Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là một trong những hình thức xử phạt bổ sung mà pháp luật quy định đối với những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Vậy bị tước giấy phép lái xe có được làm lại hay không?
Mục lục bài viết
1. Bị tước giấy phép lái xe có làm lại được không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 36 của thông tư
– Cấp giấy phép lái xe quá hạn từ 03 tháng đến dưới 12 tháng tính từ ngày hết hạn, cá nhân sẽ phải thực hiện hoạt động sát hạch lại lý thuyết để có thể thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe;
– Giấy phép lái xe quá hạn trong khoảng thời gian từ 12 tháng trở lên tính từ ngày hết hạn, cá nhân sẽ cần phải thực hiện thủ tục sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để có thể thực hiện quá trình cấp lại giấy phép lái xe.
Trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, không ít người dân đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật, các cán bộ công an đã giữ bằng lái xe của các đối tượng vi phạm, hành vi này hay còn được gọi là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe được xem là một hình thức xử phạt áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm nghiêm trọng các hoạt động trong quá trình tham gia giao thông đường bộ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định, trong khoảng thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì các cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ không được phép tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép lái xe, cụ thể là không được phép lái xe.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của
Do đó thì có thể nói, nếu như bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong một khoảng thời gian nhất định, tức là người vi phạm không được quyền lái xe đối với các loại xe tương tự trong khoảng thời gian bị tước giấy phép lái xe đó. Chính vì vậy, khi chưa hết thời hạn bị phạt, thì các cá nhân sẽ không được phép học, thi và cấp lại giấy phép lái xe mới. Hay nói cách khác, người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe sẽ không được làm lại giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật. Mọi hành vi gian lận để làm lại giấy phép lái xe trong quá trình bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đều bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, và sẽ bị xử phạt theo các điều luật tương ứng.
2. Mức xử phạt hành vi thi bằng lái xe mới trong thời gian bị tước giấy phép lái xe:
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của
– Cơ sở đào tạo lái xe không bố trí đầy đủ giáo viên dạy thực hành ngồi bên cạnh để có thể bảo trợ tay lái cho các học viên trong quá trình thực hành lái xe, các cơ sở đào tạo không bố trí giáo viên đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để tiến hành hoạt động giảng dạy cho các học viên;
– Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng lái xe không có giấy phép lái xe hoặc có giấy phép lái xe tuy nhiên giấy phép đó đã hết hạn, không gắn biển “tập lái” trên xe theo quy định của pháp luật, không ghi tên của các cơ sở đào tạo, không ghi số điện thoại ở mặt ngoài hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe theo quy định của pháp luật;
– Các cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái tuy nhiên không trang bị thêm bộ phận hãm phụ, hoặc có trang bị nhưng không có tác dụng trên thực tế;
– Các cơ sở đào tạo lái xe tuyển sinh học viên không đáp ứng đầy đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa, số km lái xe an toàn tương ứng với từng hạng mục đào tạo, có hành vi tuyển sinh học viên không có hồ sơ theo quy định của pháp luật;
– Các cơ sở đào tạo lái xe không có đầy đủ số lượng về giáo viên dạy thực hành lái xe đối với các hạng mục để đáp ứng lưu lượng thực tế đào tạo tại các thời điểm khác nhau;
– Các cơ sở đào tạo lái xe không lưu trữ, hoặc có lưu trữ tuy nhiên không đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật trong một khóa đào tạo;
– Các cá nhân có hành vi khai báo không trung thực, khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các loại giấy tờ, tài liệu giả tạo để được học, kiểm tra, sát hạch, từ đó cấp mới, cấp lại giấy phép lái xe, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ.
Theo đó thì có thể nói, mức xử phạt đối với hành vi thi bằng lái xe mới trong thời gian bị tước giấy phép lái xe được quy định là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Và theo như phân tích nêu trên, việc thi lại và cấp lại giấy phép lái xe mới chỉ được thực hiện trong các trường hợp được quy định tại Điều 36 của thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (sau được sửa đổi tại Thông tư 04/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ), trong đó không bao gồm trường hợp người đang bị tạm giữ giấy phép lái xe. Vì vậy cho nên, người đang bị tạm giữ giấy phép lái xe, hoặc người đang bị tước giấy phép lái xe sẽ không được phép thi lại trong thời gian bị tước giấy phép lái xe.
Như vậy, trong thời gian bị tước giấy phép lái xe, để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt đối với các hành vi vi phạm an toàn giao thông, người vi phạm sẽ không được phép thi lại, không được phép làm lại giấy phép lái xe.
3. Những trường hợp buộc phải tước giấy phép lái xe của người vi phạm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 125 của văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép và chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. Theo đó, các trường hợp bắt buộc phải tước quyền sử dụng giấy phép lái xe của người vi phạm có thể kể đến như sau:
– Để xác minh tình tiết vi phạm, và nếu như không tạm giữ thì sẽ không có căn cứ để ra quyết định xử phạt. Trong trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 60 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022;
– Để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
– Để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt căn cứ theo quy định khoản 6 Điều 125 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022.
Theo đó, việc tạm giữ tang vật/phương tiện/giấy phép/chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính do Văn phòng Quốc hội ban hành;
– Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
– Thông tư 04/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.