Đối tượng được bảo trợ xã hội. Bị bệnh tim có được hưởng bảo trợ xã hội không? Người bị ung thư có được hưởng bảo trợ xã hội không?
Như mọi người đã biết, mỗi bệnh nhân không may mặc bệnh ung thư hay bệnh tim đều cần chi trả một số tiền rất lớn vào chi phí khám chữa bệnh. Vậy những người bị ung thư, bị bệnh tim có được hưởng bảo trợ xã hội không?
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
– Luật người khuyết tật năm 2012
– Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
– Quyết định 14/2012/QĐ-TTg Sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2022 của thủ tướng chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo.
Mục lục bài viết
1. Đối tượng được bảo trợ xã hội:
Bảo trợ xã hội được hiểu là Nhà nước, xã hội giúp đỡ những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, hiểm nghèo thông qua những chính sách hỗ trợ và biện pháp hỗ trợ khác.
Tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau
– Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc những trường hợp sau đây:
+ Trẻ em bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi, bị mồ côi cả cha và mẹ
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật. Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
+ Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật. Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội
+ Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội
+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
+ Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS mà thuộc hộ nghèo và không có thu nhập ổn định
– Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sống tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào thiểu số
– Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
– Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. Hoặc những người nuôi dưỡng những người đó cũng đang được hưởng trợ cấp
– Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
– Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội sẽ được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và được hỗ trợ về giáo dục, đào tạo hoặc được dạy nghề. Ngoài ra khi chết thì những người này được hỗ trợ những chi phí mai táng.
2. Bị bệnh tim có được hưởng bảo trợ xã hội không?
Theo quy định của pháp luật tại Khoản 1, khoản 2 Điều 44 Luật người khuyết tật 2012 quy định thì chỉ những người bị khuyết tật nặng và những người khuyết tật đặc biệt và phải căn cứ theo hội đồng giám định y khoa.
Người khuyết tật là những người mà bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc họ bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
Người bị bệnh tim để được hưởng trợ cấp xã hội thì sẽ căn cứ theo kết luận giám định y khoa. Nếu trong trường hợp giám định mà Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt khi có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% thì thuộc trường hợp người bị khuyết tật nặng. Còn nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì sẽ thuộc trường hợp người khuyết tật đặc biệt. Khi đó người bị bệnh tim sẽ được hưởng trợ cấp xã hội.
Để xác định mức độ khuyết tật của người bị bệnh tim thì người bị bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bị bệnh gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người người bị bệnh cư trú.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và gửi
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và
Sau khi làm thủ tục xác định mức độ khuyết tật mà người bị bệnh tim được xác định là người khuyết tật đặc biệt hoặc người khuyết tật nặng thì họ sẽ đủ điều kiện để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
3. Người bị ung thư có được hưởng bảo trợ xã hội không?
Theo Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì người bị ung thư không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng.
Tuy nhiên người bị ung thư sẽ được hưởng những chế độ trợ cấp sau:
– Thứ nhất: Người bị bệnh ung thư sẽ được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh. Để giảm bớt chi phí khám chữa bệnh cho người dân bị mắc bệnh ung thư, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 14/2012/QĐ-TTg trong đó có quy định về việc sẽ hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân ung thư quy định tại Khoản 3 Điều 1 trong đó quy định về việc hỗ trợ bệnh nhân ung thư một phần chi phí khám, chữa bệnh
+ Đối với bệnh nhân ung thư mà không có thẻ bảo hiểm y tế thì sẽ được hỗ trợ một phần chi phí mà người bệnh phải chi trả cho các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ 01 triệu đồng trở lên cho một đợt khám, chữa bệnh
+ Đối với bệnh nhân ung thư đã có thẻ bảo hiểm y tế thì hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mà người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên
Mức hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân ung thư của từng tỉnh thành sẽ khác nhau dựa trên khả năng cân đối ngân sách khám, chữa bệnh cho người nghèo tại địa phương.
– Thứ hai: Người bị ung thư đóng bảo hiểm xã hội có thể lấy ngay tiền bảo hiểm xã hội một lần để chữa bệnh
Theo quy định tại điểm c Điều 77
Lưu ý: Nếu trong trường hợp bệnh nhân ung thư vẫn có thể tự sinh hoạt hằng ngày sẽ không thể lấy luôn bảo hiểm xã hội 01 lần mà sẽ phải đáp ứng đủ điều kiện là nghỉ việc 01 năm kể từ ngày dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mới được rút bảo hiểm xã hội một lần