Khi nhận được giấy triệu tập từ cơ quan công an, nhiều người không khỏi lo lắng và băn khoăn, đặc biệt là trong trường hợp bị nghi vấn liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật. Vậy khi bị tình nghi có thể mời Luật sư khi công an triệu tập không? Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Bị tình nghi có thể mời Luật sư khi công an triệu tập không?
Người bị tình nghi được xem là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố theo quy định pháp luật. Theo đó, quy định tại Điều 57 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 83 Luật này, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có thể là Luật sư. Do đó, người bị tình nghi, trong trường hợp bị triệu tập, hoàn toàn có quyền mời luật sư để hỗ trợ trong quá trình làm việc với cơ quan công an. Cụ thể như sau:
- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:
+ Được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;
+ Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
+ Trình bày lời khai, trình bày ý kiến;
+ Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
+ Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
+ Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
+ Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố;
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
+ Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố.
Ví dụ: Anh A bị công an triệu tập để làm việc về vụ việc trộm cắp. Trong quá trình làm việc, anh A cảm thấy lo lắng và không hiểu rõ về các quyền và nghĩa vụ của mình. Do đó, anh A đã quyết định mời luật sư B để hỗ trợ. Luật sư B đã giải thích cho anh A hiểu về quyền được im lặng, quyền có luật sư bào chữa, quyền trình bày ý kiến và yêu cầu. Nhờ có sự hỗ trợ của luật sư B, anh A đã làm việc với cơ quan công an một cách hợp tác và bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình.
Như vậy, người bị tình nghi trong trường hợp bị triệu tập thường là người bị tố giác vậy theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thì người bị tố giác vẫn có quyền mời luật sư bào chữa cho mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác.
2. Khi có giấy triệu tập của công an, không đi có được không?
Theo quy định hiện hành, Công an là cơ quan có thẩm quyền ký và gửi giấy triệu tập trong các vụ án hình sự. Khi được triệu tập, công dân có nghĩa vụ phải đến theo yêu cầu. Nếu không có mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan, người dân có thể bị áp giải hoặc dẫn giải.
Căn cứ quy định tại điều 127 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, cụ thể như sau:
Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
- Dẫn giải có thể áp dụng với:
+ Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
+ Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
+ Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về mức phạt đối với hành vi không đến theo giấy triệu tập của công an. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi và tránh những rủi ro pháp lý, công dân nên tuân thủ yêu cầu trong giấy triệu tập.
Ngoài ra, Điều 182 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định thì Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.
Tóm lại, khi nhận được giấy triệu tập của công an, công dân có nghĩa vụ phải đến theo yêu cầu. Việc vắng mặt không lý do có thể dẫn đến việc bị áp giải hoặc dẫn giải. Để đảm bảo quyền lợi và tránh rủi ro pháp lý, công dân nên tuân thủ yêu cầu trong giấy triệu tập
3. Mẫu giấy triệu tập của công an:
Mẫu giấy triệu tập của công an theo Mẫu số ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA:
(Liên 1)
GIẤY TRIỆU TẬP (Lần thứ ………………) Cơ quan……… yêu cầu…………….. Nơi thường trú (hoặc nơi làm việc): …… Nơi tạm trú: ……… Nơi ở hiện nay:………. Đúng …….giờ …..ngày……………….tháng………………..năm………. có mặt tại …….để ……..và gặp …….
|
(Liên 2)
GIẤY TRIỆU TẬP (Lần thứ ………) Cơ quan…………yêu cầu……… Nơi thường trú (hoặc nơi làm việc): ….. Nơi tạm trú: ………. Nơi ở hiện nay:…………. Đúng …………giờ ……….ngày………….tháng………..năm……có mặt tại….. để……. Khi đến mang theo Giấy triệu tập này, CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác và gặp…. Ghi chú: Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người chứng kiến có nghĩa vụ phải có mặt theo Giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật. Trường hợp người làm chứng, người bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự. |
(Liên 3)
Kính gửi:……… Cơ quan…………. Đề nghị……….. chuyển Giấy triệu tập lần thứ………..số ……….. ngày …… tháng …… năm……….. của …….cho………… Yêu cầu ……… ký nhận và chuyển lại cho……… Ngày……………tháng……………năm……… NGƯỜI NHẬN GIẤY TRIỆU TẬP (Ký, ghi rõ họ tên) |
THAM KHẢO THÊM: