôn nhân nhưng quyền và nghĩa vụ của các bên không được tôn trọng thì hoàn toàn có quyền ly hôn đơn phương. Vậy khi bị xúc phạm nhân phẩm, có quyền yêu cầu ly hôn không?
Mục lục bài viết
1. Bị xúc phạm nhân phẩm, có quyền yêu cầu ly hôn không?
Hành vi của con người được coi là xúc phạm danh dự, nhân phẩm nếu có lời nói mag tính chất hạ thấp vai trò, vị trí của người khác, có tính chất sỉ nhục, thô bỉ, nhục mạ mà mục đích chính của hành vi này là chà đạp giá trị của người khác, làm giảm uy tín, gây thiệt hại nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của đối phương. Hiện nay, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể thực hiên với nhiều hình thức khác nhau, trong đó phải kể đến:
+ Sử dụng lời nói mang tính chất chà đạp, sỉ nhục người khác. Người thực hiện hanh vi này sẽ cố tình dùng những lời nói không hay, thô bỉ, tục tĩu nhằm miệt thị, lăng mạ, hạ thấp danh dự, uy tín của nạn nhân;
+ Hoặc có thể thực hiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm có thể bằng hành động cụ thể như thực hiện hành động không đúng chuẩn mực, thể hiện sự nóng nảy đối với sự việc có liên quan đến nạn nhân một cách thái quá, … với mục đích là hạ thấp, phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Xét đến trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, trong một số trường hợp cũng không tránh khỏi có hành vi xúc phạm danh dự vợ hoặc chồng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên mà gây ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần cũng như khả năng duy trì và phát triển mối quan hệ hôn nhân thì hoàn toàn có thể yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương. Bởi trong
Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền của cá nhân trong việc yêu cầu ly hôn của một bên nếu có yếu tố như:
– Nếu hai người đã tiến hành yêu cầu nộp đơn ly hôn nhưng trải qua phiên hòa giải tại Tòa án nhưng vẫn hòa giải không thành;
– Một trong hai người có thu thập được đầy đủ căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. CHính vì những nguyên này tác động trực tiếp đến tâm ly người trong cuộc làm họ không còn niềm tin vào cuộc hôn nhân này, dẫn đến mối quan hệ lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được như mong muốn ban đầu.
Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 sửa đổi 2022 có quy định các trường hợp nằm trong hành vi bạo lực gia đình, cụ thê:
– Có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc thực hiện hành vi cố ý khác với mục đích làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng;
– Trong quá trình sinh sống với nhau mà thực hiện việc lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Vì muốn gây sức ép hoặc muốn người khác làm theo ý mình mà có hành vi cô lập vợ chồng mình trong gia đình, hoặc xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
– Trên thực tế có hành vi ngăn cản vợ hoặc chồng trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
– Sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để cưỡng ép quan hệ tình dục;
– Có hành vi cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
– Điều khoản này cũng quy định cả hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
– Không đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, sức làm việc phù hợp với khả năng của từng người mà dùng mọi thủ đoạn, phương pháp để cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; sử dụng các cách để kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Với những quy định nêu trên, các nhân được nhà nước ghi nhận có mối quan hệ hôn nhân hợp pháp thì vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Nên khi chồng, vợ thực hiện hành vi chửi mắng, xúc phạm cá nhân bạn hoặc những thành viên trong gia đình là đã thể hiện hành vi bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình không chỉ là bạo lực về tinh thần mà còn bạo lực về thể chất. Do đó, bạn hoàn toàn có thể ly hôn khi đã có căn cứ trên và không phụ thuộc vào yêu cầu hay ý kiến của người chồng hay vợ thực hiện hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của mình. Cá nhân sẽ tiến hành làm hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương gửi ở Tòa án quận/huyện nơi bị đơn đang cư trú hoặc làm việc.
2. Người xúc phạm nhân phẩm vợ hoặc chồng khi ly hôn có bị bất lợi khi chia tài sản:
Để xem xét việc có hành vi xúc phạm nhân phẩm vợ chồng khi ly hôn có bị ảnh hưởng chia tài sản hay không thì phải đối chiếu vào nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được ghi nhận tại Điều 59 Luật Hộn nhân và gia đình năm 2014, như sau:
– Đối với trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì các bên hoàn toàn có quyền giải quyết theo thỏa thuận với nhau; nếu không thể thống nhất được quan điểm thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này;
– Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận ban đầu của hai người không được ghi nhận đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết;
– Cũng trong quy định này thì việc phân chia tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng Tòa án vẫn có tính đến các yếu tố sau đây:
+ Phải xem xét đến yếu tố hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng khi có yêu cầu ly hôn;
+ Để đảm bảo sự công bằng cho hai người giải quyết ly hôn thì pháp luật cũng đã ghi nhận thêm việc xem xét đến công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
+ Nếu cá nhân có hoạt động kinh doanh trên thực tế mà tài sản này đóng góp chung thì để bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp cần có hướng giải quyết sao cho các bên có đầy đủ điều kiện để tiếp tục lao động tạo thu nhập;
+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
– Tài sản chung của vợ chồng có thể được chia bằng hiện vật, chia theo giá trị là hình thức được xét đến neeustaif sản này không thể nào quy đổi ra bằng hiện vật; Một bên nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì có nghĩa vụ thanh toán cho bên kia phần chênh lệch người này đáng được hưởng;
– Tài sản được xác định là tài sản riêng của vợ, chồng thì không ai có quyền can thiệp việc định đoạt tài sản này và khi ly hôn thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì một người không nhận tài sản này sẽ được người kia thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác;
– Việc chia tài sản không chỉ đảm bảo quyền lợi giữa vợ chồng mà còn có nghĩa vụ thực hiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
Như vậy, nếu một bên có yêu cầu ly hôn đơn phương mà chứng minh được lỗi của người kia có hành vi bạo lực gia đình cụ thể là xúc phạm danh dự, nhân phẩm vợ chồng thì cũng bị Tòa xem xét đến việc phân chia tài sản chung vì trên bản chất người này đã có lỗi và thực hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Chồng hoặc vợ xúc phạm nhân phẩm có được yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính?
Căn cứ Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt vi phạm hành chính với các mức phạt khác nhau, riêng đối với hành vi xuc phạm với người là thành viên trong gia đình thì cũng có mức quy định khác. Theo quy định Điều 54 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP nếu một người xúc phạm nhân phẩm người thân thích thì sẽ bị áp dụng mức phạt là:
– Có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
– Mức phạt sẽ nâng cao lên từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Có hành vi làm tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình với mục đích là nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Để thực hiện được hành vi sai trái của mình còn nhờ đến sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
+ Thậm chí còn thực hiện việc phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 sửa đổi 2022;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.