Theo quy định của pháp luật về thai sản thì để được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con thì khi này lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Vậy doanh nghiệp khi bị thanh tra bảo hiểm thai sản sẽ cần chuẩn bị những gì?
Mục lục bài viết
1. Bị thanh tra bảo hiểm thai sản , cần chuẩn bị những gì?
Theo quy định của pháp luật về thai sản thì để được hưởng
Khi doanh nghiệp bị thanh tra bảo hiểm thai sản thì phải cần chuẩn bị hồ sơ thể hiện rõ về người lao động có làm việc tại đây đúng với dữ liệu đã cung cấp với cơ quan BHXH qua hồ sơ. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Hợp đồng lao động của người lao động;
– Hồ sơ cá nhân của toàn bộ người lao động trong công ty (Sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, văn bằng chứng chỉ…);
– Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương cho người lao động;
– Quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp của chính công ty;
– Hệ thống về thang lương, bảng lương;
– Trường hợp người lao động không tham gia đóng BHXH cần bổ sung hồ sơ chứng minh những người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH như:
+ Sổ BHXH/Thẻ BHYT chứng minh người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc ở tại đơn vị khác;
+ Quyết định nghỉ hưu/Sổ hưu/Thẻ BHYT cho người lao động mà đang nghỉ hưu/trợ cấp mất sức lao động;
+ Người lao động mà đang nghỉ hưởng chế độ thai sản, ốm đau…
– Ngoài ra, đối với trường hợp xác minh để thanh toán tiền hưởng trợ cấp thai sản thì phải cần thêm:
+ Sổ BHXH và giấy khai sinh của con của của lao động thai sản;
+ Nếu sau thai sản mà nghỉ chấm dứt hợp đồng lao động phải có quyết định chấm dứt hợp đồng kèm theo.
2. Phạt hành chính sau khi thanh tra bảo hiểm thai sản phát hiện có sai phạm:
Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Điều này có quy định rõ về xử phạt vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong những hành vi vi phạm sau đây:
+ Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm ở trong thời hạn là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
+ Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi mà có thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; được hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động mà đã có hành vi làm giả, làm sai lệch về những nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi của chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi một hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa là không quá 75.000.000 đồng.
Theo quy định trên thì người sử dụng lao động có hành vi làm giả nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội để trục lợi về chế độ bảo hiểm xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi một hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội làm giả nội dung nhưng tối đa là không quá 75.000.000 đồng.
Thêm nữa, tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định đối với quy định xử phạt vi phạm quy định về vấn đề lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chính là mức phạt tiền đối với cá nhân, còn về mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng sau khi thanh tra bảo hiểm thai sản tại doanh nghiệp mà phát hiện doanh nghiệp có sai phạm liên qua đến bảo hiểm thai sản (làm giả nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội nhưng chưa có đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và bi phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Cơ quan, người có chức vụ nào có chức năng thanh tra bảo hiểm thai sản:
Căn cứ Nghị định số 03/2024/NĐ-CP quy định cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thì những cơ quan, người có chức vụ sau đây có chức năng thanh tra bảo hiểm thai sản:
– Cơ quan thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
+ Đây là cơ quan của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, về đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và luật chuyên ngành khác, bảo đảm về việc sẽ không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác có thực hiện chức năng thanh tra về chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết về việc khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
+ Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự chỉ đạo, điều hành của Tổng Giám đốc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và sẽ phải chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
– Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra ở trong phạm vi quản lý của chính Bảo hiểm xã hội Việt Nam; lãnh đạo Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện về những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
+ Quyết định về việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
+ Đề nghị Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tiến hành thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trong trường hợp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh không thực hiện thì ra quyết định thanh tra hoặc báo cáo đến Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định.
+ Quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh nhưng có phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
+ Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo đúng những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
+ Yêu cầu Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, chấn chỉnh, khắc phục về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý do Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát hiện qua thanh tra.
+ Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra của các cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh
+ Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; thực hiện kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra.
+ Kiến nghị Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét trách nhiệm, xử lý người mà thuộc quyền quản lý của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện về việc kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra
+ Kiến nghị Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác thanh tra.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng.
THAM KHẢO THÊM: