Bị xử lý kỷ luật có ảnh hưởng đến chế độ thai sản không? Bị xử lý kỷ luật lao động có được hưởng chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm không
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên trường cấp ba, chồng làm bên xã do một số vấn đề liên quan khác nhau nên tôi có mang thai con thứ ba và sắp sinh, tôi được biết là tôi chỉ bị khiển trách nhưng tôi không biết khi nào tôi sẽ bị xử lý kỷ luật. Mặt khác tôi có bị ảnh hưởng về chế độ thai sản hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định số 27/2012/NĐ-CP
“Điều 5. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
1. Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;
2. Đang trong thời gian điều trị, chữa bệnh có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
3. Viên chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
4. Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.”
Luật sư
Như vậy, đối với trường hợp của bạn sẽ bị xử lý kỷ luật khiển trách, tuy nhiên bạn cần lưu ý về thời điểm bạn đang mang thai thuộc trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật. Chính vì thế đến hết thời điểm đó bên cơ quan bạn sẽ tiến hành xử lý kỷ luật.
Mặt khác chế độ thai sản là quyền lợi của bạn, khi bạn tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” mà không bị phụ thuộc vào việc xử lý kỷ luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyền lợi khi hưởng chế độ thai sản
- 2 2. Mức hưởng chế độ thai sản khi phải phá thai bệnh lý
- 3 3. Cách lấy tiền thai sản? Lấy chế độ thai sản thế nào?
- 4 4. Tôi có được hưởng chế độ thai sản không?
- 5 5. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con
- 6 6. Tham gia bảo hiểm xã hội bao lâu để hưởng chế độ thai sản
- 7 7. Mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ mới nhất
1. Quyền lợi khi hưởng chế độ thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm nhân viên cho một công ty, tham gia đầy đủ BHXH, trong đó tôi đóng bảo hiểm thai sản được 7 tháng. Xin hỏi, khi nghỉ chế độ thai sản, tôi sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Luật sư tư vấn:
Bạn đã tham gia đóng bảo hiểm thai sản được 7 tháng có nghĩa là bạn thuộc diện được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 28 Luật BHXH 2006
Điều 28.Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trong thời gian mang thai, bạn được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.
Còn thời gian nghỉ sinh con của bạn, bạn có thể tham khảo điều 31 – Luật BHXH 2006
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:
a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;
d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.
Về phía bên người sử dụng lao động, họ không được phép bắt bạn làm việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại , làm ban đêm, làm thêm giờ hay đi công tác xa trong thời gian mang thai. Không được phép sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn. Phải cho bạn nghỉ thai sản đúng thời gian quy định của pháp luật.
Điều 157. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Mức hưởng chế độ thai sản khi phải phá thai bệnh lý
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là Nguyễn Thị Phước, hiện là giáo viên trường THPT Chơn Thành, tôi có hai vấn đề rất mong được giúp đỡ.
1. Tôi công tác giảng dạy tại trường THPT Chơn Thành từ năm 2001 đến nay. Vào ngày 05 tháng 02 năm 2015 tôi có khám và điều trị nội trú tại bệnh viện Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh và xuất viện vào ngày 20 tháng 3 năm 2015( Thai ngoài tử cung). Vậy tôi muốn biết các chế độ lương, Bảo hiểm xã hội của tôi sẽ được giải quyết như thế nào? ( hệ số lương của tôi là 3,66, phụ cấp đứng lớp 30%).
2. Trước đây, tôi có nằm viện điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Chơn hành. Sau 10 ngày, tôi xuất viện. Bệnh viện có cấp cho tôi giấy nghỉ Bảo hiểm xã hội(3 ngày). Về gặp kế toán trường, tôi trình giấy này cho kế toán trường thì nhận được một câu của kế toán: nộp thì nộp thôi chứ không có chế độ gì đâu! Vậy tôi xin hỏi, câu trả lới của kế toán có đúng hay không?
Rất mong sự giúp đỡ của ban tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Vấn đề thứ nhất: Các chế độ lương, bảo hiểm xã hội của chị:
Chị sẽ được hưởng chế độ thai sản, do vậy mức hưởng của chị theo các quy định của “Luật bảo hiểm xã hội năm 2021” như sau:
– Thời gian hưởng chế độ khi khám thai (Điều 29)
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
– Mức hưởng chế độ thai sản (Điều 35)
-
Mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
-
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra chị còn được dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản theo quy định tại Điều 37
1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm.
2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
Vấn đề thứ hai: Trước đây,chị có nằm viện điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện 10 ngày nhưng chị không nêu lý do chị nằm viện . Tuy nhiên khi chị trình giấy nghỉ Bảo hiểm xã hội(3 ngày) cho kế toán trường thì kế toán nói: “nộp thì nộp thôi chứ không có chế độ gì đâu!”
Như vậy câu trả lới của kế toán là sai.
BHXH thành phố HCM cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH không có phần xác nhận của đơn vị sử dụng lao động. Vì thế, các Bệnh viện, Phòng khám phải chịu trách nhiệm ghi đúng số ngày nghỉ và đóng dấu tròn của Bệnh viện, Phòng khám.
Như vậy chị vẫn được hưởng bảo hiểm xã hội theo đúng chế độ mà chị đã nghỉ./
3. Cách lấy tiền thai sản? Lấy chế độ thai sản thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Tôi làm công nhân cho một công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trước khi vào công ty, tôi có ký 1 bản cam kết là vào công ty làm việc đủ 10 tháng mới được có thai, tức là đủ 19 tháng mới được sinh con. Đến tháng 3 tôi có thai được 7 tháng và cũng là thời điểm tôi hết hợp đồng công ty, công ty không ký hợp đồng tiếp cho tôi. Vậy cho tôi hỏi tôi có được hưởng chế độ thai sản không? và được hưởng thì tôi đi lấy chế độ như thế nào ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo điều 28, Luật bảo hiểm xã hộiquy định: Điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Điều 14,Nghị định số 152/2006/ NĐ-CP ngày 22//12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.
Khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội quy định người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, điều kiện hưởng chế độ thai sản là phải có ít nhất 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước thời điểm sinh. Với điều kiện được hưởng chế độ thai sản như trên nếu bạn đủ điều kiện theo quy định trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Sau khi sinh, bạn nộp sổ bảo hiểm xã hội,
4. Tôi có được hưởng chế độ thai sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Trường hợp của tôi như sau, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Tôi tham gia bảo hiểm từ tháng 1/2013- tháng 4/2014. Sau đó đến tháng 8/2014 tôi đi làm ở công ty khác. Tuy nhiên, tháng 2/2015 tôi mới được tham gia bảo hiểm xã hội. Tôi đã xin công ty đóng bảo hiểm đến hết tháng 7/2015. Vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có khả năng sẽ đóng bảo hiểm đến hết tháng 7/2015. Tại thời điểm đó, “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” vẫn đang có hiệu lực thi hành, đối chiếu với quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, nếu bạn muốn hưởng chế độ thuộc trường hợp lao động nữ sinh con hoặc lao động nữ nhận nuôi con dưới bốn tháng tuổi, bạn cần có thời gian có thời gian đóng bảo hiểm đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Đồng thời căn cứ để xác định mức hưởng chế độ thai sản:
Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, mức hưởng chế độ thai sản được xác định mức bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Như vậy 06 tháng liền kề trước khi bạn nghỉ việc, bạn cần xác định đóng đủ 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm căn cứ xác định mức hưởng thai sản.
5. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có vấn đề cần Luật sư tư vấn như sau:
Vợ tôi đang mang bầu, đóng bảo hiểm tháng 1 và tháng 2 năm 2015 và bị cắt tới tháng 8, sau đó lại đóng bảo hiểm cho tới tháng 12 thì vợ tôi sinh con. Vậy vợ tôi có đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Vì hiện tại vợ bạn đã sinh con, nên tất cả các điều kiện về chế độ hưởng thai sản của vợ bạn phải tuân theo “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”.
Theo căn cứ tại Điều 28 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” về Điều kiện hưởng chế độ thai sản có quy định:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Điều này được hướng dẫn tại Điều 14 Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35
Như vậy, lao động nữ muốn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Vì bạn cung cấp thông tin không rõ ràng, nên chúng tôi không rõ là vợ bạn đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trong 12 tháng sinh con hay chưa. Nếu vợ bạn đã đóng đủ thì vợ bạn hoàn toàn có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và Bộ luật lao động.
Nếu vợ bạn chưa đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội trong 12 tháng trước khi sinh con thì vợ bạn không đủ điều kiện và không được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
6. Tham gia bảo hiểm xã hội bao lâu để hưởng chế độ thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, Hiện tại tôi đang làm nhân viên chế độ chính sách ở công ty. Ở công ty tôi có trường hợp nhân viên mới đóng BHXH vào tháng 01/2017 nhưng hiện tại ( tháng 03) chị đã mang thai gần 6 tháng. Dự kiến chị sinh vào cuối tháng 06/2017. Theo quy định của luật BHXH chị phải đóng BHXH đủ 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, luật sư cho tôi hỏi nếu chị đóng BHXH hết tháng 6 là đủ 06 tháng theo quy định mà chị sinh con trong tháng 6 luôn thì chị có được hưởng BHXH không? Nếu không được hưởng theo chế độ như quy định thì chị có được giải quyết một phần nào không ạ? Rất mong sự hỗ trợ của luật sư. Tôi xin cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Điểm a Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”
Như vậy, nếu chị làm việc đến gần ngày sinh và sinh con từ ngày 15 tháng 6 trở đi thì tháng 6 có đóng bảo hiểm xã hội được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con và tháng 6 chị có đóng bảo hiểm xã hội thì chị đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng nên chị sẽ được hưởng chế độ thai sản. Trong trường hợp chị sinh con trước ngày 15 tháng 6 thì tháng 6 không được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh và không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định thì chị sẽ không được hưởng chế độ thai sản và cũng không được phụ cấp khi sinh con.
7. Mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ mới nhất
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh chị! Em biết mình có bầu từ tháng 2/2017. Tháng 3/2017 em bắt đầu đóng bảo hiểm. Em dự sinh vào đầu tháng 10/2017. Tính từ thời điểm đóng bảo hiểm đến khi sinh, em có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không? Anh chị giải đáp giúp em. Em cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Chế độ thai sản là một chế định được điều chỉnh theo các quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 31
Luật sư tư vấn điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ: 1900.6568
Theo như bạn trình bày, bạn dự sinh vào tháng 10/2017, tính lùi về 12 tháng là 10/2016. Từ tháng 10/2016 đến tháng 10/2017 bạn tham gia đủ 06 tháng bảo hiểm xã hội trở lên thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Bạn bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội từ 3/2017, tính đến thời điểm sinh con bạn đóng được 07 tháng bảo hiểm xã hội thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
3. Kết luận
Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 3/2017 đến hết tháng 8/2017.