Bị quay lén phải làm gì? Quay lén người khác phạm tội gì? Các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác?
Trong khoảng thời gian vừa qua, chúng ta nhận thấy rằng, đã xuất hiện rất nhiều vụ việc có liên quan đến việc các chủ thể chia sẻ hình ảnh, video có tính chất xâm phạm đến đời tư cá nhân của người khác và các hành vi này đã gây xôn xao trong dư luận. Những hình ảnh, video được phát tán đó đa phần sẽ đều xuất phát từ hành vi thực hiện thông qua thủ đoạn quay lén. Có rất nhiều người thắc mắc khi bị quay lén phải làm gì? Chụp, quay lén bị xử lý như thế nào? Chính bởi vì vậy mà bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau trả lời cho các câu hỏi này.
Căn cứ pháp lý:
–
Mục lục bài viết
1. Bị quay lén phải làm gì?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì ta biết rằng, hình ảnh của một cá nhân thì đều sẽ được coi là một trong những quyền nhân thân của các chủ thể là những cá nhân đó và các hình ảnh này sẽ được pháp luật bảo vệ. Trong trường hợp khi có một người sử dụng hình ảnh của cá nhân đó một cách bất hợp pháp, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc, chủ thể sử dụng hình ảnh sẽ có trách nhiệm cần phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định.
Như chúng ta đã nói ở trên, việc một cá nhân sử dụng hình ảnh của người khác mà việc sử dụng hình ảnh này lại không được các chủ thể đó đồng ý bị coi là một hành vi vi phạm pháp luật và các chủ thể đó sẽ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc chủ thể là người có hành vi vi phạm phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, và các chủ thể sử dụng hình ảnh của người khác sẽ phải bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, nếu các chủ thể bị quay lén lại không xác định được chủ thể có hành vi là chủ thể nào, các chủ thể bị quay lén đó sẽ không thể tiến hành khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự được, bởi vì, theo quy định tại Khoản 1 Điều 6
Đối với trường hợp khi nguồn gốc của hình ảnh là từ quay trộm và hình ảnh được quay lại thuộc phạm vi đời sống riêng tư. Đây là một trong những phạm vi được giữ kín, không công khai, không tiết lộ ra. Việc quay trộm của các chủ thể thực hiện quay lén bị coi là hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư.
Nên nếu chủ thể quay lén có hành vi cố tình phát tán những hình ảnh quay lén được (hoặc bạn đó có căn cứ cho rằng người này sẽ có hành vi phát tán) thì có thể tố cáo chủ thể này về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự được quy định cụ thể bên trên mà các chủ thể sẽ không cần biết rõ ai hay những người nào thực hiện hành vi này, các chủ thể cũng có thể yêu cầu công an xã tiến hành điều tra, xác minh, xử lý chủ thể có hành vi vi phạm.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, trong trường hợp khi bị quay lén các chủ thể sẽ cần xác định chủ thể có hành vi để nhằm mục đích có thể khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự và để yêu cầu chủ thể có thẩm quyền thực hiện giải quyết, hoặc để yêu cầu đúng đối tượng đó phải chấm dứt hành vi và thực hiện bồi thường thiệt hại hay các yêu cầu khác theo quy định do hành vi của người thực hiện quay lén gây ra. Trường hợp chủ thể là người quay lén đó có hành vi phát tán ảnh hay là video mà họ quay được thì người bị quay lén có thể làm đơn trình báo tố giác hành vi làm nhục người khác.
2. Quay lén người khác phạm tội gì?
Theo quy định cụ thể tại Điều 38
Theo đó, ta nhận thấy rằng, mọi hành vi mà các chủ thể thực hiện nhằm mục đích để thực hiện thu thập, lưu trữ, sử dụng, công khai thông tin có liên quan đến đời sống riêng tư, bảo mật của các cá nhân thì sẽ cần phải được sự đồng ý của các cá nhân đó.
Chính bởi vì nguyên nhân đó mà các hành vi mà các chủ thể thực hiện quay lén người khác theo quy định pháp luật đã xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân của người khác và gây ra nhiều hậu quả cũng như ảnh hưởng đến nhiều người.
Căn cứ cụ thể vào mục đích, mức độ của hành vi, người có hành vi quay lén có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Nhằm mục đích để có thể xem xét về trách nhiệm hình sự hay hành chính đối với hành vi quay lén người khác, chúng ta cũng sẽ cần phải căn cứ cụ thể vào mục đích, tính chất, mức độ của hành vi đó.
Nếu như các chủ thể là người có hành vi sử dụng các hình ảnh, thông tin đã quay lén của người khác với mục đích đó là để có thể thông qua đó làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, làm giảm đi uy tín của các chủ thể là những cá nhân bị quay lán thì chủ thể này sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định cụ thể tại Điều 155
Thông thường, các chủ thể là những người thực hiện các hành vi quay lén hình ảnh, video mang tính chất đời tư cá nhân và phát tán thì những người đó sẽ được coi là có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Theo đó, hình phạt mà các chủ thể đó được áp dụng sẽ là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và bên cạnh đó là các chủ thể sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù lên đến 02 năm.
Nếu như các chủ thể là những người có hành vi quay lén người khác, sau đó lại có hành vi tàng trữ, lưu hành, trao đổi, vận chuyển, mua bán nhằm mục đích để có thể phổ biến hình ảnh, video quay lén với nội dung nhạy cảm thì các chủ thể đó sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy theo quy định cụ thể được ban hành tại Điều 326 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Hình phạt đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy này bao gồm phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, trong đó, mức phạt tù cao nhất của tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy lên đến 15 năm. Hành vi quay lén người khác là một hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền về đời sống riêng tư và bí mật của các cá nhân.
3. Các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác:
Các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác bao gồm những yếu tố cơ bản như sau:
– Mặt khách quan của tội làm nhục người khác:
Mặt khách quan của tội làm nhục người khác này được thể hiện cụ thể thông qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Các hành vi này được thể hiện bằng việc làm bao gồm có những hành vi như các chủ thể chụp ảnh trộm; quay lén hành động của người khác để nhằm mục đích bêu rếu. Để có thể thông qua đó làm nhục người khác, người phạm tội thì sẽ có thể có những hành vi dùng phương tiện nguy hiểm để nhằm mục đích khống chế, đe dọa, buộc người bị hại sẽ phải làm theo ý muốn của mình.
Tất cả những hành vi, thủ đoạn đươc nêu cụ thể bên trên chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm vào những mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập khác thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, các chủ thể là những người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và về những tội tương ứng với hành vi mà các chủ thể đó đã thực hiện. Đặc trưng của hành vi được nêu cụ thể bên trên là nó sẽ thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người.
– Khách thể của tội làm nhục người khác:
Hành vi của tội làm nhục người khác đó là nó sẽ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
– Mặt chủ quan của tội làm nhục người khác:
Chủ thể là người phạm tội thực hiện tội làm nhục người khác này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của chủ thể là người phạm tội là mong muốn cho các chủ thể là người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể đó là để trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể là nhằm mục đích để có thể trả thù người thân của người bị hại.
– Chủ thể của tội làm nhục người khác:
Chủ thể của tội làm nhục người khác này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Quy định cụ thể tại Điểu 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.